Học tại trường Chưa có thông tin
Đến từ Chưa có thông tin , Chưa có thông tin
Số lượng câu hỏi 11
Số lượng câu trả lời 0
Điểm GP 0
Điểm SP 0

Người theo dõi (0)

Đang theo dõi (0)


TA

Chủ đề:

Bài 18: Các phương pháp chế biến thực phẩm

Câu hỏi:

1. Phương pháp làm chín thực phẩm trong nước.

a) Luộc. - Lượng nước trong món luộc nên lưu ý điều gì? Có nên đun quá lâu không? Từ đó, HS rút ra khái niệm món luộc/ SGK/ trang 85.

- Em hãy kể tên một vài món luộc mà gia đình em hay dùng? Theo em, luộc thực phẩm là động vật và thực phẩm là thực vật có điểm gì khác nhau?

- Món luộc phải đảm bảo những yêu cầu kĩ thuật gì?

b) Kho.

- Tương tự như luộc, kho cũng là phương pháp làm chín thực phẩm trong nước. Bằng quan sát thực tế, em hãy tìm các điểm khác nhau giữa món luộc và món kho. (VD: lượng nước, hương vị, thời gian,…)

- Từ những điểm khác nhau vừa tìm được, em hãy nêu định nghĩa món kho

- Em hãy kể tên một vài món kho mà em biết. Qua quá trình quan sát việc chế biến món ăn của gia đình em, em hãy thử trình bày cách làm 1 món kho?

- Theo em, món kho đảm bảo yêu cầu kĩ thuật gì?

2. Phương pháp làm chín thực phẩm trong chất béo.

a) Rang.

- Em hãy kể tên một số món rang mà gia đình em hay dùng. Từ đó, em hãy cho biết món rang là như thế nào?

- Món rang phải đảm bảo yêu cầu gì về kĩ thuật? HS tìm hiểu thêm quy trình thực hiện và yêu cầu kĩ thuật

b) Xào.

- Em hãy kể tên một số món xào mà gia đình em hay dùng.

- Theo em, một món xào ngon cần đảm bảo những yêu cầu kĩ thuật gì?

- Em hãy thử trình bày cách làm một món xào mà em thích nhất.

Phần II : Tìm hiểu các phương pháp chế biến thực phẩm không sử dụng nhiệt

1. Trộn dầu giấm.

-tham khảo thêm hình ản HS th món trộn dầu giấm rau xà lách và nhận xét về trạng thái, màu sắc, hương vị của món trộn dầu giấm. Từ những nhận xét đó, rút ra khái niệm thế nào là món trộn dầu giấm.

- Mỗi món ăn đều có những lưu ý riêng khi chế biến để tạo nên món ăn ngon miệng, đẹp mắt. Tại sao khi trộn dầu giấm, ta chỉ trộn trước 5-10 phút trước khi ăn?

Một món trộn dầu giấm phải đạt được những yêu cầu kỹ thuật cụ thể nào về màu sắc và hương vị? Em hãy tìm hiểu thêm từ các nguồn và nêu tên các nguyên liệu thường được thay thế trong món trộn dầu giấm.

- Để đạt được những yêu cầu kỹ thuật của món trộn dầu giấm, những lưu ý về dụng cụ trộn rất quan trọng. Vì sao phải dùng dụng cụ bằng sứ, men, thủy tinh mà không được dùng dụng cụ đồng, nhôm, nhựa màu trong khi trộn nguyên liệu?

- Một món ăn nếu được trình bày càng đẹp mắt thì càng tăng thêm sự hấp dẫn đối với người dùng. HS có thể sử dụng các kiến thức cắt, tỉa rau củ quả để sáng tạo nhiều cách trình bày đẹp mắt hơn cho món ăn của mình.

2. Trộn hỗn hợp.

- Em đã được từng ăn món nộm nào? Kể tên các nguyên liệu trong món đó và nhận xét về trạng thái, màu sắc, hương vị của món trộn hỗn hợp. Từ những nhận xét đó, rút ra khái niệm thế nào là món trộn hỗn hợp. Khái niệm/ trang 90/ SGK. - HS tự tìm hiểu quy trình thực hiện món trộn hỗn hợp và cho biết: Tại sao nguyên liệu trước khi trộn phải được ướp muối, sau đó rửa lại cho hết mặn rồi vắt ráo?

- Dựa vào quy trình vừa tìm hiểu, em hãy thử nêu cách làm một món nộm mà em đã thưởng thức. Theo em, các nguyên liệu trong món trộn hỗn hợp có thể thay thế được không? Nếu có, em hãy nêu một vài ví dụ cụ thể.

- Một món trộn hỗn hợp như thế nào được coi là đạt yêu cầu về kĩ thuật và trình bày

Chủ đề:

Vượt thác

Câu hỏi:

CÂU HỎI BÀI VƯỢT THÁC

1.văn bản miêu tả một cuộc vượt thác của con thuyền theo trình tự thời gian và không gian như thế nào?

2. Cảnh dòng sông và hai bên bờ qua sự miêu tả ở trong bài đã đổi thay như thế nào theo từng chặng của con thuyền?

3. Xác định vị trí quan sát của người kể chuyện? Vị trí ấy có thích hợp không? Vì sao?

4. Cảnh con thuyền vượt thác được miêu tả như thế nào?

5. Tìm những chi tiết miêu tả ngoại hình, hành động của dượng Hương Thư trong cuộc vượt thác. Những cách so sánh nào đã được sử dụng?

6. Ý nghĩa của hình ảnh so sánh dượng Hương Thư “giống như một hiệp sĩ của Trường Sơn oai linh”

7. Ở đoạn đầu và đoạn cuối của bài có hai hình ảnh miêu tả những cây cổ thụ trên bờ sông. Em hãy chỉ ra 2 hình ảnh ấy và cho biết tác giả đã sử dụng cách chuyển nghĩa nào ở mỗi hình ảnh. Nêu ý nghĩa của từng trường hợp.

8. Qua bài văn em cảm nhận như thế nào về hình ảnh thiên nhiên và con người được miêu tả trong bài.

III. Bài tập củng cố kiến thức

Câu 1. Văn bản “Vượt thác” là của tác giả nào?

A. Thạch Lam.

B. Võ Quảng.

C. Thu Bồn.

D. Sơn Nam.

Câu 2. Văn bản “Vượt thác” được trích từ tác phẩm nào?

A. Tảng sáng.

B. Trời mỗi ngày lại sáng.

C. Hoàng hôn màu lửa.

D. Quê nội.

Câu 3. Câu nào dưới đây không nói về tác phẩm Quê nội?

A. Đây là truyện viết dành riêng cho những người lính cách mạng trong thời kháng chiến chống Mĩ.

B. Được viết năm 1974, cùng với “Tảng sáng” là những tác phẩm thành công nhất của tác giả.

C. Nội dung chính của truyện viết về cuộc sống ở một làng quê ven sông Thu Bồn tỉnh Quảng Nam vào những ngày sau Cách mạng tháng Tám 1945 và những năm đầu kháng chiến chống Pháp.

D. Nhân vật chính của truyện là hai em thiếu niên Cục và Cù Lao.

Câu 4. Trong đoạn trích trên, tác giả đề cập đến một loại gió nổi bật của vùng đất miền Trung. Đó là loại gió nào?

A. Gió Tây Nam.

B. Gió Đông Bắc.

C. Gió nồm.

D. Gió biển.

Câu 5. Hình ảnh dượng Hương Thư khi vượt thác được tác giả miêu tả như thế nào?

A. Nói năng nhỏ nhẹ, tính nết nhu mì, ai gọi cũng vâng vâng dạ dạ.

B. Thân hình như một pho tượng đồng đúc, các bắp thịt cuồn cuộn, hai hàm răng cắn chặt, quai hàm bạnh ra, cặp mắt nảy lửa.

C. Thân hình gầy gò giống như một người lâu ngày không được tẩm bổ, nhưng trái lại có một sức khỏe phi thường.

D. Tính khí hung hăng, khiến mọi người ai ai cũng phải khiếp sợ.

Câu 6. Hình ảnh dượng Hương Thư khi vượt thác được tác giả ví với điều gì?

A. Một hiệp sĩ của Trường Sơn oai linh hùng vĩ.

B. Những cụ già vung tay hô đám con cháu tiến về phía trước,

C. Những nhân vật trong truyện cổ tích.

D. Một chiến binh quả cảm.

Câu 7. Những chi tiết tác giả khắc họa trong đoạn trích cho thấy vượt thác là công việc như thế nào?

A. Vô cùng đơn giản và tầm thường như những công việc khác.

B. Vô cùng khó khăn, nguy hiểm, không phải bất cứ ai cũng làm được.

C. Rất hấp dẫn và lôi cuốn mọi người.

D. Công việc khó khăn mà từ trước đến giờ chưa ai từng làm.

Câu 8. Tác giả đã lấy vị trí nào làm điểm nhìn để miêu tả cảnh vượt thác?

A. Từ trên núi cao nhìn xuống.

B. Từ đầu dòng sông nhìn về hướng con thuyền vượt thác,

C. Từ hai bờ sông nhìn ra con thuyền.

D. Từ trên con thuyền dõi theo hành trình vượt thác.

Câu 9. Đoạn trích trên làm nổi bật điều gì?

A. Sự hùng vĩ của những dòng thác trên sông Thu Bồn.

B. Vẻ hùng dũng và sức mạnh của con người lao động trên nền cảnh thiên nhiên rộng lớn, hùng vĩ.

C. Sức khỏe phi thường và tài năng vượt thác tuyệt vời của dượng Hương Thư.

D. Những vất vả của người dân đất Quảng và lòng yêu nước nồng nàn của họ.

Câu 10. Trong đoạn trích, khung cảnh thiên nhiên được miêu tả như thế nào khi thuyền sắp vượt thác?

A. Dọc sông, những chòm cổ thụ dáng mãnh liệt trầm ngâm lặng nhìn xuống nước. Núi cao đột ngột hiện ra chắn ngang trước mặt.

B. Chung quanh là một vùng trời cao rộng, trước mặt là dòng sông bao la không một chút sóng.

C. Hai bên bờ sông, nhà cửa mọc san sát, thuyền bè ra vào buôn bán tấp nập.

D. Thỉnh thoảng có những thuyền chất đầy cau tươi, đầy mây, dầu rái, những thuyền