+ Triều đình tổ chức kháng chiến chống Pháp ngay từ đầu song đường lối kháng chiến nặng nề về phòng thủ, thiếu chủ động tấn công, ảo tưởng đối với thực dân Pháp, bạc nhược trước những đòi hỏi của thực dân Pháp.
+ Nhân dân chủ động đứng lên kháng chiến với tinh thần cương quyết dũng cảm. Khi triều đình đầu hàng, nhân dân tiếp tục kháng chiến mạnh hơn trước, bằng nhiều hình thức linh hoạt, sáng tạo
- Có sự phối hợp của triều đình với nhân dân kháng chiến chống Pháp ngay từ đầu với tinh thần cương quyết dũng cảm. Khí thế kháng chiến sôi sục trong nhân dân cả nước, toàn dân tham gia đánh giặc.
- Đã đẩy lùi được nhiều đợt tấn công của địch, vận dụng đúng đắn kế sách “vườn không nhà trống”, gây cho địch nhiều khó khăn.
⟹ Đã làm thất bại âm mưu “đánh nhanh, thắng nhanh” của Pháp.
Cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân ta vào năm 1858 đã:
- Có sự phối hợp của triều đình với nhân dân kháng chiến chống Pháp ngay từ đầu với tinh thần cương quyết dũng cảm. Khí thế kháng chiến sôi sục trong nhân dân cả nước, toàn dân tham gia đánh giặc.
- Đã đẩy lùi được nhiều đợt tấn công của địch, vận dụng đúng đắn kế sách “vườn không nhà trống”, gây cho địch nhiều khó khăn.
⟹ Đã làm thất bại âm mưu “đánh nhanh, thắng nhanh” của Pháp.
Phong trào kháng chiến chống Thực dân Pháp ở Nam Kỳ sau Hiệp ước Nhâm Tuất năm 1862 bùng nổ mạnh mẽ, sôi nổi và quyết liệt với các cuộc khởi nghĩa của Trương Định (Gò Công), Nguyễn Trung Trực (hoạt động ở Tân An và Rạch Giá), Phan Tôn, Phan Liêm (Bến Tre), Võ Duy Dương tức Thiên Hộ Dương ở Đồng Tháp Mười, Nguyễn Hữu Huân ở Mỹ Tho, Trần Văn Thành ở Bảy Thưa (An Giang)... gây cho Pháp nhiều thiệt hại. Tuy nhiên các cuộc khởi nghĩa này mang tính tự phát, chưa có một đường lối kháng chiến đúng đắn nên lần lượt bị Thực dân Pháp đàn áp và thất bại.