Tập làm văn lớp 9

MN

Từ văn bản Phong cách Hồ Chí Minh, hãy trình bày suy nghĩ về việc thực hiện cuộc vận động học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh ( viết dàn ý nha )

HT
29 tháng 8 2018 lúc 21:59

1. Giải thích rõ khái niệm “phong cách”: Có thể hiểu đó là lối sống, cách sinh hoạt, làm việc, ứng xử… tạo nên cái riêng ở mỗi người hay ở một tầng lớp người nào đó.
– Thấy được vẻ đẹp trong phong cách Hồ Chí Minh.
2. Đánh giá, bàn luận
+ Khẳng định đa số lớp trẻ hiện nay có một phong cách, lối sống cao đẹp: Đó là sống có lí tưởng, ứng xử có văn hoá, năng động, sáng tạo… biểu hiện trong học tập, lao động, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, và trong đời thường (dẫn chứng).
+ Tuy vậy vẫn còn một bộ phận không nhỏ có lối sống thực dụng, vị kỉ, hưởng thụ, đua đòi, sùng ngoại thái quá, lập dị… (dẫn chứng thực tế)
+ Cũng cần phải hiểu rằng: phong cách mỗi người một khác, mỗi thời mỗi khác nhung đã là phong cách sống cao đẹp thì phải có một nền tảng, tiêu chí chung: sống có lí tưởng, hoài bão, có văn hoấ; sống giản dị, phù hợp với bản sắc dân tộc, thời đại…
+ Cần phải thường xuyên rèn đức luyện tài để trở thành một người công dân có ích cho đất nước, luôn thực hiện lời Bác Hồ dạy, đó là phong cách sống cần có của lớp trẻ hiện nay.
+ Vấn đề này càng đặc biệt có ý nghĩa khi hiện nay Đảng, Nhà nước ta đã và đang phát động cuộc vận động: “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, được mọi tầng lớp nhân dân nhiệt thành hưởng ứng.

Bình luận (1)
TP
17 tháng 8 2019 lúc 16:44

Gợi ý

-Nêu gương về đạo đức đã được biết đến từ lâu trong lịch sử như là một yêu cầu, một phương thức giáo dục đạo đức. Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đặc biệt quan tâm đến sự nghiệp giáo dục con người, sự nghiệp trồng người. Trong giáo dục đạo đức, Người rất coi trọng phương thức “nêu gương”. Người đã vận dụng linh hoạt, sáng tạo phương thức của người xưa: “Dĩ nhân nhi giáo, dĩ ngôn nhi giáo” (trước hết phải giáo dục bằng tấm gương sống của chính mình, sau đó mới giáo dục bằng lời nói). Người quan niệm, giáo dục đạo đức là sự nghiệp của toàn Đảng, toàn dân. Trong xã hội ta, ai cũng là chủ thể và cũng là đối tượng của giáo dục đạo đức. Vì vậy, ai cũng có thể và cần phải luôn luôn nêu tấm gương về đạo đức.

-Đảng ta phát động "Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh" là nhằm góp phần tỏa sáng tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh, xua tan bóng tối của chủ nghĩa cá nhân, chủ nghĩa cơ hội, chủ nghĩa thực dụng chạy theo đồng tiền, chạy theo quyền lực, địa vị… đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng, đạo đức, lối sống và các tệ nạn xã hội trong đời sống hàng ngày.

-Học tập tấm gương đạo đức Bác Hồ là học cho được cái gốc, tức là học cho được cái tâm và tấm lòng của mình trước nỗi khổ của nhân dân, của con người, của đồng loại, biết đồng cảm, sẻ chia những bất hạnh của mỗi cảnh đời trong cuộc sống. Bác Hồ thường nói: người cách mạng là người rất giàu tình cảm, và vì giàu tình cảm nên mới đi làm cách mạng. Người có lòng thương yêu mênh mông xúc động đến tâm can của mọi người. Học gương đạo đức Bác Hồ là phải học từ cái tâm, từ những xúc động đến rưng nước mắt của Bác trước nỗi khổ của con người, là vận dụng bài học đó để suy nghĩ và thực hiện trong đời sống hàng ngày.

Bình luận (0)
BT
17 tháng 8 2019 lúc 20:22

I. Mở bài: giới thiệu về Tác phẩm Phong cách Hồ Chí Minh
Ví dụ:
Để nói về nét giản dị và tấm gương tốt của Bác thì nhiều tác phẩm đã ra đời để thể hiện nội dung này. Một trong những tác phẩm đặc sắc và được đưa vào giảng dạy là tác phẩm Phong cách Hồ Chí Minh của Lê Thanh Trà. Tác phẩm nói rất rõ về cuộc sống giản dị và đức tính tốt bụng của Hồ Chí Minh. Qua tác phẩm chúng ta có thể học hỏi rất nhiều về vị cha già kính yêu của dân tộc Việt Nam ta. Chúng ta cùng đi tìm hiểu về đức tính gainr dị của Bác.
II. Thân bài: bàn về đức tính giản dị trong cuộc sống
1. Con đường hình thành nên phong cách của Hồ Chí Minh:
- Vốn kiến thứ của Hồ Chí Minh:

Nhờ vào sự nổ lực bác đã có một kiến thức yên thâm Bác đi rất nhiều nơi, có được kiến thức nhiều nước, những kiến thức chọn lọc và văn hóa sâu sắc Dù những kiến thức Bác văn hóa nước ngoài uyên thâm nhưng Bác vẫn giữ giá trị truyền thống của mình Lối sống bình dị, rất Việt Nam

- Lối sống của Hồ Chí Minh:

Ngôi nhà sàn với đồ đạc đơn sơ, mộc mạc Trang phục vô cùng giản dị: đồ bà ba, dép cao su,… Những món ăn rất giản dị và quen thuộc

2. Ý nghĩa phong cách Hồ Chí Minh:

Một cách sống có văn hóa, dựa vafocacsh sống có thể đoan được nhân cách con người Bác rất coi trọng giá trị tinh thần, vật chất chỉ là những thứ xa hoa, phù phiếm

III. Kết bài: nêu cảm nhận của em về phong cách giản dị trong cuộc sống của Hồ Chí Minh
Ví dụ:
Từ bài phong cách hồ chí minh đức tính giản dị trong cuộc sống rất nổi bật và đáng để chúng ta học hỏi.
Trên đây là Hướng dẫn lập dàn ý đề bài “Từ bài phong cách hồ chí minh, bàn về đức tính giản dị trong cuộc sống” chi tiết và ngắn gọn nhất dành cho bạn. hi vọng qua bài lập dàn ý bạn đã có được những sự tham khảo để làm văn tốt hơn. Chúc các bạn thành công, học tập tốt.

Bình luận (0)

Các câu hỏi tương tự
LH
Xem chi tiết
HN
Xem chi tiết
ND
Xem chi tiết
NA
Xem chi tiết
H24
Xem chi tiết
NC
Xem chi tiết
AV
Xem chi tiết
GX
Xem chi tiết
PL
Xem chi tiết