Bài viết số 5 - Văn lớp 8

AL

Thuyết minh về chiếc đồng hồ báo thức của em

(các bạn cố gắng giúp mình nhanh nhanh nhé, vì thứ 2 là mình phải viết bài số 5 rồi. Thanks các bạn nhiều!!!)

ND
21 tháng 1 2017 lúc 18:32

Một người bạn thân thiết của em là chiếc đồng hồ báo thức. Sáng sáng, cứ đúng 5 giờ 30 phút là một hồi chuông lanh lảnh vang lên. Em mở bừng mắt, vươn vai mấy cái cho tỉnh ngủ rồi chạy xuống sân tập thể dục. Sau khi báo thức, chiếc đồng hồ lại cần mẫn làm công việc đếm thời gian của mình : tích tắc, tích tắc, tích tắc…

Chiếc đồng hồ đã có mặt trong gia đình em từ lâu lắm rồi. Ông nội kể lại rằng khi bố em chuẩn bị thi vào đại học, ông đã mua chiếc đồng hồ này để cho bố em chủ động giờ giấc ôn bài. Bao năm tháng đã qua, chiếc đồng hồ vẫn đứng nguyên trên mặt bàn học kê gần cửa sổ.

Đồng hồ này hiệu Jacke của Pháp, hình tròn, lớn bằng chiếc bát ăn cơm. Lớp vỏ bằng sắt tráng bạc. Mặt số gồm mười hai chữ số và ba cây kim. Kim chỉ giờ ngắn và to nhất, kế đến là kim phút dài và mảnh. Kim giây chỉ nhỏ bằng cây tăm, chuyển động nhanh nhất; Phía trên là một mặt số thu nhỏ chỉ có cây kim giờ. Muốn đồng hồ báo thức vào giờ nào, chỉ cần lên giây cót và để kim đúng vào giờ đó.

Tuy già nua cũ kĩ thế nhưng chiếc đồng hồ làm việc rất cần mẫn và chính xác. Nó chẳng đòi hỏi gì nhiều. Mỗi năm, bố em lại mang ra hiệu sửa đồng hồ lau dầu cho nó một lần. Các đồ vật trong nhà tuy bình thường, giản dị nhưng đều có ích cho cuộc sống lao động và học tập của mỗi người. Em yêu quý và giữ gìn chúng thật cẩn thận.
Bình luận (3)
TP
21 tháng 1 2017 lúc 20:06

II. Mở bài:

Đồng hồ là một vật dụng rất phổ biến trong đời sống con người. Nhờ có đồng hồ mà mọi hoạt động của xã hội loài người diễn ra chính xác và đều đặn.

II. Thân bài:

1. Khái niệm: Đồng hồ là một công cụ dùng để đo đạc những mốc thời gian nhỏ hơn một ngày; đối lập với lịch, là một công cụ để đo thời gian dài hơn một ngày. Những loại đồng hồ dùng trong kĩ thuật thường có độ chính xác rất cao và cấu tạo rất phức tạp. đồng hồ treo trên tường gọi là đồng hồ treo tường.

2. Nguồn gốc lịch sử:

Chúng ta tính thời gian bằng giây, phút, giờ, ngày, tháng, năm, thập kỷ, thế kỷ và thiên niên kỷ. Trước khi chưa có phát minh về đồng hồ, con người sử dụng nhiều thứ khác nhau để tính thời gian như: nhang, đèn cầy, lịch. Con người còn sử dụng mặt trời, cát để chia một ngày ra thành nhiều giờ.

Đồng hồ như chúng ta biết đến ngày nay được phát triển bởi những người sùng đạo ở châu Âu vào thế kỷ thứ 17. Họ cần biết thời gian chính xác để gặp nhau tại nhà thờ. Người Trung Quốc phát minh ra đồng hồ nước vào thế kỷ thứ 17, nhưng người Ai Cập cổ đại đã có chúng trước đó lâu rồi. Vào những thập niên 1700, con người đã có đồng hồ treo tường chính xác đến từng phút. Từ đó đến nay, chiếc đồng hồ đã qua rất nhiều lần cải tiến ngày càng trở nên tiện dụng và chính xác hơn.

Đồng hồ treo tường được du nhập vào Việt Nam theo con đường truyền giáo do người Pháp mang sang, nó xuất hiện đầu tiên và nhiều nhất ở các vùng ven biển của nước ta, nơi có rất nhiều nhà thờ thánh đường của người dân công giáo.

3. Phân loại:

– Theo cách hiển thị thời gian: đồng hồ cơ, đồng hồ âm thanh, đồng hồ chữ, đồng hồ điện tử.

– Theo cách đếm thời gian: đồng hồ cơ học, đồng hồ điện, đồng hồ tinh thể, đồng hồ phân tử, đồng hồ xung, đồng hồ radio, đồng hồ mặt trời…

– Theo chỗ để: đồng hồ treo tường, đồng hồ đeo tay, đồng hồ không dây…

4. Đặc điểm và cấu tạo:

– Một chiếc đồng hồ treo tường thường bao gồm: thân hộp đựng, mặt số, tổ hợp kim, trục, hệ thống truyền động, nguồn năng lượng, chuông báo…

+ Thân hộp bảo vệ bộ máy đồng hồ, gồm thân chính, vành tròn, mặt kính và đáy hoặc nắp phía sau . Những yếu tố này tạo dáng và phong cách cho chiếc đồng hồ. Hộp đựng được làm bằng gỗ hoặc kim loại, có chạm khắc tỉ mĩ để làm tăng vẻ đẹp và tính thẩm mỹ cho đồng hồ. Hộp được đóng thành khối vuông, khố hình chữ nhật, có móc gắn ở phía lưng. Một vài chiếc đồng hồ có hộp rất lớn, thường dùng để đặt trên các tòa nhà. Một vài đồng hồ treo tường giảm đi phần hộp, chỉ còn giữ lại mặt số.

+ Mặt số thường là một tấm kim loại hoặc vật liệu khác như sợi carbon, nhựa, thuỷ tinh, chất dẻo… trên đó có các vạch (dấu) chỉ giờ, phút và giây. Mặt số có nhiều kiểu dáng, hình thức trang trí và cách thể hiện thời gian khác nhau, có thể hiển thị bằng con số, bằng các dấu hoặc vạch…

+ Mặt hiển thị được gắn lên mặt trước của hộp.

+ Tổ hợp kim gồm: kim giờ, kim giây, kim phút, kim báo thức…Kim giờ chỉ giờ, là kim to và ngắn nhất trong các kim. Kim phút chỉ số phút trong một giờ, dài và nhỏ hơn kim chỉ giờ. Kim giây chỉ số giây trong một phút, dài và nhỏ nhất. Ngoài ra còn có kim báo thức có chức năng rung chuông báo thức khi được cài đặt. tổ hợp kim được gắn vào các trụng đồng tâm. Các trục này được gắn với các bánh răng tương ứng của bộ máy truyền động.

+ Bộ máy truyền động gồm: – Bộ động lực (dùng để tích trữ năng lượng); bộ chuyển động (gồm các banh răng trung tâm, bánh răng trung gian, bánh răng giây và bánh răng gai, dùng để nhận năng lượng của bộ động lực truyền cho bộ chỉnh động); bộ chỉnh động (gồm bánh răng gai, ngựa và chân kính lá trang); bộ điều hòa (gồm có vành tóc và dây tóc. Dưới tác dụng đàn hồi của dây tóc theo vòng xoắn Acsimet, vành tóc lại truyền ngược chuyển động lại cho ngựa làm ngựa tháo mở từng răng bánh răng gai một); bộ truyền kim truyền các chuyển động của kim phút, giờ, giây

+ Hệ thống truyền động bao gồm nhiều bánh răng hoặc trục quay dùng để truyền năng lượng làm quay tổ hợp kim hiển thị thời gian. Hệ thống truyền động hay bánh răng truyền năng lượng được lưu trữ trong hộp tang trống đến bánh răng hồi . Khi dây cót nhả, hộp tang trống quay và vận hành các bánh răng.

+ Nguồn năng lượng: có thể dùng dây cót lên dây cho đồng hồ hoặc dùng pin tích điện để duy trì hoạt động của máy.

+ Chuông báo: là chuông nhắc giờ hoặc chuông báo thức. Chuông nhắc giờ thường báo đều đặn theo khoảng thời gian cố định. Chuông báo thức chỉ báo khi được cài đặt.

5. Nguyên lý hoạt động:

Năng lượng được nạp vào đồng hồ bằng cách vặn cót hoặc bộ quay trên đồng hồ tự động. Năng lượng sau đó được truyền qua ổ cót tới các bánh răng. Các bánh răng quay và truyền động cho nhau. Để ngăn các bánh răng chuyển động xoay tròn hỗn loạn, đồng hồ cần có một bộ thoát (hồi). Bộ thoát này chạy theo nhịp, liên tục khóa và mở bánh thoát để bánh răng chạy theo nhịp.

Trục của các bánh răng được nối với các kim chỉ thời gian (giờ, phút hoặc giây). Khi đặt các kim này lên mặt đồng hồ, chúng ta sẽ biết được thời gian. Với cơ chế hoạt động đã đề cập ở trên, có thể nói một chiếc đồng hồ cơ đơn giản nhất cũng có rất nhiều “máy móc” thú vị ở bên trong và được cấu tạo từ những bộ phận rất tinh xảo. Đó là chưa kể đến những cỗ máy đồng hồ phức tạp hơn như tourbillon, chronograph… Những chiếc đồng hồ phức tạp nhất có thể tốn tới hàng trăm giờ công để thực hiện.

6. Vai trò, ý nghĩa:

Đồng hồ là thiết bị đo đếm thời gian, đảm bảo mọi hoạt động trong xã hội diễn ra chính xác và đều đặn. Ở vai trò này có thể ví chiếc đồng hồ giống như vị thần canh giữ thời gian.

– Đồng hồ là vật trang trí làm đẹp thêm không gian. Nhiều chiếc đồng hồ được sản xuất tỉ mỉ rất đắt tiền trở thành vật trang trí cho các tòa nhà sang trọng và công trình tôn giáo.

– Có chiếc đồng hồ sẽ giúp chúng ta chủ động sử dụng thời gian làm việc hiệu quả, mang lại nhiều lộ ích cho cuộc sống.

– Nhờ công nghệ sản xuất hàng loạt khiến cho giá thành đồng hồ rất rẻ từ vài trăm nghìn đến vài triệu mọt chiếc. Có thể nói ở đâu có con người, ở đó có đồng hồ.

7. Sử dụng và bảo quản:

– Treo đồng hồ ở nơi cao ráo, sạch sẽ, thoáng mát.

– Nên treo đồng hồ ở gần lối đi, nơi có nhiều ánh sáng để dễ dàng quan sát.

– Không nên treo đồng hồ ở nơi ẩm thấp, nơi có nhiệt độ cao hoặc bụi bẩn sẽ làm mau hư thiết bị.

– Môi trường có nhiều đồ dùng điện phát ra nhiều song từ trường cũng gây ảnh hưởng đến bộ truyền động bằng từ trường của máy làm đồng hồ chạy không ổn định,

– Không được để luồng khí lạnh của các loại máy điều hoà thổi trực tiếp vào đồng hồ.

– Khi đồng hồ bị hư phải sữa chữa đúng cách. Thường xuyên lau bụi bẩn, bôi dầu và bảo quản cẩn thận để sử dụng đồng hồ được bền lâu.

III. Kết Bài:

Khẳng định: Có thể nói đồng hồ gần như điều khiển toàn bộ các hoạt động của con người trên trái đất. Chúng ta sẽ không thể làm việc hiệu quả mà không cần có đồng hồ. Thật không thể hình dung cuộc sống loài người sẽ khó khăn thế nào nếu một ngày không còn nhìn thấy chiếc đồng hồ nào trong cuộc sống này nữa.

Bình luận (0)
LV
21 tháng 1 2017 lúc 20:09

Cô chủ có biết không ? Tôi vô cùng tự hào khi được là một chiếc đồng hồ . Mỗi thời khắc trôi qua , trái tim nhỏ bé của tôi lại đập nhịp nhàng cùng dòng chảy của thời gian . Mỗi một phút giây quả lắc của tôi như nhắc nhở mọi người xung quanh rằng “Cuộc sống đang hiện hữu ! ”
Thật là thích thú khi đồng hồ - tôi cũng được đi học nữa ! Nhưng chẳng phải học trên ghế nhà trường đâu mà mỗi câu chuyện trong cuộc sống này cũng chính là một bài học đáng quý . Và tôi biết rằng cô biết rất nhiều câu chuyện cổ tích đúng không ? Bây giờ , cô hãy lên giường đi nào , trước lúc cô đi ngủ tôi sẽ kể cho cô nghe một câu chuyện .
Đây là mẫu chuyện cổ tích mà tôi yêu thích nhất mà có phần cổ xưa hơn tháp BIG BEN của Anh Quốc rất nhiều . Bà tôi đã kể cho tôi câu chuyện này từ khi tôi còn là một cậu bé .
Ngày xưa , tại một vương quốc nọ , cuộc sống trôi đi thật là kỳ lạ : Nhiều người lớn tuổi luôn nhắc đến cuộc sống của họ thời còn trai trẻ , những thành công và vinh quang mà họ đã đạt được , những đứa trẻ luon mơ đến tương lai hoặc là dành rất nhiều thì giờ để mơ mộng vẩn vơ–mà không chăm lo phấn đấu . Có rất nhiều người còn vui chơi , hưởng thụ mà xếp lại những công việc , những ước mơ cho ngày mai , mai nữa … Và cả những người lớn cũng trở nên quá thực tế đến nỗi họ làm việc suốt ngày – như những guồng máy của công việc . Vậy là , ai trong số đó cũng luôn sống trong thế giới riêng của mình , không biết yêu thương , không biết nhớ nhung , nói chuyện với nhau mà không hiểu được ,…. Bầu không khí ấy thật nặng nề và cuộc sống tẻ nhạt ấy đang trôi …
Thế là một ngày nọ , trên những đám mây cao , nữ thần thời gian nhìn xuống trần gian và chứng kiến mọi sự việc đau buồn như thế . Nàng cho gọi ba người con của mình là : Thần Quá khứ , Hiện tại và Tương lai đến để cứu vãn những con người .
Rồi ba vị thần xuống trần gian … Đầu tiên là phép màu của người anh cả - Thần Quá khứ : chiếc kim đồng hồ trôi ngược lại , mang theo thế giới ấy cùng những tiếng tắc tích … tắc tích … Trong giây lát cảnh vật tựa hồ như ở trong một nghĩa trang nơi thôn dã , trăng đã lên cao , rực rỡ thanh bình và bầy sẻ mơ màng líu ríu dưới các mái hiên . Họ đă gặp lại những người đã khuất , những người mà họ yêu thương nhưng có thể đã chẳng còn cơ hội để thể hiện . Cuộc sống quả là ngắn ngủi dù chỉ là để yêu thương ! Lần đầu tiên , những trái tim trở nên ấm áp , những vóng tay thật chặt và những giọt nước mắt , những bờ vai … tưởng chừng như không dứt … Ai nấy đều thổn thức vì lỗi lầm của mình , vì cái ý nghĩ thời gian có thể xoá nhoà quá khứ để bây giờ , họ mới nhận ra rằng sống là để yêu thương .
Rồi thần Tương lai hoá phép để thời gian trôi thật nhanh đến tương lai của cuộc sống cũ Thần chỉ ra cho họ thấy những hậu quả khủng khiếp mà họ đã gây ra : Nếu cứ để thời gian trôi qua một cách vô ích , hạnh phúc sẽ chẳng còn gì . Đau buồn làm sao những người đã thành công mà không sống đúng với hiện thực , những ước mơ mà không còn phấn đấu , những công việc mà hôm nay không làm để rồi cứ để chúng cho ngày mốt , ngày kia , … Và họ bàng hoàng khi nhận ra chính mình dưới một bộ mặt già nua mang hằn nếp nhăn nỗi khổ đau , ân hận , cái ngày mai , ngày mai ấy không còn vui vẻ , không còn tươi sáng . Những giọt nước mắt hối hận và nuối tiếc trên hai gò má . “Thời gian quả là quí giá ! Hãy sống sao để thời gian không trôi đi vô ích , sống sao cho đừng bao giờ ray rứt bản thân ” Thần Tương lai đã mang thông điệp đến với mọi người .
Lúc ấy , người con giữa của Thần Thời gian - Thần hiện tại xuất hiện , đưa thời giờ đến đúng mức đúng của nó và nhắn nhủ rằng “Hỡi mọi người , ắt hẳn quí vị đã cảm thấy mình quá lạnh lùng và mắc nhiều lầm lạc . Vì vậy từ nay , xin các vị hãy sống thật hạnh phúc . Hãy luôn thực tế nhưng luôn nghĩ đến tương lai và nhớ về quá khứ , dành thời gian để nghỉ ngơi phù hợp . Hãy yêu thương như thể chưa bao giờ được yêu , làm việc như chưa từng làm việc vì … cuộc sống là hữu hạn ”
Một mùa xuân mới tràn về trong giá lạnh . Chim ca véo von và muôn ngàn nụ hoa đua nở , không gian bừng sáng và nở rộng trong bầu không khí ngát hương thơm . Vương quốc nụ cười đón chào năm mới . Ấy chính là phép màu của Thần Thời gian :
Lúc này , trên vòm trời xanh biêng biếc có một nữ thần đang mỉm cười …
Cô chủ nhỏ ạ ! câu chuyện đến đây là hết rồi , mong cô sẽ rút cho mình những bài học về thời gian thật quí báu ! Bây giờ , cô chủ hãy ngủ đi nhé để rồi mai đây cô lại có thể đón chào ánh bình minh , những công việc và ước mơ cô cần thực hiện . Chúc cô ngủ ngon !
Vậy là các bạn đã nghe câu chuyện rồi đấy . Nhờ có nó mà tôi rất vui với công việc mình làm . Đừng , đừng bao giờ bảo rằng làm một chiếc đồng hồ là nhàm chán , bạn nhé ! Sống để làm việc và yêu thương . Tôi đã vụng về kể lại bài học này với hy vọng bạn sẽ rùt ra từ đó những phép màu trong cổ tìch .
Và nhìn kìa , bạn có thấy không ? Trong chăn ấm , cô chủ nhỏ của tôi đã ngủ rồi , đôi môi cô tựa cánh hoa đang hé nở …
Quả tim nho nhỏ của tôi lại đập nhịp nhàng … tíc tắc … tíc tắc …tíc tắc … bụi thời gian lấp lánh xiết bao

Bình luận (1)
H24
21 tháng 1 2017 lúc 20:15

Đồng hồ là một công cụ để đo đạc những mốc thời gian nhỏ hơn một ngày; đối lập với lịch, là một công cụ để đo thời gian dài hơn một ngày. Những loại đồng hồ dùng trong kĩ thuật thường có độ chính xác rất cao và cấu tạo rất phức tạp. Trong khi đó, người ta có thể tạo ra những loại đồng hồ nhỏ để dễ dàng mang theo bên mình (gọi là đồng hồ đeo tay). Những loại đồng hồ hiện đại (từ thế kỉ 14 trở đi) thường thể hiện ba thông tin: giờ, phút, giây.
Nguồn gốc lịch sử
Một mô hình đồng hồ đầu tiên của Trung Hoa, sử dụng nhang để báo giờ
Stonehenge, một trong những đồng hồ mặt trời được biết đến đầu tiên

Chúng ta nói về thời gian mỗi ngày. Chúng ta tính nó bằng giây, phút, giờ, ngày, tháng, năm, thập kỷ, thế kỷ và thiên niên kỷ. Trước khi chưa có phát minh về đồng hồ, con người sử dụng nhiều thứ khác nhau để tính thời gian như: nhang, đèn cầy, lịch. Con người còn sử dụng mặt trời, cát để chia một ngày ra thành nhiều giờ. Đồng hồ như chúng ta biết đến ngày nay được phát triển bởi những người sùng đạo ở châu Âu vào thế kỷ thứ 17. Họ cần biết thời gian chính xác để gặp nhau tại nhà thờ. Người Trung Quốc phát minh ra đồng hồ nước vào thế kỷ thứ 17, nhưng người Ai Cập cổ đại đã có chúng trước đó lâu rồi. Vào những thập niên 1700, con người đã có đồng hồ treo tường và đồng hồ đeo tay, chính xác đến từng phút.
Đồng hồ mặt trời, đồng hồ cát, nhang và đèn cầy

đồng hồ là một trong những phát minh cổ nhất của con người, khi con người có yêu cầu xác định một tiến trình xảy ra trong một khoảng thời gian mau hay nhanh. Trong khi Mặt Trăng và các ngôi sao có thể được sử dụng để đo những khoảng thời gian dài thì những khoảng thời gian ngắn lại là một vấn đề khác. Một trong những giải pháp đầu tiên mà con người biết đến là đồng hồ mặt trời, nhưng chỉ có thể để đo những khoảng thời gian nhỏ vào ban ngày bằng cách sử dụng bóng của Mặt Trời chiếu lên qua những cột mốc.

Về sau, đèn cầy và các loại nhang được sử dụng để đo thời gian. Khoảng thời gian để chúng cháy hết xấp xỉ bằng nhau và thường được dùng để ước tính thời gian.

Ngoài ra còn có những loại đồng hồ cát. Ở đó, cát mịn được cho chảy qua một cái lỗ nhỏ ở một tốc độ nhất định từ đó xác định một khoảng thời gian.
Đồng hồ nước

Sử gia Vitruvius ghi chép lại rằng ở Ai Cập cổ đại, người ta sử dụng những loại đồng hồ nước có tên là clepsydra. Herodotus cũng đã đề cập đến một dụng cụ đo thời gian khác của người Ai Cập hoạt động nhờ thủy ngân. Những tài liệu về đồng hồ nước cũng được tìm thấy ở nhiều nơi trên bán đảo Ả Rập, Trung Quốc và Hàn Quốc.
[sửa] Những loại đồng hồ cơ học đầu tiên
Đồng hồ Big Ben ở thủ đô London, Anh có kim giờ dài 1,63 m trong khi kim phút dài 4,3 m

Tuy không còn bất kì chiếc đồng hồ nào sót lại từ thời Trung cổ nhưng những văn bản ghi chép của nhà thờ cũng một phần nào nói lên bí mật về lịch sử của đồng hồ.

Tín ngưỡng vào thời Trung cổ bắt buộc phải sử dụng đồng hồ để đo đạc thời gian vì trong nhiều thế kỉ, buổi cầu nguyện hàng ngày và công việc đều được quy định chặt chẽ. Do đó người ta có thể đã sử dụng những công cụ như đồng hồ nước, đồng hồ mặt trời và nến kết hợp với những dụng cụ khác để báo hiệu như chuông nhờ một những cơ cấu cơ học đơn giản trong đó sử dụng quả nặng. Do đó, những loại đồng hồ đâu tiên không sử dụng kim nhưng sử dụng âm thanh làm tín hiệu.

Vì vậy, trong nhiều ngôn ngữ hiện đại, từ "đồng hồ" có nguồn gốc từ tiếng Latin cloca có nghĩa là "chuông".
Cấu trúc cơ học mới cho đồng hồ

Ở khoảng giữa những năm 1280 và 1320, những tư liệu của nhà thờ về những loại dụng cụ để đo thời gian tăng lên. Điều này có thể thể hiện một cấu trúc đồng hồ mới được thiết kế ở thời kì này: bao gồm một hệ thống những quả nặng kết hợp với những con quay. Năng lượng được trong đồng hồ được điều khiển bởi những cấu trúc gọi là "hồi".

Những dụng cụ cơ khí được áp dụng vào đồng hồ vì hai lí do chính: để đánh dấu, báo hiệu thời gian và về sau là đánh dấu sự chuyển động của các thiên thể. Nhu cầu đầu tiên là vì sự tiện lợi trong quản lý, còn nhu cầu sau dành cho những môn khoa học, thiên văn học, và mối quan hệ giữa chúng với tôn giáo. Những đồng hồ đầu tiên thường được đặt ở những tòa tháp chính, không cần thiết có kim nhưng chỉ cần có khả năng báo hiệu giờ. Những chiếc đồng hồ phức tạp khác cũng xuất hiện và có kim để chỉ giờ và cả một cơ cấu tự động.

Vào năm 1283, một chiếc đồng hồ được lắp đặt ở Dunstable Priory, điều đáng chú ý ở đây là nó là chiếc đồng hồ được người ta cho là đồng hồ cơ khí không sử dụng sức nước đầu tiên. Vào năm 1292, một chiếc đồng hồ tương tự được cho là đã được lắp đạt ở nhà thờ Canterbury. Năm 1322, một cái khác được lắp đặt ở Norwich. Công trình như trên đòi hỏi công sức của hai người thợ lành nghề trong vòng 2 năm.
Những bộ phận của đồng hồ cơ

Hầu hết những loại đồng hồ từ thế kỉ 14 đến nay đều có những bộ phận chính như sau:

* nguồn năng lượng, lúc trước là một con lắc(nguồn năng lượng không bao giờ là con lắc, năng lượng của nó rất nhỏ), về sau là dây cót
* hồi, một cơ cấu được thiết kế sao cho năng lượng thoát ra từ từ chứ không thoát ra tất cả cùng lúc, cơ cấu của hồi ban đầu là con lắc đơn (trong các đồng hồ quả lắc), sau đó là con lắc xoay nằm ở tâm một lò xo mảnh và nhẹ (trong các đồng hồ quả quýt và đồng hồ đeo tay), rồi là tinh thể thạch anh, và các cơ cấu tinh vi hơn...
* hệ thống bánh răng, có nhiệm vụ điều khiển và truyền chuyển động từ nguồn đến bộ phận hiển thị
* hệ thống hiển thị, bao gồm kim, chuông,...

Những cải tiến

Những người thợ làm đồng hồ đã cải tiến phát minh của mình dưới nhiều hình thức khác nhau. Thiết kế những loại đồng hồ càng lúc càng nhỏ dần dần trở thành một thách thức lớn, bởi vì họ còn phải bảo đảm tính chính xác và bền bỉ của đồng hồ. Đồng hồ có thể là một tác phẩm nghệ thuật của một nghệ sĩ tài năng nhưng cũng có thể được sản xuất hàng loạt để sử dụng trong nhà.

Đầu tiên, hệ thống dây cót được phát triển vào thế kỉ 15, và đó đã trở thành một thách thức mới cho những người thợ làm dồng hồ.

Kim phút xuất hiện đầu tiên ở đồng hồ vào năm 1475, được nhắc đến trong Almanus Manuscript của nhà tu Paul.

Trong suốt thế kỉ 15 và 16, nghệ thuật làm đồng hồ phát triển ở những thị trấn như Nürnberg, Augsburg, Blois. Một số đồng hồ chỉ có một kim và bề mặt đồng hồ được chia làm 4 khoảng để người đọc dễ dàng theo dõi đồng hồ. Một hệ thống hồi hoàn chỉnh được thiết kế bởi Jobst Burgi vào năm 1585. Những chiếc đồng hồ chính xác của ông đã giúp Johannes Kepler và Tycho Brahe quan sát thiên văn với độ chính xác cao hơn.

Kim giây xuất hiện vào khoảng năm 1560 trong bộ sưu tập của Fremersdorf. Tuy nhiên nó hoạt động không được chính xác lắm, và kim giây chỉ giúp cho chúng ta nhận ra rằng đồng hồ vẫn còn hoạt động.

Vào năm 1653, Galileo Galilei phát minh ra con lắc dẫn đến sự ra đời của đồng hồ quả lắc do Christiaan Huygens chế tạo. Ông đã xác định nếu con lắc có độ dài là 99,38 cm thì một chu kì của nó sẽ là đúng 1 giây. Vào năm 1670, William Clement phát minh ra hệ thống hồi dạng mỏ neo giúp nâng độ chính xác. Từ đó, kim phút và kim giây xuất hiện ở hầu hết những loại đồng hồ.

Bình luận (1)
TL
21 tháng 1 2017 lúc 17:32

trường bn chưa nghỉ tết ak

Bình luận (12)
TC
27 tháng 1 2017 lúc 20:37

Cả nhà em chỉ có một chiếc đồng hồ và đấy là chiếc đồng hồ để bàn. Từ mấy nam nay nó vẫn đứng ở một góc bàn nước, phía trước chân thờ,ngay gian giữa của ngôi nhà ba gian 2 trái bằng gỗ. Chiếc đồng hồ đó do Việt Nam sản xuất, dài và dày mình, cầm hơi nặng tay. Bố em mua nó trong một lần về họp ở Hà Nội, cách dây đã hơn ba năm. Vỏ đồng hồ bằng nhựa trắng, mép ngoài mạ vàng. Phần nhựa ít trầy xước nhưng phần mạ vàng đã bị hoen, tróc. Nó đứng bằng ba chân, hai chân trước mạ vàng còn chân sau bằng nhựa. Sau tấm kính trắng là mặt đồng hồ. Bên phải một ô vuông mạ vàng có bảng số chỉ ngày. Quanh ô vuông là trangtrí mạ bạc. Bên trái là phần chính , lớn hơn,gồm một vòng 12 con số, từ số 1 đến số 12. Ba chiếc kim có độ dài ngắn khác nhau,và tốc đọ di chuyển khác nhau. Kim giây mảnh mai, màu đỏ quay liên tục Kim phút to hơn nhưng ngắn hơn, lúc lúc mới nhích một bước ngắn. Kim giờ tưởng như không chạy nhưng vẫn thầm lặng quay chậm chạp. Bác đồng hồ đứng đấy, im lặng theo dõi mọi người, im lặng ngắm nhìn cănnhà. Tiếng tích tắc đều đặn lúc vắng vẻ nghe rất rõ, lúc đông người tèo chuyện thì hầu như bị chìm đi. Thế nhưng lúc nào cũng vậy dù ngày hay đêm, bác vẫn cần mẫn làm việc. Ai cần đến bác thì có mặt ngay. Mỗi snags, vào lúc 6 giờ, bác reng reng một hồi dài gọi cả nhà thức dậy, tiếng bác đnah gọn, thanh thoát, hối hả thúc giục … Mỗi ngày bác chỉ cần lên giây một lần ,vào một giờ nhất định. Em thường xuyên lo công việc đó và hầu như không bao giờ quên. Có bác đồng hồ, em đi học đúng giờ, bố đi làm đúng giờ còn mẹ em biết lúc nào cần thổi cơm..Cả nhà đều quý bác và giữ gìn bác cẩn thận.
xin lỗi mấy mk ko viết được dấu bucminh

Bình luận (0)

Các câu hỏi tương tự
TC
Xem chi tiết
DG
Xem chi tiết
MD
Xem chi tiết
NY
Xem chi tiết
LV
Xem chi tiết
AL
Xem chi tiết
ST
Xem chi tiết
TT
Xem chi tiết
HA
Xem chi tiết