Mấy đêm nay cu Bi không chịu đi ngủ sớm. Nó vẫn quen trước khi đi ngủ được bà kể cho nghe một câu chuyện. Vậy mà bà đi lên Bác Giang mãi chưa về. Bố nó kể chuyện gì nó cũng không nín, đành dỗ rằng: "Cu Bi cứ ngủ đi, tí nữa bố nhờ bà tiên đến kể chuyện Thánh Gióng cho con nghe". Cu Bi vẫn ấm ức nhưng rồi cũng ngủ thiếp đi. Quả nhiên trong mơ, nó thấy một bà cụ đến kể cho nó nghe câu chuyện ngày xưa...
"Cháu ạ, bà chính là mẹ của Thánh Gióng đây. Bà sẽ kể cho cháu nghe chuyện Thánh Gióng đánh giặc Ân như thế nào nhé.
Ngày ấy ông và bà đều đã già mà chưa có nổi một mụn con. Ông bà buồn lắm nhưng không biết làm thế nào. Một hôm bà ra đồng, thấy một vết chân rất to giữa ruộng, liền ướm thử chân vào đấy. Không ngờ về nhà bà mang thai. Một năm sau, bà sinh được một cậu con trai bụ bẫm, kháu khỉnh. Bà mừng không để đâu cho hết, nghĩ chắc vì mình ăn ở hiền lành nên được Trời Phật thương.
Em bé rất khỏe mạnh, đẹp đẽ, chỉ cỏ điều từ lúc lọt lòng cho đến năm lên ba tuổi, nó không hề nói cười hay nô đùa chạy nhảy, suốt ngày nằm quay mặt vào vách, mặc cho bà ra sức chuyện trò, dỗ dành. Bà đã khóc rất nhiều nhưng đứa con bà vẫn cứ đặt đâu nằm đấy, không nói không cười.
Năm ấy, giặc Ân sang xâm lược nước ta. Quân giặc rất đông và hung ác, đi đến đâu chúng tàn phá, cướp bóc đến đấy. Quan quân triều đình đánh nhau với chúng mấy trận toàn thua, tình thế nước nhà thật vô cùng nguy ngập.
Một hôm bà đang thu dọn nhà cửa, chuẩn bị chạy giặc thì có tiếng sứ giả rao:
- Loa! Loa! Loa! Làng trên xóm dưới! Nhân dân khắp chốn cùng quê! Giặc Ân đã sang xâm lược nước ta, gây ra bao tội ác. Đất nước lâm nguy. Ai có tài hãy ra giúp nước!
Nghe sứ giả nói vậy, bà vừa thu dọn vừa lẩm bẩm than phiền: "Con người ta ai cũng hết lòng vì dân vì nước. Con nhà mình đã ba tuổi rồi mà vẫn cứ nằm một chỗ thế kia. Không biết lớn lên có đỡ đần được cha mẹ chút gì không chứ chẳng mong giúp nước." Bất chợt có tiếng nói:
- Mẹ ra mời sứ giả vào đây cho con! Bà giật mình, sửng sốt. Ai vừa nói câu ấy? Nhưng trong nhà có ai đâu? Không có lẽ...
- Kìa mẹ! Mẹ ra gọi sứ giả vào đây đi! Nhanh lên, kẻo ông ấy đi mất bây giờ! Bà mừng cuống. Đúng là nó rồi. Không ngờ vừa nói câu đầu tiên, nó đã đòi đi đánh giặc. Không kịp hết ngạc nhiên, bà vội chạy ra mời sứ giả vào. Nó bảo với sứ giả:
- Ông về tâu với vua sắm cho ta một con ngựa sắt, một cái roi sắt và một tấm áo giáp sắt, ta sẽ phá tan lũ giặc này
Sứ giả kinh ngạc quay vô cùng. Bà thì quay vào nấu cơm cho con. Bỗng dưng từ hôm đó con bà ăn rất khoẻ, bao nhiêu cơm cũng không đủ. Bà con làng xóm nghe tin, tới tấp mang cơm, mang cà sang góp. Chẳng mấy chốc đã có bảy nong cơm, ba nong cà bày ra.
Thế mà nó cũng chỉ ăn loáng cái đã hết. Con bà lớn nhanh quá. Áo thì vừa may xong đã chật căng, đứt chỉ.
Sứ giả mang roi sắt, ngựa sắt, nón sắt đến. Con bà vươn vai hóa thành tráng sĩ, mình cao hơn trượng. Tráng sĩ đội nón sắt, cầm gậy sắt, nhảy lên lưng ngựa. Ngựa sắt tung bờm hí vang rồi cất vó phi như bay, bụi cuốn theo mù mịt. Dân làng nô nức cầm gậy gộc, dao cuốc chạy theo. Bà cũng đã già, lại là phụ nữ, đành ra ngõ ngóng tin còn thắng trận trở về.
Chẳng mấy chốc đã có tin vui. Quân giặc bị đánh tan tác, tháo chạy như vỡ nước. Đám đàn ông trai tráng trong làng cũng đã trở về, náo nức ca ngợi con trai bà giỏi giang như thế. Bà cứ chờ, chờ mãi mà vẫn không thấy nó trở về. Lòng người mẹ nóng như lửa đốt. Linh lính bảo bà rằng con bà sẽ không bao giờ trở về nữa.
Thế rồi một ngày kia, bà nằm mộng thấy có sứ giả nhà trời về báo: sau khi đánh tan giặc Ân, Ngọc Hoàng đã ra lệnh triệu con bà về thiên đình gấp, vì thế nó không kịp về chào từ biệt mẹ già. Bà đem câu chuyện trong mơ kể cho dân làng nghe, lúc bấy giờ họ mới nói thật với bà rằng: chính mắt họ trông thấy tráng sĩ cưỡi ngựa lên đỉnh núi rồi cả người cả ngựa bay thẳng lên trời như một ánh chớp sáng.
Mọi người đều gọi nó là Thánh Gióng. Nhà vua thấy nó được sinh ra ở làng Phù Đổng, phong cho nó làm Phù Đổng Thiên Vương. Nhưng đối với bà, đó mãi mãi vẫn đứa con bé bỏng...".
Sáng hôm sau cu Bi ngủ dậy thì đã thấy bà nó đang quét lá ngoài sân. Mà sao trông bà giống bà cụ trong câu chuyện hôm qua đến thế!
Ta là mẹ của Thánh Gióng, năm nay đã già rồi, ấy vậy mà trong lòng vẫn không nguôi nhớ về đứa con
trai yêu quý của ta. Chuyện về đứa con trai này mãi là kỉ niệm trong lòng ta.
Thuở ấy, cách đây cũng ngót mấy chục năm trời, vợ chồng ta sống ở một vùng quê yên bình, cánh đồng
xanh rì thẳng cánh cò bay, lợn gà đầy chuồng, nói chung cuộc sống thì đầy đủ và no ấm, hơn thế những
người bà con xóm giềng cũng vô cùng tốt bụng. Hai vợ chồng ta ngày đêm mong mỏi có mụn con vui vầy
tuổi già.
Ngày ngày, ta ra đồng chăm sóc ruộng lúa, vườn khoai cho đỡ buồn. Một hôm ra đồng, ta nhìn thấy một
vết chân rất to, to gấp mấy lần người thường, lúc đầu ta còn lo lo nhưng chợt nhớ xóm làng ta từ xưa đến
nay vốn rất thanh bình thì có điều gì khiến ta phải lo lắng đâu chứ. Trí tò mò nổi lên, ta liền đặt ngay bàn
chân của mình lên để ướm thử. Sau đó mải miết với công việc của mình. Về nhà ta cũng quên khuấy đi sự
việc đó. Cho đến một thời gian sau, chợt một hôm ta thấy người khang khác và ta biết mình đã có mang.
Ta sung sướng báo tin cho ông lão, ông lão cũng vô cùng mừng rỡ. Hai vợ chồng ta nâng niu chăm sóc
đứa trẻ trong bụng cầu mong cháu khoẻ mạnh, lành lặn như bao đứa trẻ khác. Tháng thứ 9 trôi qua vẫn
chưa thấy cháu chào đời vợ chồng ta vô cùng lo lắng, nhưng rồi cứ chờ đợi và cho đến tháng mười hai thì
Gióng ra đời. Vợ chồng ta vui mừng khôn xiết. Gióng ra đời khoẻ mạnh, tuấn tú lạ thường, hai vợ chồng
đặt biết bao hi vọng vào nó. ấy vậy mà đến năm lên ba tuổi Gióng vẫn chẳng biết nói, biết cười, biết đi,
cứ đặt đâu là ngồi đó, trong khi bằng tuổi đó lũ trẻ hàng xóm đã biết chạy nhảy khắp nơi. Hai vợ chồng ta
rất buồn, ngày đêm cầu khấn trời phật cho đứa con độc nhất của ta mau chóng được như những đứa trẻ
khác.
Thế rồi bỗng đâu quân giặc kéo sang xâm lược nước ta, chúng kéo đến đông nghìn nghịt, cuộc sống đang
yên bình bỗng bị khuấy động, nhà nhà lo sợ, người người lo sợ, mọi người chuẩn bị đồ khô để chạy giặc.
Trong tình cảnh đó nhà vua sai sứ giả đi khắp nơi tìm người tài đi đánh giặc cứu nước.
Sứ giả về tận đến làng ta rao gọi người tài. Ta nhớ hôm đó, hai vợ chồng đang ngồi bàn tính xem nếu đi
chạy giặc sẽ phải mang theo thứ gì thì Gióng đang nằm trên giường bỗng cất tiếng nói rất mạch lạc:
- Mẹ ơi! Ra mời sứ giả vào đây, con có chuyện muốn nói.
Hai vợ chồng giật mình ngơ ngác, rồi chợt sung sướng reo lên:
- Con đã nói được rồi ư Gióng, cha mẹ mừng lắm, nhưng con còn bé thế này thì làm được gì mà mời sứ
giả, không khéo mang tội khi quân.
Nói vậy nhưng thấy ánh mắt cương quyết của Gióng, ta vẫn chạy ra mời sứ giả vào trong bụng vừa mừng
lại vừa lo.
Sứ giả bước vào căn nhà đơn sơ của ta đưa mắt nhìn xung quanh có ý muốn biết mặt người tài nhưng nhìn
mãi mà chỉ thấy cậu bé ba tuổi đang nằm trên giường, sứ giả có vẻ nghi ngờ nhưng vừa lúc đó Gióng lên
tiếng, giọng đầy quả quyết:
- Ông hãy về bẩm báo với đức vua sắm cho ta một con ngựa sắt, một cái roi sắt và một tấm áo giáp sắt, ta
sẽ ra tay tiêu diệt lũ giặc này. Mang đến đây càng nhanh càng tốt.
Sứ giả vẫn tỏ ý nghi ngờ, thằng bé nhà ta bỗng vùng đứng dậy, khuôn mặt đầy nghiêm nghị:
- Ông hãy tin ở ta, ta không phải là một đứa trẻ bình thường.
Nghe Gióng nói vậy, sứ giả lập tức đi ngay. Lúc này, Gióng quay sang bảo ta:
- Mẹ xuống nấu cho con một nồi cơm to để con ăn còn chuẩn bị đi đánh giặc.
Đến lúc này, ta chợt hiểu dường như Gióng không phải là một người bình thường, có lẽ nó là con Ngọc
Hoàng xuống cứu giúp dân làng. Nghĩ vậy, ta vội vàng xuống bếp nấu một nồi cơm to, bưng lên cho
Gióng ăn, kì lạ thay Gióng ăn chỉ một loáng đã hết bay nồi cơm và mỗi lúc ta thấy Gióng lớn lên một ít.
Chỉ trong vài ngày Gióng lớn gấp 10 lần hôm trước, quần áo may chẳng kịp bởi chỉ một loáng đã chật
không mặc nổi.
Chỉ trong một thời gian ngắn bao nhiêu lương thực ta dự trữ đã hết veo, bà con láng giềng biết tin Gióng
nhận lời đi đánh giặc nên vui vẻ mang gạo, cà sang nhà và giúp ta thổi cơm cho Gióng ăn. Gióng ăn
không biết no, người to lớn như một tráng sĩ.
Một hôm cả nước nhận được tin quân giặc đã đến núi Trâu, tình hình đất nước rất nguy kịch. Tất cả mọi
người từ già đến trẻ ai ai cũng hoảng hốt, lo sợ. Đúng lúc đó, sứ giả mang những thứ Gióng yêu cầu đến
nhưng khổ một nỗi lúc này Gióng đã to lớn gấp mười lần hôm sứ giả gặp nên chẳng thứ gì còn vừa với nócả. Những thứ đó chỉ như thứ đồ chơi đối với nó. Sau mấy lần làm đi làm lại Gióng mới chọn cho mình
thứ phù hợp còn những cái khác Gióng khẽ bẻ đã vỡ vụn, và áo giáp sắt mặc vào khẽ cựa đã bung.
Sau khi đã mặc áo giáp sắt, cầm roi, nhảy lên mình ngựa, lúc này Gióng thật oai phong lẫm liệt, nó chẳng
còn giống đứa trẻ lên ba như trước. Nó chắp tay từ biệt hai vợ chồng ta:
- Vì đất nước con ra đi đánh giặc và không biết đến khi nào trở lại. Cha mẹ ở quê nhà cố gắng giữ gìn sức
khoẻ.
Quay sang bà con láng giềng, lúc này cũng đến rất đông để chia tay, nó cũng chắp từ biệt mọi người và nó
còn nói:
- Nếu cháu không trở về nhờ bà con láng giềng chăm sóc cha mẹ cháu lúc tuổi già sức yếu. Chúc cha mẹ
và bà con mạnh khoẻ bình yên!
Nghe nó nói vậy, ta không cầm được nước mắt nhưng cũng vô cùng tự hào vì con ta đang làm một việc
vô cùng lớn lao.
Chào mọi người xong nó thúc ngựa phi thẳng ra ngoài trận đánh. Ngựa đi đâu phun lửa đỏ rực ra đến đó.
Nó đón đầu lũ giặc đánh cho chúng tơi bời, và chỉ trong chốc lát quân giặc đã bị tiêu diệt gần hết. Đúng
lúc đó chiếc roi sắt trong tay nó gẫy làm đôi, lũ giặc hí hửng định xông lên nhưng Gióng đã nhanh tay
nhổ khóm tre bên cạnh. Quật túi bụi vào lũ giặc, lũ giặc không kịp chống trả. Một thời gian sau quân giặc
đã bị Gióng tiêu diệt chẳng còn một bóng nào nữa.
Ta nghe tin Gióng đã tiêu diệt được quân giặc trong lòng xiết bao vui mừng, và mong nó trở về nhưng
chờ mãi không thấy con đâu, đến sau này ta mới biết nó chính là con trai Ngọc Hoàng xuống giúp dân
làng nay hoàn thành nhiệm vụ đã bay về trời.
Thấm thoát đã bao năm trôi qua nhưng trong lòng ta vẫn không nguôi nhớ về đứa con ấy, dẫu vậy ta rất
vui vì con trai ta đã trở thành vị anh hùng dân tộc được mọi người ghi nhớ.