Bài 13. Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 - 1918)

H24

nêu nguyên nhân hậu quả tính chất của hai cuộc chiến tranh thế giới trong thế kỉ XX 

PD
14 tháng 12 2020 lúc 19:38

CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ NHẤT

* Nguyên nhân sâu xa:

- Sự phát triển không đều của chủ nghĩa tư bản vào cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX làm thay đổi sâu sắc so sánh lực lượng giữa các nước đế quốc.

- Mâu thuẫn giữa các nước đế quốc về vấn đề thuộc địa ngày càng gay gắt là nguyên nhân cơ bản dẫn đến chiến tranh.

* Nguyên nhân trực tiếp:

- Sự hình thành hai khối quân sự đối lập, kình địch nhau: khối Liên minh (Đức, Áo - Hung, I-ta-li-a) và khối Hiệp ước (Anh, Pháp, Nga).

- Duyên cớ: Ngày 28-6-1914, Thái tử Áo-Hung bị một phần tử khủng bố ở Xéc-bi ám sát. Quân phiệt Đức, Áo-Hung chớp lấy cơ hội này để gây chiến tranh

Hậu quả

Hậu quả của chiến tranh thế giới thứ nhất là gì? Chiến tranh thế giới thứ 1 kết thúc để lại nhiều hệ quả nặng nề ở nhiều nước không chỉ riêng các nước tham gia trận chiến. Theo thống kê cho thấy hơn 10 triệu người dân thiệt mạng, hơn 20 triệu người bị thương nặng. Nhà cửa, các công trình lớn nhỏ bị phá bỏ, chìm trong khói lửa.

Người dân tang thương đói khổ, mất nhà tha hương khắp nơi. Các nước còn nợ nhau khối tiền khổng lồ cần được trả sau đó lâu dài. Gây tổn thất nặng nề tới nền kinh tế của các quốc gia mà cho tới nhiều năm về sau mất thời gian phục hồi. Thiệt hại tài sản tới hàng chục tỷ đô la.

Bản đồ thế giới được phân chia lại mới, các nước phe đồng minh giành nhiều thắng lợi. Nhiều quốc gia ở Châu Âu thành con nợ lớn của đế quốc Mỹ. Thực chất cuộc chiến này không giải quyết được triệt để mâu thuẫn giữa các nước mà còn khiến thù hận sâu hơn.

Các nước Châu Âu khắc phục thiệt hại, chấp nhận đi lùi với tiến độ thời đại rất nhiều. Nước Anh, Pháp, Mỹ mở rộng thêm thuộc địa, nước Đức mất hết thuộc địa. Cuộc cách mạng Nga thành công nhưng hậu quả chiến tranh để lại không hề nhỏ.

Tính chất

Đây là cuộc chiến tranh đế quốc phi nghĩa giữa các nước tham chiến Là cuộc chiến giành quyền lợi và thuộc địa của các nước đế quốc, tuy nhiên chỉ mang lại lợi nhuận cho giai cấp tư sản Là cuộc chiến xâm lược nhằm đánh chiếm thuộc địa, lãnh thổ của đối phương

CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ HAI Nguyên nhân

Về những lí do và nguyên nhân cuộc chiến tranh thế giới thứ 2 bùng nổ vẫn còn là một vấn đề gây tranh cãi hiện nay. Chưa có nguyên nhân nào được thống nhất và chấp thuận. Bởi sự trải rộng của cuộc chiến trên nhiều lãnh thổ quốc gia và khu vực, do vậy nguyên nhân cũng sẽ không giống nhau. Tuy nhiên, hòa ước Versailles được nhiều người đồng tình cho việc tạo nên thế chiến này. Một số nguyên nhân quan trọng cần kể đến như

Hòa ước Versailles

Chiến tranh thế giới thứ 2 xuất hiện ở châu Âu được biết đến chính bởi hòa ướ Versailles. Hòa ước này vốn được kí kết vào năm 1919 với mục đích chấm dứt chiến tranh thế giới lần 1, cuộc chiến mà phe Liên minh thất bại.

Do đó, hòa ước này đã áp đặt rất nhiều những điều khoản khắt khe, vô lí => Đức cũng như nhiều nước thất bại trong thế chiến 1 đứng lên tạo cuộc chiến lần 2 nhằm đòi lại quyền lợi đã mất, thể hiện quyết tâm “rửa hận”. Đây cũng là một nguyên nhân giải thích tại sao ngay sau khi cuộc chiến bắt đầu, chỉ sau chưa đầy một năm mà Đức đã thôn tính Pháp.

Cuộc đại khủng hoảng và suy thoái kinh tế

Từ đầu năm 1929 đến đầu thập niên 1940, cuộc khủng hoảng suy thoái toàn cầu đã khiến các nước phương Tây bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Chủ nghĩa phát xít đang được đà nắm quyền ở nhiều quốc gia. Điển hình là nước Đức với chính quyền phát xít toàn trị dưới sự lãnh đạo của Hitler

Chủ nghĩa quân phiệt

Tại Đức cũng như Nhật Bản là điển hình thì chủ nghĩa quân phiệt là một trong các nguyên nhân gây nên sự bùng nổ của thế chiến 2. Cuộc chiến tranh thế giới thứ 2 lịch sử 11 đã ghi nhận nguyên nhân này có liên quan trực tiếp tới sự bùng nổ của cuộc chiến tranh thế giới thứ 2.

Kết quả của Chiến tranh thế giới thứ 2

Cuộc đối đầu và chiến đấu của hai phe Phát xít với phe Đồng Minh đã diễn ra trong 6 năm, bắt đầu từ năm 1939 đến năm 1945 với thắng lợi cuối cùng thuộc về phe Đồng Minh mà lực lượng chủ chốt là Mỹ, Anh, Liên Xô. Phe Phát Xít nhận thất bại nặng nề, sự tổn thất to lớn về cả người và tài sản của 3 quốc gia chính là Ý, Đức, Nhật. Với thất bại này, nước Đức bị chia thành Tây Đức và Đông Đức.

Tính chất:

- Giai đoạn 1 là chủ nghĩa đế quốc phi nghĩa

- Giai đoạn thứ hai là chủ nghĩa đế quốc chính nghĩa.

Bình luận (8)

Các câu hỏi tương tự
NT
Xem chi tiết
LT
Xem chi tiết
BH
Xem chi tiết
NN
Xem chi tiết
NN
Xem chi tiết
NN
Xem chi tiết
HH
Xem chi tiết
HN
Xem chi tiết
LP
Xem chi tiết