Bài 1: Một vật đặt trên mặt bàn nằm ngang. Hỏi có những lực nào tác dụng vào vật? Vào bàn? Có những cặp lực trực đối nào cân bằng nhau? Có những cặp lực đối nào không cân bằng nhau?
Bài 2: Một vật khối lượng 2 kg chỉ chịu tác dụng lực F = 4 N. Tính:
1. Gia tốc vật.
2. Tính vận tốc vật ở thời điểm t = 5 s.
3. Tính quãng đường vật đi sau khi tác dụng lực 5 s.
4. Tính tốc độ trung bình của vật trong thời gian chuyển động trên.
Bài 3: Một vật chuyển động với gia tốc 0,2 m/s2 do tác dụng của một lực 40 N. Vật đó sẽ chuyển động với gia tốc bao nhiêu nếu lực tác dụng là 60 N.
Bài 4: Một ô tô có khối lượng 1,5 tấn, khởi hành với gia tốc 0,3 m/s2. Khi ô tô có chở hàng hóa thì khởi hành với gia tốc 0,2 m/s2. Hãy tính khối lượng của hàng hóa. Biết hợp lực tác dụng vào ô tô trong hai trường hợp đều bằng nhau.
Bài 5: Một lực F truyền cho vật khối lượng m1 một gia tốc 6 m/s2, truyền cho vật có khối lượng m2 một gia tốc 4 m/s2. Nếu đem ghép hai vật đó lại thành một vật thì lực đó truyền cho vật ghép một gia tốc là bao nhiêu?
Bài 6: Trên mặt phẳng nằm ngang nhẵn (không ma sát) đặt vật khối lượng m tại A. Tác dụng lực F có độ lớn 10 N vào vật, lực này song song mặt ngang thì vật chuyển động với gia tốc 1 m/s2.
1. Tính khối lượng của vật đó.
2. Sau 2 s chuyển động, thôi tác dụng lực vecto F . Sau 3 s nữa thì khoảng cách từ vật tới điểm ban đầu A là bao nhiêu?
1. Một vật đặt trên mặt bàn nằm ngang. Hỏi có những lực nào tác dụng vào vật ? Vào bàn ? Có những cặp lực trực đối nào cân bằng nhau ? Có những cặp lực trực đối nào không cân bằng nhau ?
2. Một lực F truyền cho vật khối lượng m1 một gia tốc 6m/s^2 , truyền cho vật có khối lượng m2 một gia tốc 4 m/s^2. Nếu đem ghép hai vật đó lại thành một vật thì lực đó truyền cho vật ghép một gia tốc là bao nhiêu ?
3. Trên mặt phẳng nằm ngang nhẵn ( không ma sát ) đặt vật khối lượng m tại A. Tác dụng lực F có độ lớn 10 N vào vật, lực này song song mặt ngang thì vật chuyển động với gia tốc 1 m/s^2
1. Tính khối lượng của vật đó
2. Sau 2s chuyển động, thôi tác dụng lực F. Sau 3s nữa thì khoảng cách từ vật tới điểm ban đầu A là bao nhiêu ?
Một vật đang nằm yên trên mặt bàn nằm ngang. Tại sao ta có thể khẳng định rằng bàn đã tác dụng một lực lên nó?
Cho hai vật M = 5 kg, m = 3 kg đặt trên mặt phẳng ngang áp sát nhau như hình vẽ. Hệ số ma
sát trượt giữa hai vật và mặt sàn là k = 0,2. Hai vật được đẩy bởi một lực F = 36 N theo phương
ngang. Hỏi phản lực do vật m tác dụng lên M có độ lớn bằng bao nhiêu?
Câu 4. Một vật dạng khối hộp có khối lượng m = 2,5kg ban đầu được đặt trên một mặt sàn nằm ngang. Dưới tác dụng của lực kéo F không đổi theo phương song song mặt sàn, vật chuyển động nhanh dần đều. Biết độ lớn lực kéo là F-5N. Bỏ qua ma sát giữa vật và mặt sàn. Lấy g = 10m/s². a. Tính gia tốc của vật? b. Sau thời gian 2s kể từ lúc bắt đầu chuyển động, vật đạt được vận tốc bao nhiêu? #c. Ngay sau đó, vật được kéo trên một mặt nhám nằm ngang bằng lực kéo không đổi như trên. Người ta đo được quãng đường vật chuyển động thẳng trong khoảng thời gian 25 liên tiếp, thấy rằng quãng đường sau ngắn hơn quãng đường đầu 4m. Tìm hệ số ma sát giữa vật và mặt nhám.
một vật có khối lượng 30kg chuển động lên một mặt dốc nghiêng một góc 30 độ so với mặt phẳng nằm ngang. g=10m/s^2. bỏ qua lực cản, lực kéo song song với mặt dốc. hãy vẽ các lực tác dụng lên vật, tính lực kéo F để vật đi đều trên mặt dốc
Vật có khối lượng 10 kg chuyển động thẳng trên đoạn đường AB chịu tác dụng của một lực f theo phương ngang và tăng vận tốc lên 4 m trên giây đến 10 m trên giây trong thời gian 2 giây hỏi lực f tác dụng vào vật có độ lớn là bao nhiêu
Câu nào đúng?
A. Nếu không chịu lực nào tác dụng thì mọi vật phải đứng yên.
B. Khi không còn lực nào tác dụng lên vật nữa thì vật đang chuyển động sẽ lập tức dừng lại.
C. Vật chuyển động được là nhờ có lực tác dụng lên nó.
D. Khi thấy vận tốc của vật thay đổi thì chắc chắn là đã có lực tác dụng lên vật.