Ôn tập học kì II

HA

PHẦN 2

ĐỀ CƯƠNG ĐỊA LÍ 6

Câu 9: Nêu đặc điểm của khí hậu ôn đới. Gió thổi trong đới này chủ yếu là gió gì?

Câu 10: Nêu đặc điểm của khí hậu hàn đới. Gió thổi trong đới này chủ yếu là gió gì?

Câu 11: Thế nào là hệ thống sông, lưu vực sông? Sông và hồ khác nhau như thế nào?

Câu 12: Vì sao độ muối của các biển và đại dương lại khác nhau? Hãy nêu nguyên nhân hiện tượng thủy triều trên Trái Đất? Tại sao các dòng biển lại có ảnh hưởng đến khí hậu của các vùng đất ven biển mà chúng chảy qua?

Câu 13: Đất( thổ nhưỡng\) gồm có những thành phần nào? Chất mùn có vai trò như thế nào trong lớp thổ nhưỡng? Độ phì của đất là gì? Con người có vai trò như thế nào đối với độ phì trong lớp đất.

Câu 14: Hãy nêu ảnh hưởng của khí hậu đến sự phân bố thực, động vật trên TRái Đất? Tại sao lại nói rằng sự phân bố của các loài thực vật có ảnh hưởng đến sự phân bố của các loài động vật

Câu 15: Con người có ảnh hưởng đến sự phân bố thực, động vật trên Trái Đất như thế nào?

NT
6 tháng 5 2018 lúc 20:59

Câu 9: Nêu đặc điểm của khí hậu ôn đới. Gió thổi trong đới này chủ yếu là gió gì?

Là khu vực có góc chiếu của ánh sáng mặt trời và số giờ chiếu sáng trong ngày chênh lệch nhau nhiều giữa các tháng trong năm, do đó các mùa thể hiện rõ rệt.

Gió Tây ôn đới thổi thường xuyên. Lượng mưa từ 500 - 1000 mm/năm.

Câu 10: Nêu đặc điểm của khí hậu hàn đới. Gió thổi trong đới này chủ yếu là gió gì?

Là khu vực có góc chiếu của ánh sáng mặt trời rất nhỏ. sổ giờ chiếu sáng trong ngày có sự giao động rất lớn giữa các mùa. Vì thế, đây là khu vực giá lạnh, băng tuyết quanh năm. Lượng mưa trung bình dưới 500 mm/năm. Gió chủ yếu trong đới này là gió Đông cực.

Câu 11: Thế nào là hệ thống sông, lưu vực sông?

Hệ thống sông là hệ thống gồm dòng sông chính, các phụ lưu và chi lun hợp lại với nhau.

Lưu vực sông là diện tích bề mặt đất cung cấp nước thường xuyên cho sông.

Sông và hồ khác nhau như thế nào?

Sông và hồ khác nhau ở các điểm sau đây:

- Sông là dòng chảy thường xuyên, còn hồ là khoảng nước đọng tương đối rộng và sâu.

- Sông có lưu vực xác định, hồ thường không có diện tích nhất định.

Câu 12: Vì sao độ muối của các biển và đại dương lại khác nhau?

Độ muối của các biển và đại dương khác nhau là tuỳ thuộc vào nguồn nước sông chảy vào nhiều hay ít, độ bốc hơi lớn hay nhỏ.

Hãy nêu nguyên nhân hiện tượng thủy triều trên Trái Đất?

Nguyên nhân của hiện tượng thuỷ triều trên Trái Đất là do sức hút của Mặt Trăng và Mặt Trời. Chính sức hút này đã làm cho nước ở các biển và đại dương vận động lênxuống sinh ra thuỷ triều trong ngày và những thời kì triều cường, triều kém trong tháng.

Tại sao các dòng biển lại có ảnh hưởng đến khí hậu của các vùng đất ven biển mà chúng chảy qua?

Các dòng biển có ảnh hưởng lớn đến khí hậu của các vùng đất ven biển mà chúng chảy qua, bởi vì dòng biển nóng làm cho nhiệt độ các vùng ven biển cao hơn; ngược lại các dòng biển lạnh làm cho nhiệt độ các vùng ven biển thấp hơn các vùng cùng vĩ độ.

Câu 13: Đất( thổ nhưỡng\) gồm có những thành phần nào?

- Khoáng chất do đá mẹ bị phá huỷ mà thành.

- Chất hữu cơ do xác sinh vật cung cấp cho đất.

- Nước và không khí tồn tại trong các khe hở của các hạt đất.

Chất mùn có vai trò như thế nào trong lớp thổ nhưỡng?

Chất mùn có vai trò rất quan trọng trong đất vì chúng là nguồn thức ăn cung cấp các chất dinh dưỡng cần thiết cho thực vật sống trên mặt đất.

Độ phì của đất là gì?

Độ phì của đất là khả năng cung cấp các chất dinh dưỡng, nước, nhiệt, khí để cho thực vật sinh sống.

Con người có vai trò như thế nào đối với độ phì trong lớp đất.

Độ phì của đất cao hay thấp tuỳ thuộc vào điều kiện tự nhiên và con người trong việc canh tác. Trong sản xuất nông nghiệp, con người đã tiến hành các biện pháp như: cày sâu, bừa kĩ, bón phân, tưới nước, thau chua, rửa mặn... nhằm làm tăng độ phì cho đất. Nhờ vậy, năng suất cây trồng ngày càng cao. Vì thế vai trò của con người rất quan trọng.

Câu 14: Hãy nêu ảnh hưởng của khí hậu đến sự phân bố thực, động vật trên TRái Đất?

Ảnh hưởng của khí hậu tới sự phân bố thực, động vật thế giới rất rõ rệt, thể hiện ở chỗ:

- Tuỳ theo đặc điểm khí hậu mà mỗi nơi có các loại thực vật đặc trưng. Khí hậu quyết định sự phong phú hay nghèo nàn của thực vật. Ví dụ:

- Vùng xích đạo nóng quanh năm, thuận lợi với sự sinh sống của nhiều loại thực vật, nên các loại thực vật mọc chen chúc thành nhiều tầng.

- Miền cực có khí hậu giá lạnh gần quanh năm nên thực vật sinh sống rất khó khăn; chỉ có một số rất ít thực vật ià tồn tại được ở đây (như rêu, địa y...)

Tại sao lại nói rằng sự phân bố của các loài thực vật có ảnh hưởng đến sự phân bố của các loài động vật

Sự phân bố các loại thực vật ảnh hưởng tới sự phân bố các loại động vật (vì có động vật ăn thực vật mới có động vật ăn thịt). Bởi vậy, chúng ta thấy động vật ăn cỏ và động vật ăn thịt sẽ cùng sống trong một môi trường thực vật nhất định.

Câu 15: Con người có ảnh hưởng đến sự phân bố thực, động vật trên Trái Đất như thế nào?

Con người ảnh hưởng rất lớn tới sự phân bố thực, động vật trên Trái Đất. Điều này thể hiện ở hai mặt:

- Mở rộng sự phân bố của thực, động vật: Ví dụ người châu Âu mang cừu từ châu Ẩu sang nuôi ở ô-xtrây-li-a, đem cao su từ Bra-xin sang trồng ở Đông Nam Á.

- Thu hẹp nơi sinh sống của nhiều loài thực, động vật: con người khai thác rừng bừa bãi làm nhiều loài động vật mất nơi cư trú, phải di chuyển đến nơi khác, săn bắn làm nhiều loài động vật quý hiếm bị diệt vong.

Câu 15: Con người có ảnh hưởng đến sự phân bố thực, động vật trên Trái Đất như thế nào?

Câu 15: Con người có ảnh hưởng đến sự phân bố thực, động vật trên Trái Đất như thế nào?

âu 15: Con người có ảnh hưởng đến sự phân bố thực, động vật trên Trái Đất như thế nà

Bình luận (3)

Các câu hỏi tương tự
HT
Xem chi tiết
H24
Xem chi tiết
DM
Xem chi tiết
DH
Xem chi tiết
Xem chi tiết
NH
Xem chi tiết
DH
Xem chi tiết
MS
Xem chi tiết
TV
Xem chi tiết