Bài viết số 2 - Văn lớp 7

NB

Viết 1 bài văn cảm nghĩ của em về người bố của mình.

NL
29 tháng 9 2017 lúc 12:05

Trong số những người thân trong gia đình của em, người mà em yêu thương và kính trọng nhất chính là bố của em. Bố luôn quan tâm và chăm sóc chúng em theo một cách thức đặc biệt của riêng bố, bố không quá chiều chuộng, cũng không nói những lời yêu thương đôi khi bố em còn có chút nghiêm khắc, nhưng em biết bố chính là người ấm áp nhất trên đời, bố luôn dành những hành động thay vì những lời nói, bố âm thầm quan tâm thay vì biểu lộ trực tiếp ra bên ngoài.

Trong gia đình em, bố luôn đóng vai trò trụ cột, cả về nghĩa vật chất cũng như tinh thần. Để có một cuộc sống tốt đẹp hơn cho chúng em, bố đã lao động rất vất vả, đặc biệt là với công việc của nhà nông thì tính chất cơ cực lại tăng lên gấp bội, bố cáng đángc ông chuyện lớn nhỏ của gia đình, là người làm ra kinh tế chính nuôi sống cả gia đình. Cuộc sống của bố rất vất vả, áp lực thì luôn đè nặng trên vai nhưng bố em chưa từng than thở dù chỉ một câu. Bố luôn như vậy, âm thầm chịu đựng, âm thầm hi sinh, dẫu có những khó khăn đến mấy thì trước mặt chúng em bố vẫn luôn nở nụ cười hiền từ, nhân hậu nhất.

Có bố, em cảm giác được sự an tâm, che chở tuyệt vời nhất, bố cũng như mái nhà lớn, có thể mang lại cho chúng em sự ấm áp, hạnh phúc tuyệt vời nhất. Mỗi khi có những chuyện buồn trong cuộc sống hay học tập thì em thường tâm sự với bố, những lúc như vậy, bố không nói nhiều mà lắng nghe em nói tất cả những tâm sự, sau đó bố cho em những lời khuyên chân thành nhất. Bởi vậy mà bố còn là một người bạn mà em vô cùng tin tưởng khi sẻ chia và những lời khuyên của bố giúp em giải tỏa được mọi muộn phiền, có thêm niềm tin và động lực vào cuộc sống.

Bố luôn yêu thương chúng em bằng tấm lòng chân thành nhất, nhưng khi chúng em mắc lỗi thì bố cũng luôn nhắ nhở và có những hình phạt nghiêm khắc để chúng em có thể nhận biết lỗi lầm và không tái phạm những lần sau đó. Những hình phạt của bố không phải những trận đòn ròn vào da thịt mà đó chỉ là những hình phạt mang tính giáo dục như: viết bản kiểm điểm, ngồi suy ngẫm để nhận ra lỗi sai của mình…Bố em không đồng ý cách dạy con bằng đòn roi, dù mọi người có nói rằng “Yêu cho roi cho vọt” thì bố em cho rằng đó không phải là một cách dạy tốt, thậm chí còn mang lại tâm lí tổn thương, sợ hãi cho các con của mình.

Bố em tuy chỉ là một người nông dân nghèo nhưng những điều bố nói, những hành động bố làm đều khiến cho em vô cùng khâm phục, bố em không áp dụng những tư tưởng của thời đại trước để dạy chúng em mà chỉ làm những gì tốt nhất cho sự phát triển của chúng em. Bố em không nói nhiều nhưng những hành động quan tâm của bố thì lại ấm áp vô cùng, những đêm trở lạnh, trước khi đi ngủ bố thường kiểm tra để đắp lại chăn, sợ chúng em bị lạnh, hay như chúng em đi học muộn, không kịp ăn sáng, sợ các con đói thì bố mua vội chiếc bánh mì, dúi vào tay chúng em, những hành động giản dị của bố nhưng khiến cho chúng em cảm động khôn xiết. Tình yêu của những người bố luôn lặng thầm như chính câu nói mà em đã được nghe ở đâu đó rằng:

“ Cha thương con nhưng ba không nói
Mẹ thương ***** không giấu một lời”

Giữa bố và mẹ luôn có cách yêu thương con cái riêng, nếu như bố thường không nói nhiều và biểu đạt bằng những hành động thì với tấm lòng yêu thương dạt dào, mẹ thường quan tâm đến từng bữa ăn, giấc ngủ, đến từng hoạt động của những đứa con. Tình yêu của cha mẹ là vô bờ bến, ta không thể đánh giá rằng ai thương con nhiều hơn, chỉ là những bậc cha mẹ có cách yêu thương con cái riêng, và nếu như chúng ta cảm nhận bằng cả tấm lòng yêu thương thì đó đều là những tình cảm bỏng cháy, ấm áp nhất trên đời.

Bố là người luôn bên em, chứng kiến những bước trưởng thành của em, em còn nhớ rất rõ ngày khai trường đầu tiên bố đã nắm tay em đến trường, trước bao nhiêu ánh mắt xa lạ, nắm chặt bàn tay chai sần nhưng ấp áp của bố. Bố cũng là người tiếp thêm cho em những nguồn động lực sống để em mạnh mẽ hơn trong học tập, trong cuộc sống của mình, bố là điểm tựa vững chắc, an tâm nhất, vòng tay của bố luôn rộng mở để bất cứ khi nào những đứa con thơ cần sự chở che thì đôi bàn tay ấy sẽ bao bọc, bảo vệ. Công lao của cha mẹ đối với chúng ta quả thật là không thể đong đếm, đo lường mà chỉ có thể cảm nhận bằng tất cả sự biết ơn, trân trọng. Công lao ấy đúng như câu nói:

“ Khi khắp thế gian không ai tốt bằng mẹ
Gánh nặng cuộc đời không ai khổ bằng cha”

Người bố của em luôn thầm lặng hi sinh cả cuộc đời vì gia đình, vì những đứa con thơ. Cuộc sống của em luôn được chở che tuyệt đối bởi vòng tay yêu thương của bố, bố là mái nhà, là điểm tựa tinh thần em luôn muốn dựa vào mỗi khi yêu thương. Tình cảm thương yêu của em đối với bố không thể nói hết chỉ bằng một hai lời, điều em muốn nói nhất giờ đây chính là câu nói chân thành nhất: Con yêu bố !

Bình luận (0)
CL
29 tháng 9 2017 lúc 12:07

Trong cuộc sống hàng ngày, có biết bao nhiêu người đáng để chúng ta thương yêu và dành nhiều tình cảm. Nhưng đã bao giờ bạn nghĩ rằng, người thân yêu nhất của bạn là ai chưa?

Với mọi người câu trả lời ấy có thể là ông bà, là mẹ, là anh chị hoặc cũng có thể là bạn bè chẳng hạn. Còn riêng tôi, hình ảnh người bố sẽ mãi mãi là ngọn lửa thiêng liêng, sưởi ấm tâm hồn tôi mãi tận sau này.

Bố tôi không may mắn như những người đàn ông khác. Trong suốt cuộc đời bố có lẽ không bao giờ được sống trong sự sung sướng, vui vẻ.

Bốn mươi tuổi khi chưa đi được nửa chặng đời người, bố đã phải sống chung với bao nhiêu bệnh tật: Đầu tiên đó chỉ là những cơn đau dạ dày, rồi tiếp đến lại xuất hiện thêm nhiều biến chứng. Trước đây, khi còn khỏe mạnh, bao giờ bố cũng rất phong độ.

Thế nhưng bây giờ, vẻ đẹp ấy dường như đã dần đổi thay: Thay vì những cánh tay cuồn cuộn bắp, giờ đây chỉ còn là một dáng người gầy gầy, teo teo. Đôi mắt sâu dưới hàng lông mày rậm, hai gò má cao cao lại dần nổi lên trên khuôn mặt sạm đen vì sương gió.

Tuy vậy, bệnh tật không thể làm mất đi tính cách bên trong của bố, bố luôn là một người đầy nghị lực, giàu tự tin và hết lòng thương yêu gia đình. Gia đình tôi không khá giả, mọi chi tiêu trong gia đình đều phụ thuộc vào đồng tiền bố mẹ kiếm được hàng ngày.
Dù bệnh tật, ốm đau nhưng bố chưa bao giờ chịu đầu hàng số mệnh. Bố cố gắng vượt lên những cơn đau quằn quại để làm yên lòng mọi người trong gia đình, cố gắng kiếm tiền bằng sức lao động của mình từ nghề xe lai.

Hàng ngày, bố phải đi làm từ khi sáng sớm cho tới lúc mặt trời đã ngã bóng từ lâu. Mái tóc bố đã dần bạc đi trong sương sớm. Công việc ấy rất dễ dàng với những người bình thường nhưng với bố nó rất khó khăn và gian khổ. Bây giờ có những lúc phải chở khách đi đường xa, đường sốc thì những cơn đau dạ dạy của bố lại tái phát.

Và cả những ngày thời tiết thay đổi, có những trưa hè nắng to nhiệt độ tới 38-48 độ C, hay những ngày mưa ngâu rả rích cả tháng 7, tháng 8, rồi cả những tối mùa đông lạnh giá, bố vẫn cố gắng đứng dưới những bóng cây kia mong khách qua đường.

Tôi luôn tự hào và hãnh diện với mọi người khi có được một người bố giàu đức hy sinh, chịu thương, chịu khó như vậy.

Nhưng có phải đâu như vậy là xong. Mỗi ngày bố đứng như vậy thì khi trở về những cơn đau quằn quại lại hành hạ bố. Nhìn khuôn mặt bố nhăn nhó lại, những cơn đau vật vã mà bố phải chịu đựng, tôi chỉ biết òa lên mà khóc. Nhìn thấy bố như vậy, lòng tôi như quặn đau hơn gấp trăm ngàn lần. Bố ơi, giá như con có thể mang những cơn đau đó vào mình thay cho bố, giá như con có thể giúp bố kiếm tiền thì hay biết mấy? Nếu làm được gì cho bố vào lúc này để bố được vui hơn, con sẽ làm tất cả, bố hãy nói cho con được không?

Những lúc ấy, tôi chỉ biết ôm bố, xoa dầu cho bố, tôi chỉ muốn với bố đừng đi làm nữa, tôi có thể nghỉ học, như vậy sẽ tiết kiệm được chi tiêu cho gia đình, tôi có thể kiếm được tiền và chữa bệnh cho bố. Nhưng nếu nhắc đến điều đó chắc chắn là bố sẽ buồn và thất vọng ở tôi nhiều lắm.

Bố luôn nói rằng bố sẽ luôn chiến đấu. Chiến đấu cho tới những chút sức lực cuối cùng để có thể nuôi chúng tôi ăn học thành người. Bố rất quan tâm đến việc học của chúng tôi. Ngày xưa bố học rất giỏi nhưng nhà nghèo bố phải nghỉ học. Vào mỗi tối, khi còn cố gắng đi lại được, bố luôn bày dạy cho mấy chị em học bài.

Trong những bữa cơm bố thường nhắc chúng tôi cách sống, cách làm người sao cho phải đạo. Tôi phục bố lắm, bố thuộc hàng mấy nghìn câu Kiều, hàng trăm câu châm ngôn, danh ngôn nổi tiếng...

Chính vì vậy, tôi luôn cố gắng tự giác học tập. Tôi sẽ làm một bác sĩ và sẽ chữa bệnh cho bố, sẽ kiếm tiền để phụng dưỡng bố và đi tiếp những bước đường dở dang trong tuổi trẻ của bố. Tôi luôn biết ơn bố rất nhiều, bố đã dành cho tôi một con đường sáng ngời, bởi đó là con đường của học vấn, chứ không phải là con đường đen tối của tiền bạc. Tôi sẽ luôn lấy những lời bố dạy để sống, lấy bố là gương sáng để noi theo.

Và tôi khâm phục không chỉ bởi bố là một người giỏi giang, là một người cao cả, đứng đắn, lòng kiên trì chịu khó mà còn bởi cách sống lạc quan, vô tư của bố.

Mặc dù những thời gian rảnh rỗi của bố còn lại rất ít nhưng bố vẫn trồng và chăm sóc khu vườn trước nhà để cho nó bao giờ cũng xanh tươi. Những giỏ phong lan có bao giờ bố quên cho uống nước vào mỗi buổi sáng; những cây thiết ngọc lan có bao giờ mang trên mình một cái lá héo nào?

Những cây hoa lan, hoa nhài có bao giờ không tỏa hương thơm ngát đâu? Bởi đằng sau nó luôn có một bàn tay ấm áp chở che, chăm sóc, không những yêu hoa mà bố còn rất thích nuôi động vật. Tuy nhà tôi bao giờ cũng có hai chú chó con và một chú mèo và có lúc bố còn mang về những chiếc lồng chim đẹp nữa.

Và hơn thế, trong suốt hơn năm năm trời chung sống với bệnh tật, tôi chưa bao giờ nghe bố nhắc đến cái chết, nhưng điều đó không đồng nghĩa với việc trốn tránh sự thật, bố luôn đối mặt với “tử thần”, bố luôn dành thời gian để có thể làm được tất cả mọi việc khi chưa quá muộn.

Nhưng cuộc đời bố bao giờ cũng đầy đau khổ, khi mà cả gia đình đã dần khá lên, khi các chị tôi đã có thể kiếm tiền, thì bố lại bỏ chị em tôi, bỏ mẹ, bỏ gia đình này để ra đi về thế giới bên kia.

Bố đi về một nơi rất xa mà không bao giờ được gặp lại.

Giờ đây khi tôi vấp ngã, tôi sẽ phải tự đứng dậy và đi tiếp bằng đôi chân của mình, bởi bố đi xa, sẽ không còn ai nâng đỡ, che chở, động viên tôi nữa. Bố có biết chăng nơi đây con cô đơn buồn tủi một mình không? Tại sao nỡ bỏ con ở lại mà đi hả bố?

Nhưng con cũng cảm ơn bố, bố đã cho con thêm một bài học nữa, đó chính là trong cuộc sống hàng ngày, chúng ta hãy trân trọng những gì đang có, hãy yêu thương những người xung quanh mình hơn, và đặc biệt hãy quan tâm, chăm sóc cho bố của mình, tha thứ cho bố, khi bố nóng giận và nỡ mắng mình bởi bố luôn là người yêu thương nhất của chúng ta.

Bố ra đi, đi đến một thế giới khác, ở nơi đó bố sẽ không còn bệnh tật, sẽ thoát khỏi cuộc sống thương đau này. Và bố hãy yên tâm, con sẽ luôn nhớ những lời dạy của bố, sẽ luôn thương yêu, kính trọng biết ơn bố, sẽ sống theo gương sáng mà bố đã rọi đường cho con đi.

Hình ảnh của bố sẽ luôn ấp ủ trong lòng con. Những kỷ niệm, những tình cảm bố dành cho con, con sẽ ôm ấp, trân trọng, nó như chính linh hồn của mình.

Bình luận (0)
ND
1 tháng 10 2017 lúc 13:28

Tình cảm gia đình luôn là thứ tình cảm thiêng liêng và quý báu nhất. Đặc biệt là tình cảm cha consâu đậm. Nhiều câu ca dao đã nói về tình cảm cha con: “công cha như núi Thái Sơn”, “con có cha như nhà có nóc” hay “Phụ tử tình thâm,… tất cả đều nói lên công cha to lớn của người cha.

Trong mỗi gia đình Việt, người cha được coi là trụ cột gia đình, chỗ dựa tinh thần của cả gia đình. Chính bởi vậy, mọi việc lớn nhỏ trong nhà như tậu trâu, tậu ruộng hay dựng vợ gả chồng cho con cái thì người cha thường là người quyết định. Con cái ngoan ngoãn hay hư hỏng cũng đều phần lớn do sự dạy dỗ và cách giáo dục ảnh hưởng của người cha. Bên cạnh một người mẹ dịu dàng thương con cần một người cha nghiêm khắc. Giữa cha và mẹ có cách giáo dục con cái khác nhau nhưng mục tiêu cuối cùng đều mong con cái mình trưởng thành về mọi mặt như dân gian vẫn có câu: “con hơn cha là nhà có phúc”. Trong cuộc sống hàng ngày, mỗi giọt mồ hôi người cha rơi đều là lo lắng cho các con được học, được sống và có nhiều kinh nghiệm sau này bước vào đời. Sẽ thật may mắn cho những ai được sống dưới vòng tay yêu thương và chăm sóc của cha mẹ mình.

Bác sĩ tiết lộ bí quyết diệt sạch ký sinh trùng khỏi cơ thể Một cốc vào buổi sáng = giảm 1 cân mỡ hàng ngày!! Phương pháp chữa hôi miệng nhanh nhất không phải ai cũng biết Sẽ hết đau khớp một lần và mãi mãi Cha mẹ thường hi sinh rất nhiều để con cái họ được tốt nhất có thể. Đâu đó trong cuộc sống này vẫn có những người cha lam lũ, làm việc quần quật, ngay cả những công việc vất vả mệt nhọc như quét rác, đội than, đạp xích lô,… vẫn với một ước mong mang lại cuộc sống hạnh phúc đủ đầy nhất có thể cho con cái mình. Một tấm gương điển hình em có biết, bác hàng xóm gần nhà là một người cha lý tưởng. Hoàn cảnh gia đình khó khăn, ngày ngày bác thường phải đạp chiếc xe cà tàng với vài hòn đá mài và chậu nước nhỏ rong ruổi khắp thành phố để làm nghề mài dao kéo. Tuy vậy, mỗi khi có ai đó nhắc đến những đứa con của bác thì bác lại cười rất tươi và hào hứng kể với sự mãn nguyện và đôi mắt ánh lên niềm tự hào.

Người cha nào cũng vậy, bác hàng xóm cũng là hiện thân của cha em. Một người thợ xây bình thường, quanh năm rãi nắng dầm mưa với từng viên gạch xây lên những mái ấm gia đình. Đôi bàn tay của cha chai sần, thô ráp nhưng vẫn ấm áp lạ thường. Những công việc nặng nhọc trong gia đình có lẽ cha đều là người làm nhiều nhất. Tuy vậy, những gì tốt đẹp cha luôn nhường nhịn cho vợ con, mong tất cả điều tốt đẹp đều đến với vợ con và gia đình mình.

Đức tính nổi bật lên ở cha em đó sự cần cù chịu khó, hết lòng chăm lo cho vợ con và gia đình. Cho dù công việc hàng ngày của cha vô cùng vất vả nhưng không vì vậy mà cha quên chăm lo cho gia đình, quan tâm đến việc học của anh em em. Cha thường xuyên uốn nắn khuyết điểm, nhắc nhở những gì em sai và đặc biệt động viên khen ngợi con cái mỗi khi làm được điều tốt và có thành tích trong học tập. Cha luôn dạy chúng em lòng tự lập. Cha đã từng nói “làm người phải có ý chí, không được vì một chút gian khổ đã ngại”. Càng khó khăn càng phải cố gắng vượt qua nó.

Trong cuộc sống hàng ngày, cha luôn tôn trọng mọi người, tôn trọng vợ con. Mọi việc dù có áp lực đến đâu nhưng cha đều bình tĩnh phân trần mọi thứ, ít khi la lối, chửi bới. Cha rất nghiêm khắc nhưng cũng rất dễ gần, mọi chuyện khó khăn, khúc mắc trong cuộc sống em đều tâm sự dãi bày với cha. Những lời răn dạy, khuyên nhủ của cha cho em vững tâm và lấy động lực để làm tốt mọi thứ.

Chúng em yêu kính cha, cố gắng chăm học, chăm làm để cha mẹ vui lòng. Đó cũng là cách đáp đền chữ hiếu cụ thể và thiết thực nhất.

Bình luận (0)

Các câu hỏi tương tự
NB
Xem chi tiết
LH
Xem chi tiết
NB
Xem chi tiết
TT
Xem chi tiết
LH
Xem chi tiết
HA
Xem chi tiết
DD
Xem chi tiết
BK
Xem chi tiết
NB
Xem chi tiết