Bài 2: Chất

PM

Phân biệt các chất có màu trắng sau: CaCO3, CaO, P2O5, NaCl, Na2O

TB
31 tháng 5 2017 lúc 9:55

- Lấy lần lượt mỗi chất một ít và đánh số thứ tự

- Sau đó cho các chất vào 5 ống nghiệm đựng nước cất và lắc đều

+ Nếu chất nào không tan trong nước thì đó là CaCO3

+ Những chất còn lại đều tan trong nước và tạo thành dung dịch

- Dùng mẩu giấy quỳ tím nhúng vào các dung dịch còn lại

+ Nếu ống nghiệm nào làm quỳ tím chuyển sang màu đỏ thì đó là P2O5

PTHH: P2O5 + 3H2O ----> 2H3PO4

+ Nếu ống nghiệm nào làm quỳ tím chuyển sang màu xanh thì đó là CaO, Na2O

PTHH: CaO + H2O ----> Ca(OH)2

Na2O + H2O ----> 2NaOH

+ Ống nghiệm nào không làm quỳ tím chuyển màu thì đó là NaCl

- Dẫn lần lượt khí CO2 đi qua 2 dung dịch làm quỳ tím chuyển thành màu xanh

+ Nếu ống nghiệm nào bị vẩn đục thì đó là dd Ca(OH)2 => đó là CaO

PTHH: Ca(OH)2 + CO2 ----> CaCO3\(\downarrow\) + H2O

+ Còn lại là dung dịch NaOH => đó là Na2O

PTHH :2NaOH + CO2 ----> Na2CO3 + H2O

Bình luận (0)
DM
31 tháng 5 2017 lúc 10:05

- Trích mỗi chất một ít làm mẫu thử và đánh số thứ tự

- Lần lượt cho các mẫu thử vào nước :

+ Mẫu thử nào không tan trong nước là CaCO3

+ Mẫu thử nào tan trong nước tạo thành dung dịch là CaO , P2O5 , NaCl , và Na2O

- Nhúng quỳ tím lần lượt vào các dung dịch vừa tạo ra .

+ Dung dịch nào làm quỳ tím hóa xanh là dung dịch có mẫu thử ban đầu là CaO và Na2O

CaO + H2O \(\rightarrow\) Ca(OH)2

Na2O + H2O \(\rightarrow\) 2NaOH

+ Dung dịch nào làm quỳ tím hóa đỏ là dung dịch có mẫu thử ban đầu là P2O5

P2O5 + 3H2O \(\rightarrow\) 2H3PO4

+ Dung dịch nào làm quỳ tím không đổi màu là dung dịch có mẫu thử ban đầu là NaCl

- Dẫn lần lượt khí CO2 qua hai dung dịch làm quỳ tím hóa xanh :

+ Dung dịch nào xuất hiện kết tủa là Ca(OH)2 ( mẫu thử ban đầu là CaO )

Ca(OH)2 + CO2 \(\rightarrow\) CaCO3\(\downarrow\) + H2O

+ Dung dịch nào không xuất hiện kết tủa là NaOH ( mẫu thử ban đầu là Na2O )

2NaOH + CO2 \(\rightarrow\) Na2CO3 + H2O

Bình luận (0)
MS
31 tháng 5 2017 lúc 11:13

- Trích mỗi chất một ít làm mẫu thử

- Cho các mẫu thử trên tác dụng với nước. Mẫu thử nào:

+ Không tan trong nước là CaCO3

+ Còn lại là tan trong nước và tạo thành dung dịch

- Nhúng giấy quỳ tím vào các dung dịch vừa tạo thành. Dung dịch nào:

+ Làm giấy quỳ tím hóa đỏ là dung dịch H3PO4 nên chất rắn ban đầu là P2O5

PT: P2O5 + 3H2O ------> 2H3PO4

+ Làm giấy quỳ tím không đổi màu là dung dịch NaCl, suy ra chất rắn ban đầu là NaCl

+ Làm giấy quỳ tím hóa xanh là dung dịch Ca(OH)2 và dung dịch NaOH, nên chất rắn ban đầu lần lượt là CaO và Na2O

PT: CaO + H2O-------> Ca(OH)2

Na2O + H2O --------> 2NaOH

- Lần lượt sục khí CO2 vào hai dung dịch Ca(OH)2 và NaOH. Dung dịch nào:

+ Xuất hiện kết tủa trắng là dung dịch Ca(OH)2 do đó chất rắn ban đầu là CaO

PT: Ca(OH)2 + CO2 ------> CaCO3\(\downarrow\) + H2O

+ Không xuất hiện kết tủa là NaOH, do đó chất rắn ban đầu là Na2O

PT: 2NaOH + CO2 ------> Na2CO3 + H2O

Bình luận (0)
ND
31 tháng 5 2017 lúc 16:58

- Trích với lượng nhỏ mỗi chất.

- Cho nước lần lượt vào các mẫu thử, quan sát hiện tượng, ta thấy:

PTHH: CaO + H2O -> Ca(OH)2

P2O5 + 3H2O -> 2H3PO4

Na2O + H2O -> 2NaOH

+) Nếu dd nào có các mẫu thử chưa tan hết hoặc không tan thì đó là các dd CaCO3 (vì CaCO3 không tan) , dd Ca(OH)2 (vì CaO ít tan) => Lô A

+) Các dd NaCl, H3PO4, NaOH tan hoàn toàn trong nước => Lô B

Nhận biết lô A (lô gồm các dd ít tan, ko tan) Nhận biết lô B (lô gồm các dd tan hoàn toàn)

- Dùng quý tím để thử, quan sát hiện tượng:

+ Nếu quỳ tím hóa xanh thì đó là dd bazơ (dd Ca(OH)2)=> Nhận biết CaO.

+ Nếu quỳ tím không chuyển màu nhận biết CaCO3

- Cũng dùng quỳ tím để thử các dd lô B, quan sát hiện tượng:

+ Nếu quỳ tím hóa xanh nhận biết dd bazơ (NaOH)=> Nhận biết Na2O

+ Nếu quỳ tím hóa đỏ thì nhận biết dd axit (H3PO4) => Nhận biết P2O5

+ Nếu quỳ tím không đổi màu thì đó là dd NaCl => Nhận biết NaCl.

Bình luận (0)

Các câu hỏi tương tự
KY
Xem chi tiết
NT
Xem chi tiết
NN
Xem chi tiết
VN
Xem chi tiết
DA
Xem chi tiết
LP
Xem chi tiết
TG
Xem chi tiết
ML
Xem chi tiết
NP
Xem chi tiết