Ôn tập ngữ văn lớp 6 học kì I

H24

Soạn văn bản TỪ VÀ CẤU TẠO TỪ CỦA TIẾNG VIỆT GIÚP MÌNH VỚI MÌNH TÍCH CHO

TA
29 tháng 8 2019 lúc 20:37

Câu 1. Lập danh sách các từ và các tiếng trong các câu sau:

"Thần / dạy / dân / cách / trồng trọt, / chăn nuôi / và / cách / ăn ở" (Con Rồng cháu Tiên)

Các dấu gạch chéo là dấu hiệu lưu ý về ranh giới giữa các từ. Như vậy, có từ chỉ gồm một tiếng, có từ lại gồm hai tiếng.

Tiếng

Thần

dạy

dân

cách

trồng

trọt

chăn

nuôi

ăn

Từ

Thần

dạy

dân

cách

trồng trọt

chăn nuôi

ăn ở

Trong câu này, có 12 tiếng và 9 từ. Những từ một tiếng: Thần, dạy, dân, cách, và; Những từ hai tiếng: trồng trọt, chăn nuôi, ăn ở.

Câu 2.

Phân biệt giữa từ và tiếng? Tiếng là âm thanh được phát ra. Mỗi tiếng là 1 âm tiết. Từ là đơn vị nhỏ nhất có nghĩa dùng để đặt câu. Từ được tạo bởi một hoặc hai tiếng trở lên. Tiếng dùng để cấu tạo nên từ. Từ dùng để cấu tạo nên câu. Vai trò của từ được thể hiện trong mối quan hệ với các từ khác trong câu. Khi nào một tiếng được coi là từ? Một tiếng nào đấy được coi là từ chỉ khi nó có khả năng tham gia cấu tạo câu. Tiếng mà không dùng được để cấu tạo câu thì cũng không mang ý nghĩa nào cả và như thế không phải là từ.
Bình luận (0)
DH
29 tháng 8 2019 lúc 19:54

Lời giải chi tiết

1. Lập danh sách các tiếng và danh sách các từ trong câu sau, biết rằng mỗi từ đã được phân cách với từ khác bằng dấu gạch chéo.

Thần / dạy / dân / cách / trồng trọt, / chăn nuôi / và / cách / ăn ở.

Trả lời:

* Trong câu trên có 12 tiếng (Thần, dạy, dân, cách, trồng, trọt, chăn, nuôi, và, cách, ăn, ở) và có 9 từ (đã được phân cách bằng dấu gạch chéo).

2. Các đơn vị được gọi là tiếng và từ có gì khác nhau?

Trả lời:

- Tiếng dùng để tạo từ.

- Từ dùng để tạo câu.

- Khi một tiếng có thể dùng để tạo câu, tiếng ấy trở thành từ.

3. Dựa vào những kiến thức đã học ở bậc tiểu học, hãy điền các từ trong câu dưới đây vào bảng phân loại:

Từ đấy /, nước / ta / chăm / nghề / trồng trọt, / chăn nuôi / và / có / tục / ngày tết / làm / bánh chưng / bánh giầy.

Trả lời:

Bảng phân loại

Kiểu cấu tạo từ

Ví dụ

Từ đơn

Từ đấ-y, nước, ta, chăm, nghề, và, có, tục, ngày tết, làm

Từ phức

Từ ghép

Chăn nuôi, bánh chưng, bánh giầy

Từ láy

Trồng trọt

4. Cấu tạo của từ ghép và từ láy có gì giống nhau và khác nhau?

Trả lời:

- Giống nhau: Từ láy và từ ghép đều gồm hai tiếng trở lên (đều là từ phức)

- Khác nhau:

+ Từ láy giữa các tiếng có quan hệ với nhau về âm

+ Từ ghép giữa các tiếng có quan hệ với nhau về nghĩa.

Bình luận (1)
H24
29 tháng 8 2019 lúc 19:54

Click dzô đây =)) Trước khi hỏi nhớ search gg nha bạn!

Bình luận (0)
H24
29 tháng 8 2019 lúc 20:00

Ê chả lẽ kẻ cả ô đấy vào vở à

Bình luận (6)
H24
29 tháng 8 2019 lúc 21:29
I. Từ là gì?

Câu 1 (trang 13 sgk ngữ văn 6 tập 1)

- Các tiếng: Thần, dạy, dân, cách, trồng, trọt, chăn, nuôi, và, cách, ăn, ở.

- Các từ:

+ Từ đơn: Thần, dạy, dân, cách, và

+ Từ ghép: Trồng trọt, chăn nuôi, ăn ở.

Câu 2 (trang 13 sgk ngữ văn 6 tập 1)

Các đơn vị được gọi là tiếng và từ khác nhau

+ Tiếng là thành phần cấu tạo nên từ.

+ Từ là đơn vị nhỏ nhất có nghĩa dùng để tạo câu

II. Từ đơn và từ phức

Câu 1 (trang 13 sgk ngữ văn 6 tập 1)

Kiểu cấu tạo từ Ví dụ
Từ đơn Từ, đấy, nước, ta, chăm, nghề, và, có tục, ngày, Tết, làm
Từ phức Từ ghép Chăn nuôi, bánh chưng, bánh giầy
Từ láy Trồng trọt

Câu 2(trang 14 sgk ngữ văn 6 tập 1)

Từ ghép và từ láy giống nhau: đều có từ 2 âm tiếng trở lên tạo thành

- Khác nhau:

+ Từ ghép: được tạo ra bằng các tiếng có quan hệ về nghĩa với nhau

+ Từ láy: được tạo ra bởi quan hệ láy âm giữa các tiếng.

III. Luyện tập

Bài 1 (trang 14 sgk ngữ văn 6 tập 1)

a, Các từ nguồn gốc, con cháu thuộc kiểu từ ghép.

b, Những từ đồng nghĩa với nguồn gốc: gốc gác, nguồn cội, cội nguồn

c, Những từ ghéo có quan hệ theo kiểu thân thuộc: con cháu, anh chị, vợ chồng, anh em, cô dì, chú bác, chị em…

Bài 2 (trang 14 sgk ngữ văn 6 tập 1)

Quy tắc sắp xếp các tiếng trong từ ghép thể hiện quan hệ thân thuộc:

- Theo giới tính (nam, nữ) : anh chị, cô chú, cô bác, chị em, cô cậu,…

- Theo giới tính: cha con, con cháu, cháu chắt…

Bài 3 (trang 14 sgk ngữ văn 6 tập 1)

Nêu cách chế biến bánh Bánh rán, bánh nướng, bánh hấp, bánh nhúng, bánh tráng
Nêu tên chất liệu của bánh Bánh nếp, bánh tôm, bánh tẻ, bánh khoai, bánh ngô, bánh bột lọc, bánh đậu xanh
Nêu tính chất của bánh Bánh dẻo, bánh xốp, bánh phồng…
Nêu hình dáng của bánh Bánh gối, bánh tai to, bánh quấn thừng

Bài 4 (trang 15 sgk ngữ văn 6 tập 1)

Từ thút thít miêu tả tiếng khóc nhỏ, không liên tục, xen với tiếng xịt mũi của nàng công chú Út. Đây là từ láy tượng thanh.

- Các từ láy có cùng tác dụng: sụt sùi, sụt sịt, tấm tức, rưng rức,…

Bài 5 (Trang 15 sgk ngữ văn 6 tập 1)

a, Tả tiếng cười: khanh khách, khúc khích, sằng sặc, hô hố, ha hả, rinh rích, toe toét…

b, Tả tiếng nói: ồm ồm, lí nhí, khe khẽ, ỏn ẻn, léo nhéo, làu bàu, oang oang, khàn khàn…

c, Tả dáng điệu: lom khom, thướt tha, mềm mại, lừ đừ, ngật ngưỡng, lóng ngóng, hí hoáy, co ro, liêu riêu…

Bình luận (0)

Các câu hỏi tương tự
LN
Xem chi tiết
DV
Xem chi tiết
TN
Xem chi tiết
HA
Xem chi tiết
TL
Xem chi tiết
PN
Xem chi tiết
TL
Xem chi tiết
MP
Xem chi tiết
HA
Xem chi tiết