Hướng dẫn soạn bài Chuyện người con gái Nam Xương - trích

QB

vai trò của cái bóng trong chuyện người con gái nam xương

BF
26 tháng 10 2017 lúc 21:48

+ “Cái bóng” xuất hiện 2 lần trong tác phẩm ( lần một : chỉ nín thin thít…mẹ đản đi cũng đi, mẹ Đản ngồi cũng ngồi; lần hai : Đản chỉ bóng chàng trên vách )

+ “Cái bóng” là đầu mối trực triếp dẫn tới sự nghi ngờ của Trương Sinh buộc Vũ Nương phải tìm đến cái chết và cũng là đầu mối giải toả sự nghi ngờ của Trương Sinh đối với Vũ Nương.

+ “Cái bóng ” đã thể hiện tấm lòng của Vũ Nương : cô đơn, khát khao hạnh phúc, tấm lòng chung thuỷ.

+ “Cái bóng” thể hiện bi kịch của Vũ Nương : khát khao đoàn tụ mà phải chia li.

- Xác định vai trò, vị trí của hình ảnh “cái bóng” so với những sáng tạo nghệ thuật của Nguyễn Dữ trong Chuyện người con gái Nam Xương:

+ Cái bóng ” là chi tiết nghệ thuật đặc sắc nhất của tác phẩm.

+ “Cái bóng” vừa thể hiện vẻ đẹp tâm hồn vừa thể hiện số phận mang tính bi kịch của người phụ nữ trong xã hội phong kiến.

Bình luận (2)
TB
26 tháng 10 2017 lúc 21:58

Chi tiết cái bóng là chi tiết quan trọng nhất. Dù xuất hiện khá ít trong tác phẩm nhưng lại đóng một vai trò quan trọng trong việc xây dựng tình tiết của câu chuyện. Có thể khẳng định chi tiết cái bóng vừa là chi tiết "thắt nút", vừa là chi tiết "mở nút" cho câu chuyện.

*Thắt nút:

- Khi chồng ra trận, Vũ Nương đã trỏ bóng mình trên vách mà bảo là cha của Đản để vơi đi nỗi nhớ chồng và giúp bé Đản biết về người cha của mình.

- Khi chồng trở về nghe lời con nhỏ nghi oan cho vợ, một mực đánh đuổi nàng đi, ko cho nàng giải thích

\(\Rightarrow\) Vũ Nương bị dồn đến bước đường cùng phải nhảy xuống sông Hoàng Giang tự vẫn

* Mở nút

- Chi tiết cái bóng xuất hiện lần hai đã làm sáng tỏ nỗi oan của Vũ Nương: "Một đêm phòng ko vắng vẻ chàng ngồi buồn dưới ngọn đèn khuya.........nhưng mọi chuyện đã chót qua rồi"

\(\Rightarrow\) Trương Sinh đã nhận ra đc nỗi oan của vợ

\(\Rightarrow\) Tạo nên kết thúc một phần có hậu cho câu chuyện

Bình luận (0)
DT
27 tháng 10 2017 lúc 18:15

+ Vũ Nương trong 'Chuyện người con gái Nam Xương' được tác giả Nguyễn Dữ gợi lên cho người đọc là một người con gái nết na, công dung ngôn hạnh. Nàng hết mực chung thủy với chồng và hiếu thảo với mẹ già nhưng lại gặp phải bi kịch oan trái. Và một trong những chi tiết tạo nên tình hướng truyện này cho nàng xuất phát từ 'cái bóng'.

+ Vì thương con, mỗi đêm Vũ Nương trỏ bóng mình nói với con là cha – bé đản tin thật rồi đêm kể với Trương Sinh “Ô hay! Thế ra ông cũng là cha tôi ư? Ông biết nói, chứ không như cha tôi trước khi chỉ nín thin thít…”. Chàng vốn tính hay ghen nên làm cái cớ nghi ngờ vợ thất tiết và đuổi vợ đi. Vũ nương không thể tự minh oan nên đã tìm đến cái chết để tự vẫn.

+ Như vậy, chi tiết cái bóng 1 này đã giúp xây dựng tình huống truyện, nó điểm thắt nút tạo nên bi kịch cho Vũ Nương, đồng thời tạo nên sự mâu thuẫn cho người đọc cảm thấy phẫn nộ và uất ức thay cho nàng. Do đó, chi tiết cái bóng đồng thời cũng góp phần tạo nên sự kịch tính và cao trào cho câu chuyện.

- Mở nút (giải quyết vấn đề): Chi tiết cái bóng thứ 2 là cái bóng của Trương Sinh

Nếu như chi tiết 'cái bóng 1' đẩy Vũ Nương vào chỗ chết thì cái bóng hai lại có ý nghĩa giải oan cho Vũ Nương.

Sau khi thấy bóng Trương Sinh, bé Đản liền gọi cha “trong một đếm phòng không vắng vẻ” chỉ có hai cha con, bé Đản chỉ chiếc bóng trên tường và nói: “Cha Đản lại đến kìa!” => từ đây Trương Sinh mới vỡ lẽ ra mọi chuyện và hiểu cho nỗi oan ức của vợ mình.

b, Giá trị nhân đạo của Chuyện người con gái Nam Xương qua chi tiết cái bóng

- Chi tiết cái bóng không chỉ có vai trò thắt nút và mở nút cho tác phẩm Chuyện người con gái Nam Xương mà nó góp phần tô đậm thêm vẻ đẹp của Vũ Nương trong vai trò làm vợ, làm mẹ. Nàng dùng cái bóng của mình để thể hiện thỏa nỗi nhớ chồng đang đi lính xa. Đây còn là phép ẩn dụ tình cảm vợ chồng gắn bó mà nàng dành cho chàng "như hình với bóng".

>>Xem thêm: Cảm nhận vẻ đẹp của nhân vật Vũ Nương trong tác phẩm Chuyện người con gái Nam Xương

- Đồng thời, Vũ Nương dùng cái bóng cũng để bù đắp tình cảm cho con, xuất phát từ tình yêu vô bờ bến, dỗ dành con khi không có cha bên cạnh và nàng sẽ là người bù đắp cho những thiếu thốn ấy.

c, Giá trị tố cáo; cái bóng – mờ ảo + lời con trẻ = bi kịch oan khuất

- Chi tiết cái bóng được xem như ẩn dụ cho số phận của phụ nữ như bóng mờ ảo. Họ không có quyền được sống, không có quyền lên tiếng hay phản kháng để bảo vệ mình. => Qua đó, ta thật thương xót thay cho người phụ nữ dưới xã hội phong kiến xưa.

- Đồng thời, chi tiết cái bóng còn có giá trị phê phán, tố cáo xã hội phong kiến nam quyền bất công, lên án nạn nam quyền với những lễ giáo phong kiến hà khắcđẩy phụ nữ vào những bi kịch. Chỉ là một cái bóng - chi tiết mờ ảo hư vô nhưng lại có sức mạnh to lớn: đẩy Vũ Nương đến cái chết.

Bình luận (0)
H24
23 tháng 6 2018 lúc 16:29

Ý NGHĨA CHI TIẾT CHIẾC BÓNGBài làm 1:Hình ảnh cái bóng trong truyện "chuyện người con gái Nam Xương" tưởng chừng như ngẫu nhiên nhưng thật ra là 1 chi tiết rất quan trọng của câu truyện vì nó tạo nên sự thắt nút và mở nút đầy bất ngờ và thú vị. Với Vũ Nương cái bóng là người chồng, là cách để Vũ Nương dỗ con, đồng thời cũng là để nguôi ngoai nỗi nhớthương chồng của nàng. Xong nàng đã không ngờ tới, cái bóng lại "biến" thành người.Với bé Đảm, cái bóng là người thật, là người cha mỗi đêm đến với bé. Giờ đây, "người cha giả " mà Vũ Nương dùng để dỗ con đã trở thành người cha thật trong mắt đứa bé. Còn đối với Trương Sinh, cái bóng ấy là người đàn ông bí ẩn đêm nào cũng đến với vợ mình, là bằng chứng không thể chối cãi về việc Vũ Nương không chungthủy.Từ nhận thức ấy của chàng mà một kết cục đáng tiếc, đau buồn của cả 3 nhân vật, đặc biệt là Vũ Nương đã xảy ra. Nhưng rồi 1 lần nữa cái "bóng" trong gian nhà lại xuất hiện, lần này cái bóng không phải của Vũ Nương mà là của chính chàng Trương và cái bóng ấy, bé Tản cũng gọi là cha. Cái bóng ấy của Trương Sinh đã mở mắt cho chàng thấy sự thật, tội ác mà chàng đã gây ra và muốn giải tỏa nỗi oan cho Vũ Nương dù đã muộn. Chính hình ảnh cái bóng trên tường trong truyện đã tố cáo xã hội phong kiến đầy bất công với chế độ nam quyền, mang đếnbao điều bất hạnh cho người phụ nữ

Bình luận (0)
DT
27 tháng 10 2017 lúc 12:55

cái bóng là 1 chi tiết nghệ thuật snág tạo, độc đáo, giàu ý nghĩa. chi tiết này xuất hiện từ đầu tác fẩm cso tác dụngt hắt nút câu chuyện( đẩy các mâu thuẫn đến đỉnh điểm). cái bióng xuất hiện troing lời nói đùa của vũ nương khi nói với người con. những ngày xa cách, bé đản luôn hỏi về bố, VN chỉ cái bóng mình trên vách và nói voíư con đó là cha Đản. trong những ngày tháng xa chồng, nàg luôn nghĩ về người chồng yêu dấu, trong suy nghĩ của nàmg, chồng luôn ở bên cạnh, vợ chồng như hình với bóng. vậy mà không ngờ 1 lời nói đùa trong thương nhớ laị trở thành sợi dây vô tình, oan nghiệt thắt chặt cuộc đời nàng.
chi tiết cái bóng không chỉ có tác dụng thắt nút câu chuyện, mà đièu thú vị là cũng chính câu chuyệnu này lại mở nút câu chuyện. vũ nương đc giải oan cũng như hình tượng cái bóng:1 đếm fòng không vắng vẻ, bé đản chỉo bóng bos mình trên vách nói rằng cha đản lạid dến. trương sinh bây h mớ ngộ tỉnh ra, thấu hiểu nỗi oan của vợ, mâu thuẫn câu chuyện đã đựôc giải quyết. có thể nói rằng: cái bóng là 1 hình tượng nghệ thuật đạt tới sự hoàn chỉnh, là sự tập trung, khái quát hoá, hình tượng hoá sự hiểu lầm vô tình hya lưỡng ý của trương sinh

Bình luận (0)
TK
14 tháng 9 2018 lúc 13:04

Sáng tạo độc đáo của Nguyễn Dữ trong Chuyện người con gái Nam Xương chính là nghệ thuật thể hiện hình tượng “cái bóng ”.Cái bóng ” xuất hiện dần dần ở những điểm quan trọng nhất của tác phẩm vừa làm cho truyện phát triển hợp lý, tạo nên kịch tính của tác phẩm.

(1). “Cái bóng” xuất hiện 2 lần trong tác phẩm. Lần một: chỉ nín thin thít…mẹ đản đi cũng đi, mẹ Đản ngồi cũng ngồi; lần hai: Đản chỉ bóng chàng trên vách …

+ “Cái bóng” là đầu mối trực triếp dẫn tới sự nghi ngờ của Trương Sinh buộc Vũ Nương phải tìm đến cái chết và cũng là đầu mối giải toả sự nghi ngờ của Trương Sinh đối với Vũ Nương.

+ “Cái bóng ” đã thể hiện tấm lòng của Vũ Nương : cô đơn, khát khao hạnh phúc, tấm lòng chung thuỷ…

+ “Cái bóng” thể hiện bi kịch của Vũ Nương : khát khao đoàn tụ mà phải chia li.

(2). “Cái bóng” có một vai trò, vị trí vô cùng quan trọng so với những sáng tạo nghệ thuật của Nguyễn Dữ trong Chuyện người con gái Nam Xương

- “Cái bóng ” là chi tiết nghệ thuật đặc sắc nhất của tác phẩm:

+ “Cái bóng” vừa thể hiện vẻ đẹp tâm hồn vừa thể hiện số phận mang tính bi kịch của người phụ nữ trong xã hội phong kiến.

+ Hơn thế nữa, hình ảnh “cái bóng” còn góp phần thể hiện hai nhân vật phụ trong tác phẩm : sự ngộ nhận ngây thơ của con trẻ; sự hồ đồ độc đoán của của người chồng đa nghi.

=> Có thể nói “cái bóng” đã thể hiện cô đọng cảm hứng hiện thực và cảm hứng nhân đạo của nhà văn Nguyễn Dữ trong Chuyện người con gái Nam Xương.

Bình luận (0)

Các câu hỏi tương tự
DN
Xem chi tiết
NC
Xem chi tiết
CY
Xem chi tiết
DN
Xem chi tiết
II
Xem chi tiết
NA
Xem chi tiết
II
Xem chi tiết
HH
Xem chi tiết
CY
Xem chi tiết