Đề kiểm tra 1 tiết - đề 2

AA

So sánh sự nhân đôi ADN và tổng hợp ARN?

mn giúp mình vs......mai mình kt 1t r

VD
20 tháng 11 2017 lúc 16:54

Có thể ý bạn là so sánh sự nhân đôi của ADN với phiên mã của ARN? (ARN không nhân đôi)

Giống:
- Xảy ra trong nhân tế bào, kì trung gian.
- ADN làm khuôn, ADN tháo xoắn, đứt liên kết hidro, nucleotit tự do trong môi trường nội bào liên kết nucleotit trên mạch mã gốc theo nguyên tắc bổ sung.
- Chiều di chuyển trên mạch khuôn 3' -> 5', chiều tổng hợp mạch mới 5' -> 3'

Khác:
* ADN
- Enzim ADN-polimeraza tác dụng làm tách toàn bộ 2 mạch đơn.
- Nguyên liệu: nucleotit tự do
- T=A
- Cả hai mạch đơn đều làm mạch khuôn tổng hợp ADN con.
* ARN
- Dưới tác dụng enzim ARN-polimeraza, 2 mạc đơn ADN tách rời từng đoạn cần tổng hợp ARN.
- Nguyên liêu : ribônucletit tự do
- U=A
- Chỉ có 1 đoạn mạch ADN (3' -> 5') được dùng làm khuôn mẫu tổng hợp mARN.

Bình luận (2)
HD
20 tháng 11 2017 lúc 17:11
Giống:
- Xảy ra trong nhân tế bào, kì trung gian.
- ADN làm khuôn, ADN tháo xoắn, đứt liên kết hidro, nucleotit tự do trong môi trường nội bào liên kết nucleotit trên mạch mã gốc theo nguyên tắc bổ sung.
- Chiều di chuyển trên mạch khuôn 3' -> 5', chiều tổng hợp mạch mới 5' -> 3'

Khác:
* ADN
- Enzim ADN-polimeraza tác dụng làm tách toàn bộ 2 mạch đơn.
- Nguyên liệu: nucleotit tự do
- T=A
- Cả hai mạch đơn đều làm mạch khuôn tổng hợp ADN con.
* ARN
- Dưới tác dụng enzim ARN-polimeraza, 2 mạc đơn ADN tách rời từng đoạn cần tổng hợp ARN.
- Nguyên liêu : ribônucletit tự do
- U=A
- Chỉ có 1 đoạn mạch ADN (3' -> 5') được dùng làm khuôn mẫu tổng hợp mARN.
Vấn Thiên · 4 năm trước
Bình luận (0)
NY
20 tháng 11 2017 lúc 18:00

* Giống nhau:

- Đều được tổng hợp dựa trên khuôn mẫu của phân tử ADN dưới tác dụng của enzim.

- Đều xảy ra chủ yếu trong nhân tế bào tại các NST ở kì trung gian lúc NST ở dạng sợi mảnh.

- Đều có hiện tượng tách 2 mạch đơn ADN

- Đều diễn ra sự liên kết giữa các nu của môi trường nội bào với các nu trên mạch ADN theo NTBS.

* Khác nhau :

Quá trình nhân đôi ADN Quá trình tổng hợp ARN
- Xảy ra trên toàn bộ các gen của phân tử ADN - Xảy ra trên 1 đoạn của ADN tương ứng với 1 gen nào đó
- Quá trình nhân đôi ADN diễn ra trên cả 2 mạch của phân tử ADN theo 2 hướng ngược nhau.

- Chỉ có 1 mạch của gen trên ADN làm mạch khuôn

- Nguyên liệu dùng để tổng hợp là 4 loại nu : A,T,G,X

- Nguyên liệu dùng để tổng hợp là 4 loại nu : A, U, G, X

- Mạch mới được tổng hợp sẽ liên kết với mạch khuôn của ADN mẹ để tạo thành phân tử ADN con . - Mạch ARN sau khi được tổng hợp sẽ rồi nhân rồi ra tb chất để tham gia vào qt tổng hợp protein.
- Mỗi lần tổng hợp tạo ra 2 phân tử ADN con giống nhau - Mỗi lần tổng hợp chỉ tạo ra 1 phân tử ARN
- Tổng hợp dựa trên 3 nguyên tắc: NTBS ,khuôn mẫu, bán bảo toàn - Tổng hợp dựa trên 2 nguyên tắc : khuôn mẫu và NTBS

Bình luận (0)
NL
20 tháng 11 2017 lúc 18:57

giống nhau:

- đều xảy ra trong nhân tế bào chủ yếu vào kì trung gian

- đều dựa trên khuân mẫu của ADN

- đều diễn biến tương tự : ADN tháo xoắn , tách mạch, tổng hợp mạch mới

sự tổng hợp mạch mới đều diễn ra theo NTBS

- đều cần nguyên liệu , năng lượng và sự xúc tác của emzim.

* khác nhau:

ADN

ARN

- diễn ra suốt chiều dài của phân tử ADN -diễn ra trên từng đoạn của phân tử DAN tương ứng vs từng gen hay từng nhóm gen
các nucleotit tự do trong môi trường liên kết với các nu trên cả 2 mạch khuôn theo nguyên tắc: A-T,G-X các nucleotit tự do trong môi trường nội bào liên kết với các nu trên mạch mang mã gốc của gen: A-U
nguyên liệu tổng hợp là 4 loại nu: A,T,G,X nguyên liệu tổng hợp là 4 loại nu:A,U,G,X
hệ emzim: ADN- polimeraza hệ emzim: ARN- polimeraza
từ 1 phân tư con tạo ra 2 ADN con giống hệt nhau và giống hết ADN mẹ từ 1 phân tử ADN mẹ có thể tổng hợp nhiều loại ARN khác nhau, từ 1 đoạn ADN có thể tổng hợp nên nhiều phân tử ARN cùng loại
sau khi tự nhân đôi ADN con vẫn ở trong nhân sau khi đc tổng hợp các phân tử ARN đi ra khỏi nhân
chỉ xảy ra trước khi tế bào phân chia xảy ra trong suốt thời kì sinh trưởng của TB
Bình luận (0)

Các câu hỏi tương tự
HL
Xem chi tiết
H24
Xem chi tiết
LA
Xem chi tiết
JP
Xem chi tiết
CT
Xem chi tiết
JP
Xem chi tiết
LL
Xem chi tiết
H24
Xem chi tiết
NT
Xem chi tiết