Bài viết số 5 - Văn lớp 7

NH

Tục ngữ có câu: Đi một ngày đàng, học một sàng khôn. Nhưng có bạn nói: Nếu không có ý thức học tập thì chắc gì đã có “sàng khôn” nào. Hãy nêu ý kiến riêng của em và chứng minh ý kiến đó là đúng.

TD
29 tháng 1 2017 lúc 17:27

Từ xưa, con người ta đã sớm nhận thức được tầm quan trọng của việc học để mở mang hiểu biết. Đúc kết từ quá trình sống, học hỏi lâu đời, ông cha ta có câu: Đi một ngày đàng, học một sàng khôn.
Đây là lời khuyên cho con cháu phải biết đi đây đi đó để học hỏi thêm điều hay, trau dồi tri thức.
Câu tục ngữ này hẳn phải có từ lâu đời. Trong xã hội phong kiến Việt Nam ngày xưa, con người sống lạc hậu, quanh năm quanh quẩn ruộng đồng, chẳng mấy khi có dịp đi đâu xa. Thế nhưng người ta vẫn quan trọng việc học hỏi lẫn nhau, đặc biệt là đi xa nơi mình ở một chút càng học nhiều điều hay. Một ngày là quãng thời gian quá ngắn so với cả đời người. "Đi một ngày đàng" với người xưa đi bộ thì quãng đường chẳng xa là bao. Tuy nhiên, người ta lại khẳng định "học một sàng khôn". "Sàng" là một công cụ được đan bằng tre hay nứa, được dùng để sàng gạo. "Sàng khôn" là cách đếm ước lượng với ý nghĩa là nhiều điều này. "Đi một ngày đàng, học một sàng khôn" mang ý nghĩa là khi đi ra ngoài, được tiếp xúc thì ta sẽ học hỏi được nhiều điều. Vậy nên con người cần đi nhiều hơn để học được nhiều điều hay từ thực tế cuộc sống. Đi thêm một ngày đàng là thêm một "sàng khôn".
Xã hội ngày càng tiến bộ dần, không học hỏi thì con người không thể tiến kịp thời đại. Thực tế, lịch sử đã chứng minh điều đó. Những chế độ xã hội xưa không tạo ra nhiều cơ hội cho con người học tập, đi đó đây. Vì vậy mà kinh tế nước ta trong các chế độ đó kém phát triển, cùng kiệt nàn, lạc hậu và thua xa các nước phương Tây thời bấy giờ. Hiện nay, giáo dục được đầu tư chú trọng, ai cũng có thể học tập, dân trí nâng cao, do đó mà kinh tế nước ta đã dần phát triển mạnh mẽ, đang trong đà đi lên sánh kịp với các cường quốc năm châu.
Muốn tiến kịp thời đại, con người phải đi đó đây học hỏi những điều hay trên toàn thế giới. Phải đi rộng, biết nhiều, "đi một ngày đàng" để được tận mắt thấy tai nghe những điều hay, sự tiến bộ của xã hội thì mới biết mình còn kém cỏi bao nhiêu. "Đi một ngày đàng" cũng có ý nghĩa là học được những điều rất thực tế. Hiện nay, người ta thường học theo kiểu lí thuyết suông trong các trường học, cách học này không hiệu quả, không thể ứng dụng thực tiễn được. Câu tục ngữ là lời khuyên ý nghĩa cho việc học hiệu quả. Chúng ta học trong trường, trong sách vở, học ở thầy, ở bạn nhưng không thể quên được trong thực tế cuộc sống. Học từ thực tế là phương pháp học khoa học nhất bởi nó có sự kết hợp giữa lí thuyết và thực hành, học tập gắn liền lao động và ứng xử trong xã hội. Nếu chỉ biết học trong trường lớp mà xa rời cuộc sống thì sẽ bị lúng túng, thiếu kĩ năng khi bước vào đời.
Thực tế cuộc sống dù bất kì ở đâu cũng có cái hay cho ta học hỏi.Thế nhưng quả đúng như nhiều người nói: "Nếu không có ý thức học tập thì chắc gì đã có "sàng khôn". "Sàng khôn" là cái hay mà ta phải chọn lọc từ cuộc sống này. Chẳng khi nào nó chịu bày ra trước mắt cho ta thấy mà học. Chỉ có những người có ý thức học tập, ham hiểu biết mới tìm tòi phát hiện ra những điều hay và ghi nhớ chúng. Còn những người ngược lại thì dù có phơi bày cái hay ra trước mắt thì chắc gì người ta đã thấy, mà đã thấy thì chắc gì muốn đem về cho mình. Hơn nữa, muốn học được sàng khôn thì cũng phải biết nhận xét, đánh giá và phân tích xem cái nào là cái "khôn" cần học. Có như vậy mới thật sự được "sàng khôn" theo đúng nghĩa của nó.
Ngày nay nhu cầu của việc học là rất lớn. cần học để tiếp thu tri thức văn hóa, khoa học kỹ thuật tiên tiến của nhân loại để phục vụ xay dựng và phát triển đất nước. Học sinh, sinh viên nước ta phải đi du học qua các nước phát triển khác là vậy...Trong giai đoạn hiện nay, dù đang trong đà đi lên nhưng kinh tế, cơ sở vật chất nước ta vẫn nằm trong tình trạng kém phát triển, thiếu thốn. Việc cấp bách là phải học hỏi các nước bạn tiên tiến để nhanh chóng xóa bỏ cùng kiệt nàn lạc hậu. Chính vì vậy mà câu tục ngữ trên vẫn có ý nghĩa to lớn đến ngày nay.
Truyền thống hiếu học của nhân dân ta từ xưa đã được khẳng định. Thế nhưng, ngày xưa có mấy ai được đi học. Họ phải tự khuyên nhau, bảo ban nhau mà tự học, điều đó chứng tỏ đầu óc thực tế của người lao động. Họ luôn ý thức rằng kiến thức mình còn hạn hẹp, cần trau dồi nhiều hơn nữa và khuyên con cháu mình như thế:
Đi cho biết đó biết đây
Ở nhà với mẹ biết ngày nào khôn.
Hay
Ở nhà nhất mẹ nhì con
Ra đường lắm kẻ còn giòn hơn ta.
Việc học với mỗi người học sinh chúng ta là rất quan trọng. Câu tục ngữ "Đi một ngày đàng, học một sàng khôn" là một lời khuyên ý nghĩa cho việc học của chúng ta. Chúng ta phải biết áp dụng nó, đi nhiều để học hỏi được nhiều điều bổ ích từ cuộc sống. Có nhiều tri thức, chúng ta sẽ góp phần xây dựng và phát triển đất nước ngày càng giàu đẹp.

Bình luận (0)
BT
29 tháng 1 2017 lúc 19:14

Từ xưa ,cha ông ta đã có ý thức “Đi cho biết đó biết đây” mà khuyên dạy con cháu rằng: Đi một ngày đàng, học một sàng khôn. Thực tế đó đã được cuộc sống chứng minh. Song cũng có người cho rằng: Nếu không có ý thức học tập thì chắc gì đã có "sàng khôn" nào!

Trước hết, ta cần hiểu câu tục ngữ trên cho đầy đủ. “Đi một ngày đàng” chỉ sự tiếp xúc của con người với xã hội. Khi ta đi ra ngoài ta sẽ được gặp gỡ nhiều người của xã hội, được nghe nhiều câu chuyện dở hoặc hay được biết nhiều lời ăn tiếng nói và nhiều cách suy nghĩ về những vấn đề xã hội khác nhau. Từ đó, trí hiểu biết của ta được nâng cao, mở rộng hơn, ta có thể rút ra nhiều kinh nghiệm và nhiều bài học bổ ích trong cuộc sống. Không phải chỉ có sách vở mà chính thực tế cuộc sống cũng dạy cho ta nhiều điều cần thiết. Như vậy là “Đi một ngày đàng” ta đã có thêm “một sàng khôn”. Trí khôn vốn là một điều trừu tượng nhưng ở đây được cụ thể hóa, được xem như một vật có hình thể rõ ràng và có thể sắp xếp lên như một sàng ổi hoặc một sàng na. “Sàng” là dụng cụ đan bằng tre có công dụng chính là sàng gạo loại bỏ thóc. Nhưng đôi khi người ta cũng dùng sàng để dựng thức này thức nọ. Hình ảnh “sàng khôn” hàm ý chỉ một khối lượng trí khôn nhiều.

Tuy nhiên, trong thực tế, ta chỉ có “một sàng khôn” khi có ý thức tìm hiểu, quan sát cuộc sông xung quanh. Bà Huyện Thanh Quan khi đi qua Đèo Ngang đã phải “dừng chân đứng lại” để ngắm nhìn “trời, non, nước” mới có những phát hiện tinh tế về thiên nhiên, con người, cuộc sống nơi này. Nguyễn Trãi đi nhiều nơi song cũng phải quan sát, ghi chép nhiều mới có được “Dư địa chí” - cuốn sách về địa lí đầu tiên của nước ta. Bản thân nhà bác học Lê Quý Đôn, ông luôn có những “túi gấm” chứa đựng những thông tin mà ông ghi chép lại được từ sự quan sát cuộc sống quanh mình... Thử hỏi, cuộc sống quanh ta vô cùng sinh động, phong phú nếu không có ý thức quan sát thì sao có thể có được sàng khôn? Điều đó đã xảy ra với nhân vật anh ngốc trong truyện cổ tích “Dạy chồng”. Vợ dặn anh thấy có đám đông thì phải chạy lại mà nói “Xin chia buồn cùng tang gia”. Nghe lời vợ, anh đi đường gặp một đám cưới nhưng chẳng để ý xem nó giống và khác đám hôm trước thế nào, cứ thế chạy lại gần nói điều xui xẻo kia ra. Hậu quả là anh bị đánh một trận tơi bời. Ngày nay cũng có nhiều anh ngốc như vậy, đi nhiều nơi nhưng không biết nhìn nhận, quan sát sự việc, sự vật tường tận nên chẳng những không học được điều gì hay khôn mà lại rước về nhiều cái dại. Có người ra đường gặp bạn bè, chơi bời lêu lổng khi về mắc vào vòng nghiện ngập, trộm cắp, bệnh tật,... Họ đã không đế ý đến những tai họa mà họ có thể gặp phải. Vậy là dù có đi nhiều ngày đàng mà không có ý thức học tập thì có thể có được sàng khôn nào. Có thể xem, đó là ý nghĩa bổ sung cho ý nghĩa câu tục ngữ Đi một ngày đàng, học một sàng khôn thêm hoàn chỉnh.

Câu tục ngữ Đi một ngày đàng, học một sàng khôn và ý nghĩa bổ sung của nó nhắc nhở mỗi chúng ta bên cạnh ý thức giao lưu, tiếp xúc với thế giới bên ngoài cần chú ý việc quan sát, học hỏi những điều hay lẽ phải đồng thời đến cả cái dở, cái xấu. Có như vậy, những buổi tham quan dã ngoại, những buổi đi chơi xa... mới thực sự có ích.

Bình luận (0)
ND
29 tháng 1 2017 lúc 22:06

Từ xưa, cha ông ta đã có ý thức “Đi cho biết đó biết đây” mà khuyên dạy con cháu rằng: Đi một ngày đàng, học một sàng khôn. Thực tế đó đã được cuộc sống chứng minh. Song cũng có người cho rằng: Nếu không có ý thức học tập thì chắc gì đã có "sàng khôn" nào!

Trước hết, ta cần hiểu câu tục ngữ trên cho đầy đủ. “Đi một ngày đàng” chỉ sự tiếp xúc của con người với xã hội. Khi ta đi ra ngoài ta sẽ được gặp gỡ nhiều người của xã hội, được nghe nhiều câu chuyện dở hoặc hay được biết nhiều lời ăn tiếng nói và nhiều cách suy nghĩ về những vấn đề xã hội khác nhau. Từ đó, trí hiểu biết của ta được nâng cao, mở rộng hơn, ta có thể rút ra nhiều kinh nghiệm và nhiều bài học bổ ích trong cuộc sống. Không phải chỉ có sách vở mà chính thực tế cuộc sống cũng dạy cho ta nhiều điều cần thiết. Như vậy là “Đi một ngày đàng” ta đã có thêm “một sàng khôn”. Trí khôn vốn là một điều trừu tượng nhưng ở đây được cụ thể hóa, được xem như một vật có hình thể rõ ràng và có thể sắp xếp lên như một sàng ổi hoặc một sàng na. “Sàng” là dụng cụ đan bằng tre có công dụng chính là sàng gạo loại bỏ thóc. Nhưng đôi khi người ta cũng dùng sàng để dựng thức này thức nọ. Hình ảnh “sàng khôn” hàm ý chỉ một khối lượng trí khôn nhiều.

Tuy nhiên, trong thực tế, ta chỉ có “một sàng khôn” khi có ý thức tìm hiểu, quan sát cuộc sông xung quanh. Bà Huyện Thanh Quan khi đi qua Đèo Ngang đã phải “dừng chân đứng lại” để ngắm nhìn “trời, non, nước” mới có những phát hiện tinh tế về thiên nhiên, con người, cuộc sống nơi này. Nguyễn Trãi đi nhiều nơi song cũng phải quan sát, ghi chép nhiều mới có được “Dư địa chí” - cuốn sách về địa lí đầu tiên của nước ta. Bản thân nhà bác học Lê Quý Đôn, ông luôn có những “túi gấm” chứa đựng những thông tin mà ông ghi chép lại được từ sự quan sát cuộc sống quanh mình... Thử hỏi, cuộc sống quanh ta vô cùng sinh động, phong phú nếu không có ý thức quan sát thì sao có thể có được sàng khôn? Điều đó đã xảy ra với nhân vật anh ngốc trong truyện cổ tích “Dạy chồng”. Vợ dặn anh thấy có đám đông thì phải chạy lại mà nói “Xin chia buồn cùng tang gia”. Nghe lời vợ, anh đi đường gặp một đám cưới nhưng chẳng để ý xem nó giống và khác đám hôm trước thế nào, cứ thế chạy lại gần nói điều xui xẻo kia ra. Hậu quả là anh bị đánh một trận tơi bời. Ngày nay cũng có nhiều anh ngốc như vậy, đi nhiều nơi nhưng không biết nhìn nhận, quan sát sự việc, sự vật tường tận nên chẳng những không học được điều gì hay khôn mà lại rước về nhiều cái dại. Có người ra đường gặp bạn bè, chơi bời lêu lổng khi về mắc vào vòng nghiện ngập, trộm cắp, bệnh tật,... Họ đã không đế ý đến những tai họa mà họ có thể gặp phải. Vậy là dù có đi nhiều ngày đàng mà không có ý thức học tập thì có thể có được sàng khôn nào. Có thể xem, đó là ý nghĩa bổ sung cho ý nghĩa câu tục ngữ Đi một ngày đàng, học một sàng khôn thêm hoàn chỉnh.

Câu tục ngữ Đi một ngày đàng, học một sàng khôn và ý nghĩa bổ sung của nó nhắc nhở mỗi chúng ta bên cạnh ý thức giao lưu, tiếp xúc với thế giới bên ngoài cần chú ý việc quan sát, học hỏi những điều hay lẽ phải đồng thời đến cả cái dở, cái xấu. Có như vậy, những buổi tham quan dã ngoại, những buổi đi chơi xa... mới thực sự có ích.

Bình luận (0)
TP
30 tháng 1 2017 lúc 9:57

Có thể nói việc học tập là một quá trình lâu dài của cả một đời người, học ở trường, ở gia đình, ở xã hội. Và trong các môi trường đó thì môi trường xã hội là mái trường lâu dài bởi vì trường học theo tổ chức chỉ diễn ra ở một lứa tuổi nhất định nào đó còn trường gia đình cũng vậy nhưng ở góc độ khác. Và con người khi đã trưởng thành thì trường ngoài xã hội mới là mái trường quan trọng, bởi nơi đó chúng ta có thể học được nhiều điều. Bởi vậy theo em đây là câu nói đúng, bởi mỗi ngày khi được đi đến một nơi nào đó ta sẽ có thể học được nhiều điều cho nên người xưa có câu: Đi một ngày đàng học một sàng khôn. Tuy nhiên có bạn lại có ý kiến nếu không không có ý thức học tập thì chắc gì đã có một “sàng khôn”. Đây là một ý kiến hoàn toàn đúng.

Câu nói là một lời khuyến khích tinh thần học hỏi và học hỏi không ngừng, bởi khi đi ra ngoài chúng ta có thể bắt gặp được rất nhiều điều hay để từ đó chắt lọc được những cái hay, cái tốt để tạo thành một kho tàng kinh nghiệm riêng cho bản thân, Điều này có thể được minh chứng qua việc hàng ngày bước chân ra ngoài, trên con đường ta đi hiện thực cuộc sống thường phô bày ra hết sức chân thực nào là cảnh chợ búa, nào là cảnh người giúp người, nào là cảnh trộm cắp, tranh giành nhau. Cuộc sống bên ngoài đa màu đa sắc khi được tiếp xúc với nó chúng ta dễ dàng rút ra bài học cho mình.

Chẳng hạn, đi trên đường phố ta có thể bắt gặp một cụ già ốm yếu lẩy bẩy đi ăn xin và có cô bé đem đến cho cụ nghìn bạc ta sẽ nhận thấy rằng cuộc đời này còn có những người đáng thương vậy sao, già mà vẫn không hết khổ, với suy nghĩ đó ta sẽ tự hứa sẽ phải cố gắng học hành cho tốt để sau này phục dường cha mẹ thật chu đáo, đồng thời có cơ hội giúp đỡ những người nghèo khổ. Và trước hành động của em bé ta cũng thấy con người quả thật luôn có tấm lòng nhân hậu, biết yêu thương người khác. Đó là hành động ta cần trân trọng và học tập.

Ở góc đường kia có những người tranh nhau mua mua bán bán và những tiếng cãi vã bắt đầu cất lên ta cũng cổ thể hiểu rằng cuộc sống thật phức tạp. Thế nhưng ở bên cạnh lại có một số người đang cố gắng đẩy một chiếc xe của bác xe thồ lên dốc… Tất cả những điều đó cho ta bài học về tình yêu thương, tình đoàn kết và cả những mặt trái của xã hội để lần sau ta có thể biết trước mà tránh đi. Những suy nghĩ đó chính là những cái khôn mà ta chi có thể học hỏi được khi được tiếp xúc với thực tế.

Như vậy, mỗi điều ta trông thấy, nghe thấy ở ngoài xã hội là bài học bổ ích vẻ trí tuệ cũng như vẻ đạo dức. Đó là những bài học thực tế mà một phần ta đã dược học hỏi trong nhà trường phổ thông. Tất nhiên để có thể tạo thành “sàng khôn” của mình thì đi đâu làm gì ta cũng phải biết quan sát và tìm ra những kinh nghiệm, bởi học cho mình. Khái niệm ý thức học tập không chỉ dành cho việc học ở trường lớp mà ý thức ham học hỏi còn phải được tận dụng trong cuộc sống thường ngày, có điều khác là ý thức học tập ở trường lớp thường phải là sự ghi chép, làm bài tập tức là mang tính lí thuyết thì việc học tập ở thực tế thường giúp người ta dễ nhớ và nắm bắt hơn cho nên câu này muốn nói đến một cách học thông qua thực tế. Đây là một cách học cần thiết đối với một con người muốn hoàn thiện. Nếu ai đó chỉ bo bo trong bốn bức tường với sách vở thì chắc chắn người đó sẽ thiếu những kiến thức về thực tế. Và lí thuyết mà không được đem ra thực hành thì sẽ trở thành lí thuyết suông. Ví như bạn luôn được cô giáo dạy rằng phải biết giúp đỡ người già, những người khó khăn nhưng vì chẳng bao giờ bạn đi ra ngoài quan sát nên bạn chẳng thể nào thực hiện được lòng tốt của mình, có khi bạn chẳng để ý xem ai là người khó khăn để bạn thể hiện lòng tốt của mình. Vậy thì việc học ở trường bạn có học tốt đến mấy thuộc bài đến mấy cũng trở thành vô nghĩa vì tựu chung lại nhà trường là nơi chỉ bảo cho ta biết nhận thức biết làm những điều hay cho xã hội cho mọi người.

Và có một điều nữa nếu bạn chỉ đọc những bài văn bài ca dao ca ngợi cảnh đẹp của thiên nhiên đất nước Việt Nam nhưng chẳng bao giờ bạn ghé chân đên những nơi đó dù bạn có điều kiện thì việc bạn biết cũng bằng thừa. Bởi đã là người được sinh ra trên mảnh đất này thì phải biết về đất nước của mình. Hành trình đến với các danh lam thắng cảnh cũng là hành trình giúp bạn đi qua bao vùng miền của đất nước để từ đó hiểu hơn về đất nước về con người ở mỗi vùng quê. Đó chính là một việc làm giúp cho kho tàng kiến thức của chúng ta thêm phong phú và sinh động. Mỗi một con người đã là một thế giới có biết bao điều bí ẩn và mỗi một vùng miền cũng là nơi đem lại cho ta bao thứ mới lạ, bởi vậy mỗi bước chân của ta, mỗi một người bạn mới sẽ đem lại cho ta những điều bất ngờ và thú vị và đó chính là điều bổ ích. Ví như sau mỗi đợt đi du lịch ở đâu đó về ta có thể viết một bài văn thật hay để miêu tả một phong cảnh đẹp của đất nước ta hoặc có thể viết về một người bạn mới quên mà đã để lại trong ta ấn tượng sâu sắc khó quên. Bằng việc áp dụng lí thuyết mà cô giáo đã dạy và cộng với kiến thức thực tế đã được trông thấy chắc chắn bài văn của ta sẽ dễ viết, sẽ hay và sinh động hơn một bài văn của ai đó không bao giờ đặt chân đến bất cứ một nơi nào.

Và có một điều quan trọng nhất là khi được tiếp, xúc và va chạm nhiều với cuộc sống thực tế ta có thể phân biệt được việc làm, hành động nào là sai là xấu để từ đó có thể học tập và sẽ tránh. Chẳng hạn, trước những hành động cao cả, nhân ái thì ta sẽ học tập nhưng trước những việc làm xấu thì ta phải lên án hoặc tránh để không bị rơi vào con đường xấu.

Bởi vậy câu nói Đi một ngày đàng học một sàng khôn có thể xem là chăn lí, là lời khuyên rất bổ ích cho ai đó muôn mình có nhiều cơ hội học tập. Tuy nhiên, việc đi đó phải luôn cân nhắc suy nghĩ để tìm ra cái tốt cái xấu, tạo thành những kinh nghiệm cho bản thân thì việc đi đó mới có ý nghĩa, bổ ích.

Bình luận (0)
MK
1 tháng 2 2017 lúc 13:05

Từ xưa, con người ta đã sớm nhận thức được tầm quan trọng của việc học để mở mang hiểu biết. Đúc kết từ quá trình sống, học hỏi lâu đời, ông cha ta có câu: Đi một ngày đàng, học một sàng khôn.



Đây là lời khuyên cho con cháu phải biết đi đây đi đó để học hỏi thêm điều hay, trau dồi tri thức.



Câu tục ngữ này hẳn phải có từ lâu đời. Trong xã hội phong kiến Việt Nam ngày xưa, con người sống lạc hậu, quanh năm quanh quẩn ruộng đồng, chẳng mấy khi có dịp đi đâu xa. Thế nhưng người ta vẫn quan trọng việc học hỏi lẫn nhau, đặc biệt là đi xa nơi mình ở một chút càng học nhiều điều hay. Một ngày là quãng thời gian quá ngắn so với cả đời người. "Đi một ngày đàng" với người xưa đi bộ thì quãng đường chẳng xa là bao. Tuy nhiên, người ta lại khẳng định "học một sàng khôn". "Sàng" là một công cụ được đan bằng tre hay nứa, được dùng để sàng gạo. "Sàng khôn" là cách đếm ước lượng với ý nghĩa là nhiều điều này. "Đi một ngày đàng, học một sàng khôn" mang ý nghĩa là khi đi ra ngoài, được tiếp xúc thì ta sẽ học hỏi được nhiều điều. Vậy nên con người cần đi nhiều hơn để học được nhiều điều hay từ thực tế cuộc sống. Đi thêm một ngày đàng là thêm một "sàng khôn".



Xã hội ngày càng tiến bộ dần, không học hỏi thì con người không thể tiến kịp thời đại. Thực tế, lịch sử đã chứng minh điều đó. Những chế độ xã hội xưa không tạo ra nhiều cơ hội cho con người học tập, đi đó đây. Vì vậy mà kinh tế nước ta trong các chế độ đó kém phát triển, cùng kiệt nàn, lạc hậu và thua xa các nước phương Tây thời bấy giờ. Hiện nay, giáo dục được đầu tư chú trọng, ai cũng có thể học tập, dân trí nâng cao, do đó mà kinh tế nước ta đã dần phát triển mạnh mẽ, đang trong đà đi lên sánh kịp với các cường quốc năm châu.



Muốn tiến kịp thời đại, con người phải đi đó đây học hỏi những điều hay trên toàn thế giới. Phải đi rộng, biết nhiều, "đi một ngày đàng" để được tận mắt thấy tai nghe những điều hay, sự tiến bộ của xã hội thì mới biết mình còn kém cỏi bao nhiêu. "Đi một ngày đàng" cũng có ý nghĩa là học được những điều rất thực tế. Hiện nay, người ta thường học theo kiểu lí thuyết suông trong các trường học, cách học này không hiệu quả, không thể ứng dụng thực tiễn được. Câu tục ngữ là lời khuyên ý nghĩa cho việc học hiệu quả. Chúng ta học trong trường, trong sách vở, học ở thầy, ở bạn nhưng không thể quên được trong thực tế cuộc sống. Học từ thực tế là phương pháp học khoa học nhất bởi nó có sự kết hợp giữa lí thuyết và thực hành, học tập gắn liền lao động và ứng xử trong xã hội. Nếu chỉ biết học trong trường lớp mà xa rời cuộc sống thì sẽ bị lúng túng, thiếu kĩ năng khi bước vào đời.



Thực tế cuộc sống dù bất kì ở đâu cũng có cái hay cho ta học hỏi.Thế nhưng quả đúng như nhiều người nói: "Nếu không có ý thức học tập thì chắc gì đã có "sàng khôn". "Sàng khôn" là cái hay mà ta phải chọn lọc từ cuộc sống này. Chẳng khi nào nó chịu bày ra trước mắt cho ta thấy mà học. Chỉ có những người có ý thức học tập, ham hiểu biết mới tìm tòi phát hiện ra những điều hay và ghi nhớ chúng. Còn những người ngược lại thì dù có phơi bày cái hay ra trước mắt thì chắc gì người ta đã thấy, mà đã thấy thì chắc gì muốn đem về cho mình. Hơn nữa, muốn học được sàng khôn thì cũng phải biết nhận xét, đánh giá và phân tích xem cái nào là cái "khôn" cần học. Có như vậy mới thật sự được "sàng khôn" theo đúng nghĩa của nó.



Ngày nay nhu cầu của việc học là rất lớn. cần học để tiếp thu tri thức văn hóa, khoa học kỹ thuật tiên tiến của nhân loại để phục vụ xay dựng và phát triển đất nước. Học sinh, sinh viên nước ta phải đi du học qua các nước phát triển khác là vậy...Trong giai đoạn hiện nay, dù đang trong đà đi lên nhưng kinh tế, cơ sở vật chất nước ta vẫn nằm trong tình trạng kém phát triển, thiếu thốn. Việc cấp bách là phải học hỏi các nước bạn tiên tiến để nhanh chóng xóa bỏ cùng kiệt nàn lạc hậu. Chính vì vậy mà câu tục ngữ trên vẫn có ý nghĩa to lớn đến ngày nay.



Truyền thống hiếu học của nhân dân ta từ xưa đã được khẳng định. Thế nhưng, ngày xưa có mấy ai được đi học. Họ phải tự khuyên nhau, bảo ban nhau mà tự học, điều đó chứng tỏ đầu óc thực tế của người lao động. Họ luôn ý thức rằng kiến thức mình còn hạn hẹp, cần trau dồi nhiều hơn nữa và khuyên con cháu mình như thế:



Đi cho biết đó biết đây

Ở nhà với mẹ biết ngày nào khôn.

Bình luận (2)
TH
29 tháng 1 2017 lúc 16:20

Bình luận (0)
NM
30 tháng 1 2017 lúc 10:40

Có thể nói việc học tập là một quá trình lâu dài của cả một đời người: học ở trường, ở gia đình và ở xã hội. Và trong các môi trường đó thì môi trường xã hội là mái trường lâu dài bởi vì trường học theo tổ chức chỉ diễn ra ở một lứa tuổi nhất định nào đó còn trường gia đình cũng vậy nhưng ở góc độ khác. Và con người khi đã trưởng thành thì trường ngoài xã hội mới là mái trường quan trọng, bởi nơi đó chúng ta có thể học được nhiều điều. Bởi vậy, theo em câu nói Đi một ngày đàng học một sàng khôn là đúng, bởi mỗi ngày khi được đi đến một nơi nào đó ta sẽ có thể học được nhiều điều. Tuy nhiên có bạn lại có ý kiến: Nếu không có ý thức học tập thì chắc gì đã có “sàng khôn” nào. Đây là một ý kiến cũng hoàn toàn đúng.

Câu nói là một lời khuyến khích tinh thần học hỏi và học hỏi không ngừng, bởi khi đi ra ngoài chúng ta có thể bắt gặp được rất nhiều điều hay để từ đó chắt lọc được những cái hay, cái tốt để tạo thành một kho tàng kinh nghiệm riêng cho

bản thân. Điều này có thể được minh chứng qua việc hàng ngày bước chân ra ngoài, trên con đường ta đi hiện thực cuộc sống thường phơi bày ra hết sức chân thực: cảnh chợ búa, cảnh người giúp người, cảnh trộm cắp, tranh giành nhau,…

Cuộc sống bên ngoài đa màu, đa sắc khi được tiếp xúc với nó chúng ta dễ dàng rút ra bài học cho mình. Chẳng hạn, đi trên đường phố ta có thể bắt gặp một cụ già ốm yếu lẩy bẩy đi ăn xin và có cô bé đem đến cho cụ nghìn bạc ta sẽ nhận thấy rằng cuộc đời này còn có những người đáng thương vậy sao? Già mà vẫn không hết khổ, với suy nghĩ đó ta sẽ tự hứa sẽ phải cố gắng học hành cho tốt để sau này phục dưỡng cha mẹ thật chu đáo; đồng thời có cơ hội giúp đỡ những người nghèo khổ. Và trước hành động của em bé ta cũng thấy con người quà thật luôn có tấm lòng nhân hậu, biết yêu thương người khác. Đó là hành động ta cần trân trọng và học tập.

Hay ở góc đường kia có những người tranh nhau mua bán và những tiếng cãi vã bắt đầu cất lên ta cũng có thể hiểu rằng cuộc sống thật phức tạp. Thế nhưng ở bên cạnh lại có một số người đang cố gắng đẩy một chiếc xe của bác xe thồ lên dốc… Tất cả những điều đó cho ta bài học về tình yêu thương, tình đoàn kết và cả những mặt trái của xã hội để lần sau ta có thể biết trước mà tránh. Những suy nghĩ đó chính là những cái khôn mà ta chỉ có thể học hỏi được khi được tiếp xúc với thực tế.

Như vậy, mỗi điều ta trông thấy, nghe thấy ở ngoài xã hội là bài học bổ ích về trí tuệ cũng như về đạo đức. Đó là những bài học thực tế mà một phần ta đã được học hỏi trong nhà trường phổ thông. Tất nhiên để có thể tạo thành sàng khôn của mình thì đi đâu làm gì ta cũng phải biết quan sát và tìm ra những kinh nghiệm, bài học cho mình. Khái niệm ý thức học tập không chỉ dành cho việc học ở trường lớp mà nó còn phải được vận dụng trong cuộc sống thường ngày. Chỉ có điều khác là ý thức học tập ở trường lớp thường phải là sự ghi chép, làm bài tập tức là mang tính lí thuyết thì việc học tập ở thực tế thường giúp người ta dễ nhớ và nắm bắt hơn. Chính vì thế, câu Đi một ngày đàng học một sàng khôn muốn nói đến một cách học thông qua thực tế. Đây là một cách học cần thiết đối với một con người muốn hoàn thiện mình. Nếu ai đó chỉ sống trong bốn bức tường với sách vở thì chắc chắn người đó sẽ thiếu những kiến thức về thực tế. Và lí thuyết mà khống được đem ra thực hành thì sẽ trở thành lí thuyết suông. Ví như bạn luôn được cô giáo dạy rằng phải biết giúp đỡ người già, những người khó khăn nhưng vì chẳng bao giờ bạn đi ra ngoài quan sát nên bạn chẳng thể nào thực hiện được lòng tốt của mình, có khi bạn chẳng để ý xem ai là người khó khăn để bạn thể hiện lòng tốt của mình. Vậy thì việc học ở trường bạn có học tốt đến mấy thuộc bài đến mấy cũng trờ thành vô nghĩa vì tựu chung lại nhà trường là nơi chỉ bảo cho ta biết nhận thức, biết làm những điều hay cho xã hội, cho mọi người.

Và có một điều nữa nếu bạn chỉ đọc những bài văn, bài ca dao ngợi ca cảnh đẹp của thiên nhiên đất nước Việt Nam nhưng chẳng bao giờ bạn ghé chân đến những nơi đó dù bạn có điều kiện thì việc bạn biết cũng bằng thừa. Bởi đã là người được sinh ra trên mảnh đất này thì phải biết về đất nước của mình. Hành trình đến với các danh lam thắng cành cũng là hành trình giúp bạn đi qua bao vùng miền của đất nước để từ đó hiểu hơn về đất nước, con người ở mỗi vùng quê. Đó chính là một việc làm giúp cho kho tàng kiến thức của chúng ta thêm phong phú và sinh động. Mỗi một con người đã là một thế giới có biết bao điều bí ẩn và mỗi một vùng miền cũng là nơi đem lại cho ta bao thứ mới lạ. Bởi vậy mỗi bước chân của ta, mỗi một người bạn mới sẽ đem lại cho ta những điểu bất ngờ và thú vị và đó chính là điều bổ ích. Ví như sau mỗi đợt đi du lịch ở đâu đó về ta có thể viết một bài văn thật hay để miêu tả một phong cảnh đẹp của đất nước ta hoặc có thể viết về một người bạn mới quen mà đã để lại trong ta ấn tượng sâu sắc khó quên. Bằng việc áp dụng lí thuyết mà cô giáo đã dạy và với kiến thức thực tế đã được trông thấy chắc chắn bài văn của ta sẽ dễ viết, sẽ hay và sinh động hơn một bài văn çủa ai đó không bao giờ đặt chân đến bất cứ một nơi nào.

Và có một điều quan trọng nhất là khi được tiếp xúc và va chạm nhiều với cuộc sống thực tế ta có thể phân biệt được việc làm, hành động nào là sai là xấu đẽ từ đó có thể học tập và sẽ tránh. Chẳng hạn, trước những hành động cao cả, nhân ái thì ta sẽ học tập nhưng trước những việc làm xấu thì ta phải lên án hoặc tránh để không bị rơi vào con đường xấu.

Bời vậy câu nói Đi một ngày đàng học một sàng khôn có thể xem là chân lí, là lời khuyên rất bổ ích cho ai đó muốn mình có nhiều cơ hội học tập. Tuy nhiên, việc đi đó phải luôn cân nhắc suy nghĩ để tìm ra cái tốt cái xấu, tạo thành những kinh nghiệm cho bản thân thì việc đi đó mới có ý nghĩa, bổ ích.

Bình luận (0)
NM
30 tháng 1 2017 lúc 10:43

Có thể nói việc học tập là một quá trình lâu dài của cả một đời người: học ở trường, ở gia đình và ở xã hội. Và trong các môi trường đó thì môi trường xã hội là mái trường lâu dài bởi vì trường học theo tổ chức chỉ diễn ra ở một lứa tuổi nhất định nào đó còn trường gia đình cũng vậy nhưng ở góc độ khác. Và con người khi đã trưởng thành thì trường ngoài xã hội mới là mái trường quan trọng, bởi nơi đó chúng ta có thể học được nhiều điều. Bởi vậy, theo em câu nói Đi một ngày đàng học một sàng khôn là đúng, bởi mỗi ngày khi được đi đến một nơi nào đó ta sẽ có thể học được nhiều điều. Tuy nhiên có bạn lại có ý kiến: Nếu không có ý thức học tập thì chắc gì đã có “sàng khôn” nào. Đây là một ý kiến cũng hoàn toàn đúng.

Câu nói là một lời khuyến khích tinh thần học hỏi và học hỏi không ngừng, bởi khi đi ra ngoài chúng ta có thể bắt gặp được rất nhiều điều hay để từ đó chắt lọc được những cái hay, cái tốt để tạo thành một kho tàng kinh nghiệm riêng cho

bản thân. Điều này có thể được minh chứng qua việc hàng ngày bước chân ra ngoài, trên con đường ta đi hiện thực cuộc sống thường phơi bày ra hết sức chân thực: cảnh chợ búa, cảnh người giúp người, cảnh trộm cắp, tranh giành nhau,…

Cuộc sống bên ngoài đa màu, đa sắc khi được tiếp xúc với nó chúng ta dễ dàng rút ra bài học cho mình. Chẳng hạn, đi trên đường phố ta có thể bắt gặp một cụ già ốm yếu lẩy bẩy đi ăn xin và có cô bé đem đến cho cụ nghìn bạc ta sẽ nhận thấy rằng cuộc đời này còn có những người đáng thương vậy sao? Già mà vẫn không hết khổ, với suy nghĩ đó ta sẽ tự hứa sẽ phải cố gắng học hành cho tốt để sau này phục dưỡng cha mẹ thật chu đáo; đồng thời có cơ hội giúp đỡ những người nghèo khổ. Và trước hành động của em bé ta cũng thấy con người quà thật luôn có tấm lòng nhân hậu, biết yêu thương người khác. Đó là hành động ta cần trân trọng và học tập.

Hay ở góc đường kia có những người tranh nhau mua bán và những tiếng cãi vã bắt đầu cất lên ta cũng có thể hiểu rằng cuộc sống thật phức tạp. Thế nhưng ở bên cạnh lại có một số người đang cố gắng đẩy một chiếc xe của bác xe thồ lên dốc… Tất cả những điều đó cho ta bài học về tình yêu thương, tình đoàn kết và cả những mặt trái của xã hội để lần sau ta có thể biết trước mà tránh. Những suy nghĩ đó chính là những cái khôn mà ta chỉ có thể học hỏi được khi được tiếp xúc với thực tế.

Như vậy, mỗi điều ta trông thấy, nghe thấy ở ngoài xã hội là bài học bổ ích về trí tuệ cũng như về đạo đức. Đó là những bài học thực tế mà một phần ta đã được học hỏi trong nhà trường phổ thông. Tất nhiên để có thể tạo thành sàng khôn của mình thì đi đâu làm gì ta cũng phải biết quan sát và tìm ra những kinh nghiệm, bài học cho mình. Khái niệm ý thức học tập không chỉ dành cho việc học ở trường lớp mà nó còn phải được vận dụng trong cuộc sống thường ngày. Chỉ có điều khác là ý thức học tập ở trường lớp thường phải là sự ghi chép, làm bài tập tức là mang tính lí thuyết thì việc học tập ở thực tế thường giúp người ta dễ nhớ và nắm bắt hơn. Chính vì thế, câu Đi một ngày đàng học một sàng khôn muốn nói đến một cách học thông qua thực tế. Đây là một cách học cần thiết đối với một con người muốn hoàn thiện mình. Nếu ai đó chỉ sống trong bốn bức tường với sách vở thì chắc chắn người đó sẽ thiếu những kiến thức về thực tế. Và lí thuyết mà khống được đem ra thực hành thì sẽ trở thành lí thuyết suông. Ví như bạn luôn được cô giáo dạy rằng phải biết giúp đỡ người già, những người khó khăn nhưng vì chẳng bao giờ bạn đi ra ngoài quan sát nên bạn chẳng thể nào thực hiện được lòng tốt của mình, có khi bạn chẳng để ý xem ai là người khó khăn để bạn thể hiện lòng tốt của mình. Vậy thì việc học ở trường bạn có học tốt đến mấy thuộc bài đến mấy cũng trờ thành vô nghĩa vì tựu chung lại nhà trường là nơi chỉ bảo cho ta biết nhận thức, biết làm những điều hay cho xã hội, cho mọi người.

Và có một điều nữa nếu bạn chỉ đọc những bài văn, bài ca dao ngợi ca cảnh đẹp của thiên nhiên đất nước Việt Nam nhưng chẳng bao giờ bạn ghé chân đến những nơi đó dù bạn có điều kiện thì việc bạn biết cũng bằng thừa. Bởi đã là người được sinh ra trên mảnh đất này thì phải biết về đất nước của mình. Hành trình đến với các danh lam thắng cành cũng là hành trình giúp bạn đi qua bao vùng miền của đất nước để từ đó hiểu hơn về đất nước, con người ở mỗi vùng quê. Đó chính là một việc làm giúp cho kho tàng kiến thức của chúng ta thêm phong phú và sinh động. Mỗi một con người đã là một thế giới có biết bao điều bí ẩn và mỗi một vùng miền cũng là nơi đem lại cho ta bao thứ mới lạ. Bởi vậy mỗi bước chân của ta, mỗi một người bạn mới sẽ đem lại cho ta những điểu bất ngờ và thú vị và đó chính là điều bổ ích. Ví như sau mỗi đợt đi du lịch ở đâu đó về ta có thể viết một bài văn thật hay để miêu tả một phong cảnh đẹp của đất nước ta hoặc có thể viết về một người bạn mới quen mà đã để lại trong ta ấn tượng sâu sắc khó quên. Bằng việc áp dụng lí thuyết mà cô giáo đã dạy và với kiến thức thực tế đã được trông thấy chắc chắn bài văn của ta sẽ dễ viết, sẽ hay và sinh động hơn một bài văn çủa ai đó không bao giờ đặt chân đến bất cứ một nơi nào.

Và có một điều quan trọng nhất là khi được tiếp xúc và va chạm nhiều với cuộc sống thực tế ta có thể phân biệt được việc làm, hành động nào là sai là xấu đẽ từ đó có thể học tập và sẽ tránh. Chẳng hạn, trước những hành động cao cả, nhân ái thì ta sẽ học tập nhưng trước những việc làm xấu thì ta phải lên án hoặc tránh để không bị rơi vào con đường xấu.

Bời vậy câu nói Đi một ngày đàng học một sàng khôn có thể xem là chân lí, là lời khuyên rất bổ ích cho ai đó muốn mình có nhiều cơ hội học tập. Tuy nhiên, việc đi đó phải luôn cân nhắc suy nghĩ để tìm ra cái tốt cái xấu, tạo thành những kinh nghiệm cho bản thân thì việc đi đó mới có ý nghĩa, bổ ích.

Bình luận (0)
NM
30 tháng 1 2017 lúc 10:44

Tục ngữ xưa có câu Đi một ngày đàng, học một sàng khôn. Cha ông ta đúc kết từ kinh nghiệm bản thân lưu giữ và truyền lại trong đó: con người không chỉ học tập trong sách vờ nhà trường mà còn phải học tập từ thực tế, từ bên ngoài xã hội. Ước mơ, khát khao được mở rộng tầm mắt cũng gửi gắm cả trorg đó. Nhưng có bạn lại đưa ra ý kiến: nếu không có ý thức học tập thì chắc gì đã có sàng khôn nào. Như vậy là bạn đó chưa nhận thức được đầy đủ ý nghĩa của câu tục ngữ.

Học tập là nghĩa vụ, cũng là quyền lợi của mỗi người. Ngày nay đến trường ta tiếp thu kiến thức từ thầy cô, bạn bè, sách vở. Rồi ta còn tiếp nhận thông tin từ nhiều kênh: báo chí, truyền hình… nhưng như thế vẫn chưa đủ. Thế giới bao la, cuộc sống xã hội rất phức tạp, mỗi người dù thông minh tới đâu hiểu biết cũng chỉ có hạn. Cuộc đời, xã hội là môi trường học tập hữu ích để ta nâng cao sự hiểu biết, mở rộng tầm nhận thức, phát huy trí thông minh của mình. Vì thế, lời khuyên răn dạy bảo từ câu tục ngữ hoàn toàn đúng đắn, sâu sắc. Đi ở đây có nghĩa là đi đây, đi đó, cũng có nghĩa là tham gia vào các hoạt động xã hội. Sàng khôn là tri thức, sự hiểu biết, là những điều hay, điều mới lạ ta tiếp thu được – kết quả của việc đi. Chịu khó mỗi ngày đi xa hơn, nhiều hơn thì sang khôn ta nhận được ngày càng lớn càng đầy. Câu tục ngữ là bài học về cách sống, tinh thần ham học hỏi, ham hiểu biết. Chỉ có mõi trường xã hội phong phú đa dạng và sự ham hiểu biết mới giúp ta hoàn thiện nhân cách bản thân.

Chúng ta đừng vội nghĩ rằng chắc gì đã có sàng khôn nếu chưa thử đi. Hãy cứ đi, đi xa, đi nhiều và đến một lúc nào đó, dù ta không có ý định học thì vẫn cứ học được và khôn ra. Cùng nội dung với câu tục ngữ, người xưa có câu ca dao rất chí lí, chí tình:

Đi cho biết đó biết đây

Ở nhà với mẹ biết ngày nào khôn.

Con người nếu cứ suốt ngày suốt năm chỉ chôn chân nơi bốn bức tường hạn hẹp thì sẽ trở nên lạc hậu và thiển cận biết bao. Những danh lam thắng cảnh, những di tích lịch sử, những vùng đất hoang sơ cần sự khám phá, đặt chân của con người, có câu tai nghe không bằng mắt thấy. Kiến thức, thông tin ta thu được từ sách vở, thầy cô, báo chí … chưa phải là tất cả. Nếu được nghe trực tiếp, được chứng kiến tận mắt thực tế cuộc sống, ta sẽ thấy cuộc sống còn bao điều hay, mới lạ ta chưa biết tới. Hãy nhớ lại những buổi tham quan mà nhà trường vẫn tạo điều kiện tổ chức hàng năm cho chúng ta hay ta đi cùng gia đình. Ta có dịp chứng kiến vẻ đẹp của thiên nhiên đất nước, những điều được ngợi ca trong mỗi bài học và so sánh với những điều được dạy bảo ở trường lớp. Đến mỗi vùng miền khác nhau, ta lại hiểu thêm được nếp sống, cách sinh hoạt, phong tục tập quán của đồng bào nơi đó. Dù chỉ là đi chơi dã ngoại nhưng ta thu lượm được bao điều bổ ích, thú vị một cách rất tự nhiên.

Gần gũi hơn, ta hãy thả bộ trên con đường từ nhà tới trường- Mỗi ngày có biết bao điều, bao sự việc khiến ta phải suy nghĩ. Một cậu bé dắt tay một cụ già qua đường, một cô bé nhịn bữa sáng để giúp đỡ người ăn xin… dạy ta vé lòng vị tha, nhân ái. Song, xã hội không chỉ toàn điều tốt đẹp mà rất phức tạp, tốt xấu đan xen. Bên cạnh những hành vi cử chỉ tốt đẹp, ta còn chứng kiến nhiều điều ngang trái bất công. Song tất cả những điều đó đều là những bài học về kinh nghiệm cuộc sống, đối nhân xử thế cho ta. Tiếp xúc với thực tế ta biết nhiều thứ mà trong sách vở chưa có dịp nhắc tới mà ta cần phải học tập. Xã hội chính là môi trường lớn, vừa là nguồn cung cấp tri thức, vốn sống trực tiếp, vừa là nơi để ta thực nghiệm.

Ngày nay, khi cái mới xuất hiện từng giờ, từng phút, đất nước có nhu cầu hội nhập với thế giới thì đi để học khôn càng trở nên cần thiết, nhất là đối với giới trẻ. Vì thế, những năm gần đây, việc du học nước ngoài không còn là chuyện xa lạ với thanh niên Việt Nam. Vốn sống gián tiếp được cung cấp từ sách vở nhà trường không thể phục vụ cho cuộc sống chúng ta sau này. Xã hội càng phát triển, con người càng cần phải đi nhiều hơn, tiếp thu nhiều sàng khôn hơn nếu không muốn bản thân và đất nước bị tụt hậu.

Chúng ta là những học sinh, là những người còn rất trẻ, cơ hội đi đây đi đó để học lấy cái khôn là rất nhiều và thuận lợi hơn ông bà ta trước đây. Vì thế, chúng ta cần phải tận dụng sức trẻ, thời cơ, điều kiện để không ngừng mở rộng tầm nhìn, sự hiểu biết. Chỉ biết sống khép kín, tự thỏa mãn với bản thân, chính là tự tách mình ra khỏi nhịp sống sôi động hiện nay, tự đào thải mình khỏi xã hội.

Bình luận (0)
HV
6 tháng 3 2018 lúc 19:56

cho mik cái dàn bài vs

Bình luận (0)

Các câu hỏi tương tự
MN
Xem chi tiết
TL
Xem chi tiết
NL
Xem chi tiết
TL
Xem chi tiết
TT
Xem chi tiết
JF
Xem chi tiết
H24
Xem chi tiết
NC
Xem chi tiết
NA
Xem chi tiết