Đề cương ôn tập ngữ văn 6 học kì I

DH

So sánh giống và khác nhau giữa truyện cổ tích về loài vật và truyện ngụ ngôn

NN
20 tháng 12 2018 lúc 21:17

Cổ tích là: Có nhân vật chính là các loài vật, truyện cổ tích loài vật là một trong những thể loại truyện cổ tích phổ biến nhất, có ở hầu hết các dân tộc trên thế giới. Nhiều tác phẩm trong số đó xuất xứ từ giai đoạn xã hội chưa phân chia giai cấp, còn gắn với tín ngưỡng vật tổ. Truyện cổ tích loài vật, theo thời gian, dần dần mất đi tính chất thần thoại và ma thuật, tiệm cận với thể loại truyện ngụ ngôn giáo huấn ở giai đoạn về sau.
Ngụ ngôn là một kiểu truyện phúng dụ bằng thơ hoặc văn xuôi rất ngắn mang nội dung giáo dục đạo đức. Bài học đạo đức trong tác phẩm toát ra từ việc chế giễu các tính cách và đặc điểm tiêu cực nào đó của con người, và phần lớn các thói xấu, nhược điểm của con người được thể hiện trong các hình tượng loài vật như chim, cá, thú, gia súc v.v. Phúng dụ của ngụ ngôn thường dựa trên các đặc điểm tiêu biểu, thông dụng của các loài vật (như cáo ranh mãnh, sư tử khỏe mạnh, thỏ nhút nhát v.v.). Cốt truyện ngụ ngôn ngắn, hàm xúc, giàu sức biểu hiện, bộc lộ bản chất của đối tượng, và hình thức phúng dụ trợ giúp đắc lực cho sự thuyết minh tính cách của nhân vật ngụ ngôn. Cái này gọn hơn nè>.<

Bình luận (0)
NN
20 tháng 12 2018 lúc 21:15

+Truyện ngụ ngôn là truyện kể có tính chất thế sự, dùng cách ẩn dụ để thuyết minh cho một chủ đề luân lý, triết lý một quan niệm nhân sinh hay một nhận xét về thưc tế xã hội.

Trong quá trình sống gần gũi với tự nhiên và chưa hoàn toàn tách mình ra khỏi tự nhiên, người cổ đại đã từng quan sát, tìm hiểu các con vật để dễ săn bắt và tự vệ. Khi con người có ý thức mượn truyện loài vật để nói về con người thì truyện ngụ ngôn xuất hiện.

Nội dung truyện ngụ ngôn Việt Nam thường bao gồm các điểm sau

Đả kích giai cấp (thống trị): đó là thói ngang ngược, đạo đức giả của kẻ quyền thế (Khi chúa sơn lâm ngọa bệnh, Chèo bẻo và ác là, Mèo ăn chay...)
Phê phán thói hư tật xấu của con người: thói huênh hoang đi kèm với bệnh chủ quan, tính tham lam, thói đoán mò (Ếch ngồi đáy giếng, Người nông dân và con lừa, Thả mồi bắt bóng, Cà cuống với người tịt mũi...)
Nêu lên những kinh nghiệm rút ra từ thực tiễn cuộc sống: tuy chưa là ý niệm triết học đích thực nhưng là những bài học bổ ích, khuyên con người nên đứng đúng vị trí của mình, sống cần có lập trường, nêu lên sức mạnh của sự đoàn kết, tác hại của óc xa rời thực tế (Quạ mặc lông công, Đẽo cày giữa đường, Chị bán nồi đất, Chuyện bó đũa, Mèo lại hoàn mèo...)
+Truyện cổ tích Việt Nam là những truyện truyền miệng dân gian kể lại những câu chuyện tưởng tượng xoay quanh một số nhân vật quen thuộc như nhân vật tài giỏi, nhân vật dũng sĩ, người mồ côi, người em út, người con riêng, người nghèo khổ, người có hình dạng xấu xí, người thông minh, người ngốc nghếch và cả những câu chuyện kể về các con vật nói năng và hoạt động như con người.
Truyện cổ tích về loài vật: chuyện ngụ ngôn những con vật nuôi trong nhà, khi miêu tả đặc điểm các con vật thường nói đến nguồn gốc các đặc điểm đó: Trâu và ngựa, Chó ba cẳng...; nhóm hoang dã là hệ thống truyện về con vật thông minh, dùng mẹo lừa để thắng các con vật mạnh hơn nó: Cóc kiện Trời, truyện Công và Quạ. Truyện dân gian Nam Bộ về loài vật có: Tại sao có địa danh Bến Nghé, Sự tích rạch Mồ Thị Cư, Sự tích cù lao Ông Hổ...; chuỗi Truyện Bác Ba Phi: Cọp xay lúa...

Bình luận (0)
TS
20 tháng 12 2018 lúc 21:24

Cổ tích là: Có nhân vật chính là các loài vật, truyện cổ tích loài vật là một trong những thể loại truyện cổ tích phổ biến nhất, có ở hầu hết các dân tộc trên thế giới. Nhiều tác phẩm trong số đó xuất xứ từ giai đoạn xã hội chưa phân chia giai cấp, còn gắn với tín ngưỡng vật tổ. Truyện cổ tích loài vật, theo thời gian, dần dần mất đi tính chất thần thoại và ma thuật, tiệm cận với thể loại truyện ngụ ngôn giáo huấn ở giai đoạn về sau.
Ngụ ngôn là một kiểu truyện phúng dụ bằng thơ hoặc văn xuôi rất ngắn mang nội dung giáo dục đạo đức. Bài học đạo đức trong tác phẩm toát ra từ việc chế giễu các tính cách và đặc điểm tiêu cực nào đó của con người, và phần lớn các thói xấu, nhược điểm của con người được thể hiện trong các hình tượng loài vật như chim, cá, thú, gia súc v.v. Phúng dụ của ngụ ngôn thường dựa trên các đặc điểm tiêu biểu, thông dụng của các loài vật (như cáo ranh mãnh, sư tử khỏe mạnh, thỏ nhút nhát v.v.). Cốt truyện ngụ ngôn ngắn, hàm xúc, giàu sức biểu hiện, bộc lộ bản chất của đối tượng, và hình thức phúng dụ trợ giúp đắc lực cho sự thuyết minh tính cách của nhân vật ngụ ngôn.

Bình luận (0)
DT
20 tháng 12 2018 lúc 22:36

-Giống nhau:
+ Đều bắt nguồn từ truyền miệng hoặc do dân gian để lại ,những câu chuyên có tính chất hư cấu và không có thật 100%.
+Đều dạy con người ta làm lành tránh điều ác,đều có ý chiến rthắng dành về chân chính,cái tà luôn bị đẩy lùi.Có tính giáo dục cao

+ Cả hai đều thuộc bộ phận Văn học dân gian và cùng nhóm " truyện dân gian".
+ Cả hai đều có câú tạo ngắn gọn, mang nhĩa hàm ẩn.

Khác nhau:
* Truyện cổ tích là nhưng tích chuyện cổ, không nhất thiết phải có địa điểm lịch sử,không nhất thiết phải gắn lich sử nhân vật vào với câu truyện có tính chất lịch sử .

* Truyện ngụ ngôn:
+ Mượn hình ảnh, lời nói, hành động,... của loài vật để ngụ ý chỉ con người.
+ Mục đích giáo dục, khuyên răn, huớng con người tới cái chân, thiện...

Bình luận (0)

Các câu hỏi tương tự
TN
Xem chi tiết
NB
Xem chi tiết
LN
Xem chi tiết
DT
Xem chi tiết
LV
Xem chi tiết
AL
Xem chi tiết
H24
Xem chi tiết
NT
Xem chi tiết
LA
Xem chi tiết