Con Rồng, Cháu Tiên

NN

Từ câu chuyện Con Rồng cháu Tiên, em hãy viết một đoạn văn nói về lòng tự hào dân tộc đoàn kết thân ái đối với mọi người.

TA
17 tháng 8 2018 lúc 21:55

Dân tộc ta, từ xưa đến nay luôn giữ đuợc tinh thần đòan kết, tuơng thân tuơng ái. Đó là những đức tính cần thiết trong xã hội ngày nay. Tinh thần ấy đuợc thể hiện rõ trong những cuộc đấu tranh giành lại độc lập cho Tổ quốc, và gần đây nhất là những trận bóng đá tuyệt đỉnh của U23 Việt Nam. Nguời dân Việt Nam đều động viên, an ủi và chia vui cùng họ kể cả khi họ có thua hay thắng đi chăng nữa. Vì tất cả chúng ta đều là nguời Việt Nam, chúng ta có quyền đuợc tự hào về đức tính cao đẹp, đáng quý ấy.

Bình luận (0)
NM
18 tháng 8 2018 lúc 7:09

Cuộc sống của chúng ta sẽ ra sao nếu như trên Trái Đất không có tình yêu thương? Chắc hẳn mọi thứ sẽ chìm trong bóng đêm của sự lạnh lẽo khi không được những trái tim đầy nhân hậu sưởi ấm. Ngoài kia nắng không còn đùa giỡn, trái tim con người dường như đã bị đóng băng.Vì lẽ đó mà đồng bào ta từ xưa đến nay luôn mang tình yêu, sự đùm bọc, sẻ chia đến với nhau trong thời chiến và ngay cả khi đã được hòa bình.Câu thơ:"Nhiễu điều phủ lấy giá gương-Người trong 1 nước phải thương nhau cùng" hay câu nói "Lá lành đùm lá rách" cũng đều thể hiện đức tính tốt đẹp của con người Dù là ai, ở đâu đi chăng nữa song chúng ta đều chung dòng máu mẹ Âu Cơ, chung cái cội nguồn của mình. Cho nên tấm lòng tương thân tương ái luôn là nghĩa cử cao đẹp, là nét văn hóa của dân tộc Việt qua từng thế hệ.

Bình luận (0)
NH
18 tháng 8 2018 lúc 7:13

Cũng như bao truyền thống khác, tinh thần yêu nước là một nét đặc sắc trong văn hóa lâu đời của nước ta, nó được thể hiện từ xưa đến nay và đi sâu vào từng hành động, ý nghĩ của mỗi con người. Lòng yêu nước là yêu tất cả những gì tốt đẹp, yêu thiên nhiên muôn hình vạn trạng, yêu bầu trời trong xanh, yêu đàn chim bay lượn, yêu cả những dòng sông thân thương hay gần gũi nữa là yêu những chiếc lá mỏng manh. Nói cho cùng thì tinh thần yêu nước nó xuất phát từ ý chí, sự quyết tâm phấn đấu, xây dựng Tổ quốc, tình yêu thương và cả niềm hi vọng. Tinh thần yêu nước bao gồm cả nhiều tình yêu khác: tình yêu gia đình, quê hương, tình yêu con người. Nó được bộc lộ ở mọi lúc mọi nơi, mọi cá nhân, bất cứ nơi nào có người dân Việt Nam sống thì đó sẽ mãi là mầm mống, là chồi non của tinh thần yêu nước Việt Nam. Và đó cũng sẽ không phải là lí tưởng của mình dân tộc Việt Nam mà còn rất nhiều nước khác, lí tưởng ấy luôn đi đầu.

Bình luận (0)
NA
18 tháng 8 2018 lúc 7:45

Dân tộc Việt Nam từ xưa đến nay có nhiều truyền thống quí báu được gìn giữ và lưu truyền.Một trong những truyền thống đạo lí tốt đẹp nhất được thể hiện qua câu tục ngữ “Uống nước nhớ nguồn”,câu tục ngữ nhắc nhở chúng ta phải biết ơn những người đã giúp đỡ ta,đây là lời dạy mà mỗi người Việt Nam phải luôn ghi nhớ.Đến ngày nay,lời dạy của người xưa càng sâu sắc hơn.
Vậy “Uống nước nhớ nguồn” là như thế nào?”Uống nước” ở đây là thừa hưởng thành quả lao động của những người đi trước,thừa hưởng những gì mà họ đã bỏ công sức để tạo ra,để có được.”Nguồn” chính là nơi xuất phát,nơi khởi đầu của dòng nước,và ở đây “nguồn”chính là những thế hệ trước,những con người mà đã tạo ra “dòng nước” hay nói cách khác là tạo ra thành quả mà chúng ta đã hưởng ngày hôm nay.Cả câu tục ngữ chính là lời răn dạy,nhắc nhở chúng ta,những lớp người đi sau,những thế hệ đang thừa hưởng thành quả phải luôn nhớ ơn công lao của thế hệ trước.
Trong vũ trụ,thiên nhiên và xã hội không có sự vật nào mà không có xuất xứ hay nguồn gốc của mình.Tương tự như thế,thành quả không phải tự nhiên có mà phải do lao động mà nên.Như để có hạt gạo mà chúng ta ăn hàng ngày là cả một quá trình lao động cực khổ của những người nông dân.Họ đã phài sáng nắng chiều mưa làm việc ở ngoài đồng,nhổ mạ cấy lúa,gặt lúa,đập lúa…để có được hạt gạo là khó thế đó.Chính vì thế mà chúng ta nên biết quí trọng,biết ơn người đã cho ta những gì ta đang có.Lòng biết ơn phải xuất phát từ tình cảm,từ ý thức ghi nhớ công ơn của những người tạo ra thành quả phục vụ cuộc sống của chúng ta,đó chính là “nhớ nguồn”,là đạo lý làm người tất yếu mà mỗi người cần có.Hằng năm cả nước ta làm lễ “Giỗ tổ Hùng Vương” để ghi nhớ công lao của các vua Hùng đã dựng nước và giữ nước,hay hằng năm,để mừng sinh nhật Bác,cả nước đã cùng ôn lại chặng đường mà Bác đã đi qua,ca ngợi sự hy sinh của Bác để giành lại độc lập tự do cho nước nhà,đó cũng là một hình thức “nhớ nguồn” của chúng ta,thể hiện một tình cảm đẹp,một đạo lý đẹp của dân tộc ta.Lòng biết ơn giúp ta gắn bó hơn với những người đi trước,sẽ trân trọng những thành quả và công sức của tiền nhân,gần gũi hơn với tập thể…và từ đó sẽ tạo nên một xã hột đoàn kết,thân ái hơn giữa mọi người.Điều đó cho ta thấy truyền thống“Uống nước nhớ nguồn” là một truyền thống vô cùng cao đẹp.Nếu con người không có lòng biết ơn thì sẽ trở nên rất ích kỉ,không hiểu biết,thờ ơ với mọi người xung quanh và có thể sẽ trở thành con người ăn bám xã hội.Ví dụ một con người không có lòng biết ơn,không nhớ đến cội nguồn ,chỉ biết hưởng thụ mà không làm,không hiểu được lao động là như thế nào về lâu dài sẽ thành kẻ ăn bám,ngồi một chỗ mà hưởng thành quả lao động.
Vậy để thể hiện lòng biết ơn ta phải làm gì?Là một người Việt Nam đặt biệt là một học sinh Việt Nam luôn nhớ đến câu“Uống nước nhớ nguồn”,ghi nhớ và biết ơn thế hệ đi trước đã cho ta có ngày hôm nay ta nên trân trọng và bảo vệ những thành quả của cha ông,phát triển thành những điều tốt đẹp hơn nữa.Cụ thể ta nên tự hào về những truyền thống và nền văn hóa ngàn năm văn hiến.Ví dụ như loại hình “Nhã nhạc cung đình Huế” đã được UNESCO công nhận là di sản phi vật thể,hay văn hóa cồng chiên của dân tộc Tây Nguyên,những truyền thống đẹp như “Tôn sư trọng đạo”,”Kính trên nhường dưới” và cả “Uống nước nhớ nguồn”…..đều là những truyền thống,văn hóa lâu đời rất đáng tự hào cần được giữ gìn và phát huy của dân tộc.Ta cũng nên tiếp thu một cách có chọn lọc những tinh hoa của nhân loại dể làm giàu hơn truyền thống và văn hóa của mình,quan trọng là phải giữ được bản sắc văn hóa của quê hương.Ví dụ cụ thể nhất là tiếp thu nền khoa học-kĩ thuật phát triển của nhân loại để làm giàu,xây dưng đất nước và giới trẻ ngày nay cần tránh ăn theo phong cách ăn mặc của các nước khác vì có những phong cách trái với bản sắc truyền thống của dân tộc.Hơn hết là phải ý thức hưởng thụ thành quả hợp lí,tiết kiệm vì đó không phải công sức của chính bản thân,biết hưởng thụ thì cũng phải biết lao động mới xứng đáng những gì có được.Bản thân em,một người học sinh còn ngồi trên ghế nhà trường thì em sẽ học thật nghiêm túc,có kết quả thật tốt để có thể tạo ra thành quả lao động của chính mình,cho xã hội.Đó như là biểu hiện lòng biết ơn của em,sự đền đáp cho gia đình,xã hội,cho thế hệ trước vì cho em được ngày hôm nay.
“Uống nước nhớ nguồn”luôn là lời nhắc nhở quan trọng khi mà thế hệ ngày nay đã có thái độ thờ ơ với cội nguồn,với công lao của người đi trước,thích hưởng thụ hơn lao động.Từ câu tục ngữ em rút ra bài học cho chính bản thân mình là phải luôn nhớ ơn những người đã cho mình ngày hôm nay:sự dưỡng dục của ba me,dạy dỗ của thẩy cô,sự quan tâm của những người sống quanh mình,công dựng nước và giữ nước của bao thế hệđi trước nữa.Và để xứng đáng với công ơn đó,en sẽ sống thật tốt,học tập nghiêm túc,rèn luyện và sống đúng theo đạo lí truyền thống dân tộc để trở thành một công dân tốt của đất nước Việt Nam.
Qua quá trình lao động của nhân dân ta và trong hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước, nhân dân ta đã chống lại ngoại xâm và thiên tai khắc nghiệt đã lập nên bao chiến công hiển hách, những trang sử vẻ vang. Chính đặc điểm lịch sử đó đã tạo nên một truyền thống tốt đẹp và quý báu của dân tộc ta, đó là đạo lý "uống nước nhớ nguồn" và trong cuộc sống ngày hôm nay lời dạy đó càng trở nên sâu sắc.
Trước hết, chúng ta phải hiểu thế nào là “uống nước nhớ nguồn”. “Uống nước” là sự thừa hưởng hoặc sử dụng thành quả lao động, đấu tranh cách mạng của các thế hệ trước. “Nguồn” chỉ nguồn gốc, nguồn cội hay có thể hiểu rộng ra là nguyên nhân dẫn đến con người hoặc tập thể làm ra thành quả đó. “Nhớ nguồn” là hành động mang tính đạo đức cao, hưởng thụ những thành quả không tự nhiên mà có. Câu tục ngữ như một lời khuyên lời nhắc nhủ cảu ông cha ta đối với lớp người đi sau, đối với tất cả những ai đã, đang và sẽ thừa hưởng những thành quả công lao của những người đi trước đã để lại cho ta.
Trong cuộc sống không gì gọi là tự nhiên có sẵn. không gì là không có nguồn gốc. Và chúng ta đuợc sống trong một xã hội hòa bình và hạnh phúc như ngày hôm nay thì đã có biết bao nhiêu mồ hôi và xương máu ông cha ta phải đổ xuống .. Chúng ta đã cố gắng làm được nhiều việc để đền đáp công ơn thương binh, liệt sĩ, các Bà mẹ Việt Nam Anh hùng, người có công với nước. Vào dịp 27-7 hằng năm, ngày thương binh liệt sĩ, toàn Ðảng, toàn dân ta có dịp nhìn lại những việc đã làm để đền ơn đáp nghĩa thương binh, liệt sĩ. Cùng với đó là hàng loạt hoạt động tri ân khác cũng đồng loạt diễn ra với sự thành kính, biết ơn những người đã ngã xuống. Chắc khó có nơi nào trên thế giới, hoạt động đền ơn đáp nghĩa lại có sức lan tỏa rộng khắp như ở Việt Nam, “Uống nước, nhớ nguồn”... Dân tộc Việt Nam là vậy, con người Việt Nam là vậy - chung thủy, nghĩa tình. Gần gũi với chúng ta hơn đó là cha mẹ.. Ai ai cũng lớn lên qua những câu hát chứa chan tình thương của mẹ. Rồi chính bố là người dẫn dắt ta đi khắp nẻo đường đời.Tình thương của cha mẹ luôn là trời bể. Các thầy cô giáo là những người dạy dỗ chúng ta nên người. Thầy cô trang bị cho chúng ta những hành trang vững chắc nhất để vào đời, đó là kiến thức. Do đó, ai cũng rất yêu mến cha mẹ, kính trọng thầy cô, không quên công lao to lớn của họ đã giúp chúng ta khôn lớn. Một lần nữa, đạo lí “Uống nước nhớ nguồn” được thể hiện cụ thể nhất. Vì thế, ‘nhớ nguồn’ là bổn phận tất yếu, là đạo lý làm người, là một tình cảm đẹp đẹp xuất phát từ trong chính mỗi con người chúng ta, xuất phát từ ý thức ghi nhớ công lao người đã tạo nên những điều tốt đẹp đến với ta.
Một đất nước, gia đình, xã hội mà giữ được đạo lí “uống nước nhớ nguồn” thì đất nước, gia đình, xã hội ấy tốt đẹp, thân ái biết bao. Song trong cuộc sống không phải ai cũng hiền lành, trung thực, đạo đức tốt, cũng có lắm kẻ giả dối, vong ân bội nghĩa những người làm ra thành quả. Câu tục ngữ thể hiện thật chính xác và sâu sắc ý nghĩa “Uống nước nhớ nguồn” nhằm khuyên răn những kẻ “có mới nới cũ”, “qua cầu rút ván”, “ăn cháo đá bát”,…
Mỗi khi được hưởng một thành quả nào, chúng ta phải có nghĩa vụ giữ gìn, trân trọng và phát huy những gì mà ông cha ta đã cố gắng gây dựng và bảo vệ như các bản sắc văn hóa quê hương, văn hóa dân tộc. Không chỉ có thế, chúng ta còn phải biết tiếp thu một cách có chọn lọc những tinh hoa của nhân loại để làm cho truyền thống văn hóa ta ngày càng phong phú. Bản thân là một trong những thanh niên của xã hội mới, ta phải cố gắng học tập thật nghiêm túc, cần cù lao động, tạo ra những thành quả không chỉ cho riêng chúng ta mà còn cho xã hội. Đó chính là biểu hiện cụ thể của tấm lòng “uống nước nhớ nguồn”.
“Uống nước nhớ nguồn” là lời nhắn nhủ hết sức ngắn gọn và giản dị, là bài học sâu sắc, có giá trị từ ngàn xưa và cho đến mai sau. “Uống nuớc nhớ nguồn” – Sống cho trọn nghĩa trọn tình: nhớ ơn sinh thành,dưỡng dục của cha mẹ, công ơn dạy dỗ của thầy cô, công ơn của những thế hệ đi trước … Từ đó phải biết học tập và làm việc sao cho xứng đáng với đạo lý làm người và truyền thống dân tộc ta.

Bình luận (0)
TP
19 tháng 8 2018 lúc 9:45

-> Cần giải thích được:
+ Tự hào dân tộc về cơ bản là gì?
+ Giải thích được biểu hiện, tính chất, nêu được dẫn chứng, ví dụ cụ thể về "tự hào dân tộc". Liên hệ được với lòng yêu nước.
+ Trong bối cảnh quốc tế hội nhập hiện nay, tự hào dân tộc có vai trò như thế nào đối với Việt Nam? Tầm quan trọng của việc giáo dục, khơi dạy, nâng cao ý thức, nhận biết của người Việt về lòng tự hào dân tộc?

Bình luận (0)

Các câu hỏi tương tự
NT
Xem chi tiết
PC
Xem chi tiết
NC
Xem chi tiết
NL
Xem chi tiết
NL
Xem chi tiết
H24
Xem chi tiết
LG
Xem chi tiết
NQ
Xem chi tiết
LD
Xem chi tiết