Câu 1: Cho 4 lít N2 và 20 lít H2 vào bình phản ứng. Thực hiện phản ứng tổng hợp NH3 ở điều kiện thích hợp sau đó đưa về nhiệt độ ban đầu thấy áp suất sau bằng 5/6 áp suất ban đầu. Tính:
a/ Thể tích NH3 tạo thành.
b/ Hiệu suất phản ứng.
Câu 2: Trong bình kín thể tích không đổi chứa 100 mol hỗn hợp khí N2 và H2 theo tỉ lệ mol 1:4. Thực hiện phản ứng tổng hợp NH3 ở nhiệt độ thích hợp và 200atm. Sau khi đạt trạng thái cân bằng, đưa về nhiệt độ ban đầu thấy áp suất bình đo được là 168atm. Tính:
a/ Số mol mỗi chất trong hỗn hợp sau.
b/ Hiệu suất phản ứng tổng hợp.
Nạp 32 lít hỗn hợp khí gồm N2, H2 (có tỉ lệ thể tích lần lượt là 1 : 3) vào bình phản ứng để tổng hợp NH3. Nếu hiệu suất phản ứng là 55% thì thể tích NH3 tạo thành là bao nhiêu lít (các khí đo dùng điều kiện)
A. 3,2 lít
B. 2 lít
C. 8,8 lít
D. 1,5 lít
1. Cho phương trình hóa học tổng hợp NH3: N2(k) + 3H2(k) D2NH3 (k) ; H = -92kJ
Hiệu suất phản ứng tổng hợp NH3 tăng nếu
A. Giảm áp suất, tăng nhiệt độ có xúc tác. B. Giảm áp suất, giảm nhiệt độ có xúc tác
C. Tăng áp suất, giảm nhiệt độ có xúc tác D. Tăng áp suất, tăng nhiệt độ có xúc tác
Trộn lẫn 4 lít N2 với 10 lít H2, sau phản ứng thu được 2 lít NH3. Tính hiệu suất phản ứng. (N=14;H=1) A. 40% B. 30% C. 25% D. 50%
Đun nóng 200ml dung dịch hỗn hợp gồm NaOH dư và Nh4Cl aM đến khi phản ứng hoàn toàn thu được 3,36 lít khí NH3 ở đktc. Tính a
Khi tổng hợp NH3 từ N2 và H2 (điều kiện thích hợp) thấy rằng nồng độ khi cân bằng của N2 là 0,02M ,H2:2M ,NH3:0.6M.Hằng số cân bằng của phản ứng là :
A.3,25 B.2,25 C.2 D.1,25
Trộn 8 lít H2 với 3 lít N2 rồi đun nóng với chất xúc tác bột sắt. Sau phản ứng thu được 9 lít hh khí. Tính hiệu suất phản ứng. Các thể tích đo ở cùng điều kiện nhiệt độ, áp suất.
Muốn cho cân bằng của phản ứng tổng hợp amoniac chuyển dịch sang phải, cần phải đồng thời
A. tăng áp suất và tăng nhiệt độ.
B. giảm áp suất và giảm nhiệt độ.
C. tăng áp suất và giảm nhiệt độ.
D. giảm áp suất và tăng nhiệt độ