Bài 15: Cơ sở của ăn uống hợp lí

TM

Thiếu chất đạm và thừa chất đạm sẽ có ảnh hưởng gì đến phát triển của trẻ . Liên hệ bản thân .

Nhanh lên , mai kiểm tra Công Nghệ học kì mất rùi.

NA
23 tháng 4 2017 lúc 10:45

+>nếu lỡ thiếu đạm, bạn sẽ gặp phải các triệu chứng như rối loạn tiêu hóa, thường xuyên bị nhiễm trùng, mắc các bệnh về huyết áp, mệt mỏi, suy dinh dưỡng, cơ thể không phát triển hoàn thiện được. Nếu thiếu chất đạm một thời gian dài, tình trạng suy dinh dưỡng ngày càng nghiêm trọng thì sẽ chuyển sang thiếu máu, thiếu sắt. Sức đề kháng của bạn bị suy yếu, hệ thống miễn dịch suy giảm, bệnh tật tấn công liên tục, nhất là các bệnh nhiễm khuẩn. Bạn có thể hình dung ra mức độ nghiêm trọng nhất, ấy là khi bạn thiếu đạm quá nặng trong một thời gian quá dài. Lúc này bạn sẽ bị phù toàn thân, da bong ra từng mảng, mắt có thể bị mù lòa và thậm chí dẫn đến tử vong nếu không được cứu chữa kịp thời.

Tuy nhiên, như đã nói, ngược lại nếu bạn cứ bị ám ảnh chuyện lo bạn thiếu đạm, muốn con hay ăn chóng lớn, phát triển vượt trội nên cả ngày bổ sung cho bạn thật nhiều đạm, thật nhiều thịt cá thì lại cũng… không tốt! Bạn cần biết rằng trong quá trình tiêu hóa, chất đạm lại là chất có khả năng tạo ra nhiều sản phẩm trung gian gây độc. Chất đạm quá nhiều sẽ làm tăng gánh nặng cho gan và thận, khiến cơ thể bạn cung “đừ” theo. Khi thừa đạm, trẻ sẽ khó tiêu hóa, hay bị táo bón, từ đó dẫn đến chán ăn, cơ thể cứ thấy thịt cá là… sợ. bạn thừa đạm thì cơ thể cũng đâm ra khó hấp thu các loại vitamin cần thiết khác cho cơ thể, khiến cơ thể không phát triển bình thường được nữa.

hahaheheha

Bình luận (0)
TL
23 tháng 4 2017 lúc 17:11

bị suy dinh dưỡng, dễ mắc bệnh, trí tuệ phát triển kém

Bình luận (0)
HD
3 tháng 5 2019 lúc 21:23

Thiếu chất đạm: trẻ bị bệnh suy dinh dưỡng. Bệnh suy dinh dưỡng làm cho cơ thể phát triển chậm lại hoặc ngừng phát triển; cơ bắp trở nên yếu ớt, tay chân khẳng khiu, bụng phình to, tóc mọc lưa thưa

Ngoài ra trẻ còn dễ bị mắc bệnh nhiễm khuẩn và trí tuệ kém phát triển

Thừa chất đạm: có thể gây nên bệnh béo phì, bệnh huyết áp, bệnh tim mạch

Bình luận (0)

Các câu hỏi tương tự
MC
Xem chi tiết
H24
Xem chi tiết
GM
Xem chi tiết
DT
Xem chi tiết
TA
Xem chi tiết
NN
Xem chi tiết
NU
Xem chi tiết
PN
Xem chi tiết
PN
Xem chi tiết