Bài 13. Công cơ học

BT

Một khối gỗ đặc hình trụ, tiết diện đáy S= 300\(cm^2\), chiều cao h= 50cm, có trọng lượng riêng d= 6000 N/\(m^3\) được giữ ngập trong 1 bể nước đến độ sâu  x=40cm bằng 1 sợi dây mảnh, nhẹ, không giãn ( mặt đáy song song với mặt thoáng nước) như hình vẽ.

a, tính lực căng sợi dây

b, Nếu dây bị dứt khối gỗ sẽ chuyển động như thế nào?

c, Tính công tối thiểu để nhấn khối gỗ ngập sát đáy. Biết độ cao mức nước trong bể là H= 100cm, đáy bể rất rộng, trọng lượng riêng của nước là \(d_0=10000N\)/\(m^3\)

VL
13 tháng 7 2021 lúc 15:04

Bài 1

S = 300cm^2 = 0,03m3

h = 50cm = 0,5m

d = 6000N/m3

x = 40cm = 0,4m

dn = 10 000N/m3

 

a.  Thể tích khối gỗ là:

V =Sh = 0,03.0,5 = 0,015m3

Trọng lượng khối gỗ là :

P = d.V = 6 000.0,015 = 90N

Thể tích phần chìm:

V’ = Sx = 0,03.0,4 = 0,012m3

Lực acsimet tác dụng lên khối gỗ :

FA = dn.V’ = 10 000.0,012 = 120N

Lực căng dây là :

F =FA – P = 120 – 90= 30N

b.  Khối gỗ sẽ nổi lên vì FA > P(theo phương thẳng đứng hướng từ dưới lên)

Gọi x’ là chiều sâu độ chìm của vật

Gọi FA’ là lực acsimet sau khi vật nổi trên mặt nước

Khi nổi lên mặt nước, lúc này FA’ = P

ð 90 = dn.S.x’

ð 90 = 10 000.0,03.x’

ð x’ = 0,3m

h – x’ = 0,5 – 0,3 = 0,2m

vậy vật nổi lên 0,2m

Bình luận (2)

Các câu hỏi tương tự
BT
Xem chi tiết
BT
Xem chi tiết
PQ
Xem chi tiết
BT
Xem chi tiết
TP
Xem chi tiết
BT
Xem chi tiết
BT
Xem chi tiết
BT
Xem chi tiết
BN
Xem chi tiết