BT5. Ở 46 độ C, áp suất hơi bão hòa của chất A dạng lỏng là 50 mmHg, chất A dạng rắn là 49,5 mmHg. Ở 45 độ C, áp suất hơi bão hòa của A lỏng lớn hơn của A rắn là 1 mmHg. Tính nhiệt nóng chảy, nhiệt thăng hoa và nhiệt độ nóng chảy của chất A. Biết nhiệt hóa hơi của nó là 9 kcal/mol và xem thể tích riêng của A lỏng và A rắn xấp xỉ nhau.
Cho cân bằng N2O4=2NO2 ở pha khí
trong một bình chân không thể tích 0,5 l, được duy trì ở 45 độ C, có 3.10^-3 mol N2O4 nguyên chất . Khi cân bằng được thiết lập áp suất trong bình là 0,255 atm. xác định độ phân hủy của N2O4 ở nhiệt độ này và hằng số cân bằng Kp
BT3. Ở áp suất thường, nhiệt độ sôi của nước và cloroform lần lượt là 100 và 60 độ C, nhiệt hóa hơi tương ứng là 12 và 7 kcal/mol. Tính nhiệt độ tại đó 2 chất lỏng trên có cùng áp suất.
1. Hãy thiết lập biểu thức tính số mol chất theo:
a) Số nguyên tử hoặc số phân tử của chất
b) Khối lượng chất
c) Thể tích (đối với chất khí )
2. Điền thông tin vào các ô trống :
Mẫu chất | Số mol | Khối lượng | Thể tích (lít,đktc) |
16 gam khí oxi | 0,5 | - | |
4,48 lít khí oxi (đktc) | - | ||
6,02.1022 phân tử khí oxi | |||
6 gam cacbon | - | ||
0,4 mol khí nitơ | - | ||
9 ml nước lỏng | 9 gam | - |
3. Khí Z là hợp chất của nitơ và oxi, có tỉ khối so với khí H2 bằng 22
a) Tính khối lượng mol phân tử của khí Z.
b) Lập công thức phân tử của khí Z.
c) Tính tỉ khối của khí Z so với không khí (Mkk = 29 gam/mol).
4. Thảo luận về tình huống sau : Bạn Vinh cho rằng có thể tính tỉ khối của khí A so với khí B bằng công thức : dA/B = mA/mB, trong đó mA, mB là khối lượng của V lít khí A,B tương ứng ở cùng điều kiện. Ý kiến của bạn Vinh là đúng hay sai ? Giải thích.
BT1. Khối lượng riêng của phenol dạng rắn và dạng lỏng là 1,072 và 1,056 g/ml, nhiệt nóng chảy của phenol là 24,93 cal/g, nhiệt độ kết tinh của nó ở 1atm là 41 độ C. Tính nhiệt độ nóng chảy của phenol ở 500 atm.
Mong được mọi người giúp đỡ ạ.
Xin cảm ơn mọi người rất nhiều.
Cho hóa hơi 36g nước lỏng ở 100oC và 1 atm. Sau đó làm giãn nở thuận nghịch đẳng nhiệt hơi nước đến thể tích gấp 10 lần. Chấp nhận hơi nước là khí lý tưởng và biết rằng trong điều kiện trên:
- Nhiệt hóa hơi của nước ΔHhh = 9630 cal/mol.
- Thể tích phân tử gam của hơi nước là 30 lít và trong tính toán có thể bỏ qua thể tích pha lỏng so với pha hơi.
Tính công W và các đại lượng ΔH, ΔU của hệ trong quá trình .
Bài tập ôn thi 1 - Hóa lý
Cho 2 chất A, B tạo thành một dung dịch lý tưởng. Biết rằng tỉ lệ mol trong pha lỏng giữa A và B là 1:4. Tính phần mol của B trong pha hơi nếu tỉ lệ áp suất hơi bão hòa của A và B là 1:2.
Ở 250C, độ hòa tan của iod trong nước là 0,34 g/l. Tính độ hòa tan của iod trong tetraclorua cacbon ở nhiệt độ đó, biết rằng ở nhiệt độ này dung dịch nước chứa 0,0516 g iod/lit nằm cân bằng với dung dịch tetraclorua cacbon chứa 4,412 g iod/lit.
Ở 46 độ C hằng số cân bằng Kp của p/ư: N2O4=2NO2 bằng 0,66
Hãy tính phần trăm n2O4 bị phân li ở 46 độ C và áp suất tổng bằng 0,5 atm, áp suất riêng phần của N2O4 và NO2 bằng bao nhiêu tại thời điểm cân bằng.