Ôn tập học kì II

H24

câu hỏi ôn tập.

1. dựa vào đâu có sự phân ra các khối khí nóng, lạnh và các khối khí đại dương, lục địa

2. thời tiết khác khí hậu ở điểm nào? tại sao lại có sự khác nhau giữa khí hậu đại dương và khí hậu lục địa

3. khí áp là gì? tại sao có khí áp? nguyên nhân nào đã sinh ra gió. Hãy vẽ vào vở hìh tròn tượng trưng cho trái đất. Các đai khí áp cao, khí áp thấp và các loại gió tín phong, tây ôn đới, gió đông cực

4. các chí tuyến và vòng cực là những danh giới của các vành đai nhiệt nào ? Nêu đặc điểm của mỗi loại khí hậu: nhiệt đới, ôn đới, hàn đới

5. thế nào là hệ thống sông, hãy vẽ 1 hệ thống sông chỉ ró các thàh phần thế nào là lưu vực sông? sông và hồ khác nhau như thế nào

6. vì sao độ muối của biển và đại dương lại khác nhau. Hãy nêu nguyên nhân hiện tượng thủy triều trên trái đất

7. đất (hay thổ nhưỡng) gồm những thành phần nào độ phì của đất là gì? con người có vai trò như thế nào đối với độ phì trong lớp đất

8. a, hãy nêu ảnh hưởng của khí hậu đến sự phân bố thực động vật trên trái đất

b, tại sao lại nói rằng sự phân bố các loài thực vật có ảnh hưởng tới sự phân bố các loài động vật. Con người có sự ảnh hưởng đến sự phân bố thực động vật trên trái đất như thế nào?

Giup mình với nhé các bạn. Cảm ơn các bạn!!!!!!

BM
3 tháng 5 2018 lúc 15:12

Câu 1:- Căn cứ vào nhiệt độ , chia ra: khối khí nóng, khối khí lạnh .
- Căn cứ vào bề mặt tiếp xúc bên dưới là đại dương hay đất liền , chia ra: khối khí đại dương, khối khí lục địa.

Câu 2:-Có sự khác nhau giữa khí hậu đại dương và khí hậu lục địa là do:

+ Đặc tính hấp thu nhiệt của đất và nước khác nhau. Điều này dẫn đến sự khác nhau về nhiệt độ giữa đất và nước, làm cho không khí ở bề mặt lục địa và bề mặt đại dương khác nhau.

Câu 3:(Bạn tự vẽ nha)

-Khí áp là sức ép của không khí lên bề mặt Trái Đất, đơn vị là mm thủy nhân.

-Trên Trái Đất có hai đai khí áp đó là khí áp thấp và khí áp cao.

-Sự phân bố của các đai khí áp:

+Các đai khí áp thấp nằm ở khoảng độ 00 và khoảng vĩ độ 600 Bắc và Nam.

Các đai khí áp cao nằm ở khoảng vĩ độ 300 Bắc và Nam và 900 Bắc và Nam (Cực Bắc và cực Nam).

-Gió Tín phong thổi từ khoảng vĩ độ 30° Bắc và Nam về Xích đạo là do sự chênh lệch khí áp giữa áp cao chí tuyến (vĩ độ 30° Bắc và Nam) và áp thấp xích đạo.

Gió Tây ôn đới thổi từ khoảng các vĩ độ 30° Bắc và Nam lên khoảng các vĩ độ 60° Bắc và Nam là do sự chênh lệch áp suất giữa áp cao chí tuyến và các áp thấp ôn đới (60° Bắc và Nam).

Câu 4:

– Trên bề mặt Trái Đất có 2 đường chí tuyến: Chí tuyến Bắc và chí tuyến Nam
– Có 2 vòng cực trên Trái Đất: Vòng cực Bắc và vòng cực Nam.
Các vòng cực và chí tuyến là ranh giới phân chia các vành đai nhiệt.

– Có 5 vành đai nhiệt
– Tương ứng với 5 đới khí hậu trên Trái Đất. (1 đới nóng, 2 đới ôn hoà, 2 đới lạnh).

a. Đới nóng (hay nhiệt đới)
– Giới hạn: Từ chí tuyến Bắc đến chí tuyến Nam.
– Đặc điểm: Quanh năm có góc chiếu ánh sánh Mặt Trời tương đối lớn, thời gian chiếu sáng trong năm chênh lệch nhau ít. Lượng nhiệt hấp thu được tương đối nhiều nên quanh năm nóng.
– Gió thổi thường xuyên: Tín phong
– Lượng mưa trung bình: 1000mm – 2000mm.
b. Hai đới ôn hòa (hay ôn đới)
– Từ chí tuyến Bắc đến vòng cực Bắc và từ chí tuyến Nam đến vòng cực Nam.
– Đặc điểm: Lượng nhiệt nhận được trung bình, các mùa thể hiện rất rõ trong năm.
– Gió thổi thường xuyên: Tây ôn đới
– Lượng mưa trung bình: 500 -1000mm
c. Hai đới lạnh (hay hàn đới)
– Giới hạn: Từ vòng cực bắc về cực bắc và vòng cực Nam về cực Nam.
– Khí hậu giá lạnh, băng tuyết quanh năm.
– Gió đông cực thổi thường xuyên.
– Lượng mưa trung bình 500mm.

Câu 5:

- Sông là: dòng chảy thường xuyên và tương đối ổn định trên bề mặt lục địa. - Lưu vực sông là vùng đất xung quanh sông. Lưu vực lớn thì lượng nước nhiều và ngược lại. - Hệ thống sông là một mạng lưới các con sông nhỏ hợp thành cung cấp nước cho con sông chính. Bao gồm: phụ lưu (cung cấp nước cho sông chính), sông chính và chi lưu (từ sông chính đổ ra sông khác hoặc đổ ra biển). - Lưu lượng nước sông là lượng nước chảy qua mặt cắt ngang lòng sông ở một địa điểm trong 1 giây. - Chế độ nước sông là sự thay đổi về lưu lượng nước của sông trong một năm (mùa lũ, mùa cạn,...)

Câu 6:

-Độ muối của các biển và đại dương khác nhau là tuỳ thuộc vào nguồn nước sông chảy vào nhiều hay ít, độ bốc hơi lớn hay nhỏ.

Tại khu vực biển và đại dương tuy chúng nằm cạnh nhau và bổ sung cho nhau nhưng nhiệt độ và các đặc điểm tự nhiên của chúng lại có những đặc điểm khác nhau. Tại khu vực biển ánh sáng mặt trời có sự tiếp xúc mạnh hơn ở ở các khu vực đại dương Ở biển mực nước biển thấp hơn mực nước ở đại dương mà sự bốc hơi nước của biển lại nhanh hơn ở đại dương. Thời tiết trên khu vực đại dương cũng khác với biển vì trên đại dương thường xảy ra những cơn giông còn biển lại xảy ra mưa cùng với đất liền. Chính vì sự khác nhau đó mà độ muối trong biển và đại dương cũng khác nhau theo.

Câu 7:

-Con người có vai trò làm tăng hoặc giảm độ phì của đất tùy thuộc vào các hoạt động canh tác trên đất:

- Khai thác, sử dụng phân bón hóa học không hợp lý, thuốc trừ sâu, đất bị nhiễm mặn, nhiễm phèn sẽ làm cho đất trở nên kém phì nhiêu.

- Bón phân cho đất, khai thác đất hợp lý, cải tạo đất nhiễm mặn, nhiễm phèn giúp độ phì trong đất được tăng lên.

Câu 8:

a-Khí hậu ảnh hưởng trực tiếp tới sự phát triển và phân bố của sinh vật chủ yếu thông qua nhiệt độ, nước, độ ẩm không khí và ánh sáng.
- Nhiệt độ : Mỗi loài thích nghi với một giới hạn nhiệt nhất định. Loài ưa nhiệt thường phân bổ ở nhiệt đới. xích đạo ; những loài chịu lạnh lại chỉ phân bố ở các vĩ độ cao và các vùng núi cao. Nơi có nhiệt độ thích hợp, sinh vật sẽ phát triển nhanh và thuận lợi hơn.
- Nước và độ ẩm không khí : Những nơi có điều kiện nhiệt, ẩm và nước thuận lợi như các vùng xích đạo, nhiệt đới ẩm, cận nhiệt ẩm, ôn đới ẩm và ấm là những môi trường tốt để sinh vật phát triển. Trái lại, ở hoang mạc do khô khan nên ít loài sinh vật có thể sinh sống ớ đây.
- Ánh sáng quyết định quá trình quang hợp của cây xanh. Những cây ưa sáng thường sống và phát triển tốt ở nơi có đầy đủ ánh sáng. Những cây chịu bóng thường sống trong bóng râm, dưới tán lá của các cây khác.

b-Sự phân bố các loài thực vật ảnh hưởng đến sự phân bố các loài động vật (vì động vật ăn thực vật mới có động vật ăn thịt ). Bởi vậy, chúng ta thấy động vật ăn cỏ và động vật ăn thịt sẽ cùng sống trong một môi trường thực vật nhất định.

Bình luận (0)
BM
3 tháng 5 2018 lúc 15:11

Câu 1:- Căn cứ vào nhiệt độ , chia ra: khối khí nóng, khối khí lạnh .
- Căn cứ vào bề mặt tiếp xúc bên dưới là đại dương hay đất liền , chia ra: khối khí đại dương, khối khí lục địa.

Câu 2:-Có sự khác nhau giữa khí hậu đại dương và khí hậu lục địa là do:

+ Đặc tính hấp thu nhiệt của đất và nước khác nhau. Điều này dẫn đến sự khác nhau về nhiệt độ giữa đất và nước, làm cho không khí ở bề mặt lục địa và bề mặt đại dương khác nhau.

Câu 3:(Bạn tự vẽ nha)

-Khí áp là sức ép của không khí lên bề mặt Trái Đất, đơn vị là mm thủy nhân.

-Trên Trái Đất có hai đai khí áp đó là khí áp thấp và khí áp cao.

-Sự phân bố của các đai khí áp:

+Các đai khí áp thấp nằm ở khoảng độ 00 và khoảng vĩ độ 600 Bắc và Nam.

Các đai khí áp cao nằm ở khoảng vĩ độ 300 Bắc và Nam và 900 Bắc và Nam (Cực Bắc và cực Nam).

-Gió Tín phong thổi từ khoảng vĩ độ 30° Bắc và Nam về Xích đạo là do sự chênh lệch khí áp giữa áp cao chí tuyến (vĩ độ 30° Bắc và Nam) và áp thấp xích đạo.

Gió Tây ôn đới thổi từ khoảng các vĩ độ 30° Bắc và Nam lên khoảng các vĩ độ 60° Bắc và Nam là do sự chênh lệch áp suất giữa áp cao chí tuyến và các áp thấp ôn đới (60° Bắc và Nam).

Câu 4:

– Trên bề mặt Trái Đất có 2 đường chí tuyến: Chí tuyến Bắc và chí tuyến Nam
– Có 2 vòng cực trên Trái Đất: Vòng cực Bắc và vòng cực Nam.
Các vòng cực và chí tuyến là ranh giới phân chia các vành đai nhiệt.

– Có 5 vành đai nhiệt
– Tương ứng với 5 đới khí hậu trên Trái Đất. (1 đới nóng, 2 đới ôn hoà, 2 đới lạnh).

a. Đới nóng (hay nhiệt đới)
– Giới hạn: Từ chí tuyến Bắc đến chí tuyến Nam.
– Đặc điểm: Quanh năm có góc chiếu ánh sánh Mặt Trời tương đối lớn, thời gian chiếu sáng trong năm chênh lệch nhau ít. Lượng nhiệt hấp thu được tương đối nhiều nên quanh năm nóng.
– Gió thổi thường xuyên: Tín phong
– Lượng mưa trung bình: 1000mm – 2000mm.
b. Hai đới ôn hòa (hay ôn đới)
– Từ chí tuyến Bắc đến vòng cực Bắc và từ chí tuyến Nam đến vòng cực Nam.
– Đặc điểm: Lượng nhiệt nhận được trung bình, các mùa thể hiện rất rõ trong năm.
– Gió thổi thường xuyên: Tây ôn đới
– Lượng mưa trung bình: 500 -1000mm
c. Hai đới lạnh (hay hàn đới)
– Giới hạn: Từ vòng cực bắc về cực bắc và vòng cực Nam về cực Nam.
– Khí hậu giá lạnh, băng tuyết quanh năm.
– Gió đông cực thổi thường xuyên.
– Lượng mưa trung bình 500mm.

Câu 5:

- Sông là: dòng chảy thường xuyên và tương đối ổn định trên bề mặt lục địa. - Lưu vực sông là vùng đất xung quanh sông. Lưu vực lớn thì lượng nước nhiều và ngược lại. - Hệ thống sông là một mạng lưới các con sông nhỏ hợp thành cung cấp nước cho con sông chính. Bao gồm: phụ lưu (cung cấp nước cho sông chính), sông chính và chi lưu (từ sông chính đổ ra sông khác hoặc đổ ra biển). - Lưu lượng nước sông là lượng nước chảy qua mặt cắt ngang lòng sông ở một địa điểm trong 1 giây. - Chế độ nước sông là sự thay đổi về lưu lượng nước của sông trong một năm (mùa lũ, mùa cạn,...)

Câu 6:

-Độ muối của các biển và đại dương khác nhau là tuỳ thuộc vào nguồn nước sông chảy vào nhiều hay ít, độ bốc hơi lớn hay nhỏ.

Tại khu vực biển và đại dương tuy chúng nằm cạnh nhau và bổ sung cho nhau nhưng nhiệt độ và các đặc điểm tự nhiên của chúng lại có những đặc điểm khác nhau. Tại khu vực biển ánh sáng mặt trời có sự tiếp xúc mạnh hơn ở ở các khu vực đại dương Ở biển mực nước biển thấp hơn mực nước ở đại dương mà sự bốc hơi nước của biển lại nhanh hơn ở đại dương. Thời tiết trên khu vực đại dương cũng khác với biển vì trên đại dương thường xảy ra những cơn giông còn biển lại xảy ra mưa cùng với đất liền. Chính vì sự khác nhau đó mà độ muối trong biển và đại dương cũng khác nhau theo.

Câu 7:

-Con người có vai trò làm tăng hoặc giảm độ phì của đất tùy thuộc vào các hoạt động canh tác trên đất:

- Khai thác, sử dụng phân bón hóa học không hợp lý, thuốc trừ sâu, đất bị nhiễm mặn, nhiễm phèn sẽ làm cho đất trở nên kém phì nhiêu.

- Bón phân cho đất, khai thác đất hợp lý, cải tạo đất nhiễm mặn, nhiễm phèn giúp độ phì trong đất được tăng lên.

Câu 8:

a-Khí hậu ảnh hưởng trực tiếp tới sự phát triển và phân bố của sinh vật chủ yếu thông qua nhiệt độ, nước, độ ẩm không khí và ánh sáng.
- Nhiệt độ : Mỗi loài thích nghi với một giới hạn nhiệt nhất định. Loài ưa nhiệt thường phân bổ ở nhiệt đới. xích đạo ; những loài chịu lạnh lại chỉ phân bố ở các vĩ độ cao và các vùng núi cao. Nơi có nhiệt độ thích hợp, sinh vật sẽ phát triển nhanh và thuận lợi hơn.
- Nước và độ ẩm không khí : Những nơi có điều kiện nhiệt, ẩm và nước thuận lợi như các vùng xích đạo, nhiệt đới ẩm, cận nhiệt ẩm, ôn đới ẩm và ấm là những môi trường tốt để sinh vật phát triển. Trái lại, ở hoang mạc do khô khan nên ít loài sinh vật có thể sinh sống ớ đây.
- Ánh sáng quyết định quá trình quang hợp của cây xanh. Những cây ưa sáng thường sống và phát triển tốt ở nơi có đầy đủ ánh sáng. Những cây chịu bóng thường sống trong bóng râm, dưới tán lá của các cây khác.

b-Sự phân bố các loài thực vật ảnh hưởng đến sự phân bố các loài động vật (vì động vật ăn thực vật mới có động vật ăn thịt ). Bởi vậy, chúng ta thấy động vật ăn cỏ và động vật ăn thịt sẽ cùng sống trong một môi trường thực vật nhất định.

Bình luận (0)
H24
3 tháng 5 2018 lúc 20:20

cảm ơn bạn nha.

Bình luận (2)

Các câu hỏi tương tự
DM
Xem chi tiết
HT
Xem chi tiết
Xem chi tiết
NH
Xem chi tiết
NN
Xem chi tiết
NH
Xem chi tiết
HA
Xem chi tiết
TM
Xem chi tiết
PQ
Xem chi tiết