Bài 12. Cơ chế xác định giới tính

DH

Một loài động vật đơn tính có cặp NST giới tính ở giới cái là XX, ở giới đực là XY. Trong quá trình giảm phân tạo giao tử của một cá thể (A) thuộc loài này đã có một số tế bào bị rối loạn phân li cặp NST giới tính ở cùng một lần phân bào. Tất cả các giao tử đột biến về NST giới tính của cá thể (A) đã thụ tinh với các giao tử bình thường tạo ra: 4 hợp tử XXX, 4 hợp tử XYY và 8 hợp tử XO; 25% số giao tử bình thường của cá thể (A) thụ tinh với các giao tử bình thường tạo ra 23 hợp tử XX và 23 hợp tử XY.

a/Xác định giới tính của cá thể (A). Quá trình rối loạn phân li cặp NST giới tính của cá thể (A) xảy ra ở giảm phân I hay giảm phân II

b/ Tính tỉ lệ % giao tử đột biến tạo ra trong quá trình giảm phân của cá thể (A).

NT
1 tháng 8 2018 lúc 12:43

xét 4 hợp tử XYY:

Giả sử: bị đột biến là con cái\(\Rightarrow\) có thể có các loại giao tử: XX , O,...

Con còn lại là con đực cho giao tử bình thường\(\Rightarrow\)cho 2 loại giao tử : X và Y.

\(\Rightarrow\)có thể có các loại hợp tử là: XXX, XXY, XO,YO.

Giả sử bị đột biến là con đực\(\Rightarrow\) có thể có các loại giao tử là: XX,YY,O,...

Con còn lại cho giao tử bình thường là: X

\(\Rightarrow\)có thể có các loại hợp tử là: XXX,XYY,XO.

Từ trên, ta thấy chỉ có khi con bị đột biến là con đực thì mới có thể tạo được giao tử XYY, suy ra con bị đột biến là con đực.

b) theo đề : số giao tử bình thường được thụ tinh là: 23+23=46(giao tử)

\(\Rightarrow\) số giao tử bình thường tham gia thụ tinh là:\(\dfrac{100\%.46}{25\%}\)=184(giao tử)

Số giao tử bị đột biến là: 4+4+8=16( giao tử)

\(\Rightarrow\)tỉ lệ % của giao tử bị đột biến là:\(\dfrac{16}{16+184}.100\%=8\%\)

Bình luận (0)

Các câu hỏi tương tự
SK
Xem chi tiết
TH
Xem chi tiết
TM
Xem chi tiết
TN
Xem chi tiết
AT
Xem chi tiết
PH
Xem chi tiết
NM
Xem chi tiết
TH
Xem chi tiết
TK
Xem chi tiết