Tuyển Cộng tác viên Hoc24 nhiệm kì 26 tại đây: https://forms.gle/dK3zGK3LHFrgvTkJ6

Sông nước Cà Mau

H24

Mn giúp em với ạ:

Cho đoạn trích sau:

Thuyền chúng tôi chèo thoát qua kênh Bọ Mắt, đổ ra con sông Cửa Lớn, xuôi về Năm Căn. Dòng sông Năm Căn mênh mông, nước ầm ầm đổ ra biển ngày đêm như thác, cá nước bơi hàng đàn đen trũi nhô lên hụp xuống như người bơi ếch giữa những đầu sóng trắng. Thuyền xuôi giữa dòng con sông rộng hơn ngàn thước, trông hai bên bờ, rừng đước dụng lên cao ngất như hai dãy trường thành vô tận. Cây đước mọc dài theo bãi, theo từng lứa trái rụng, ngọn bằng tăm tắp, lớp này chồng lên lớp kia ôm lấy dòng sông, đắp từng bậc màu xanh lá mạ, màu xanh rêu, mà xanh chai lọ, ... lòa nhòa ẩn hiện trong sương mù và khói sóng ban mai.

Viết đoạn văn cảm nhận về dòng sông Năm Căn qua đoạn trích trên?

Trần Thị Hà My Trần Thọ Đạt Thảo Phương các chị giúp em với ạ (viết đoạn văn thôi các chị nha, trên mạng toàn bài văn ⇒ đừng cop làm gì ạ).

Nếu có thể, anh/chị CTV nào tag được cô Hương bên box Văn thì tag giùm em, em tag không dính :'(

TP
15 tháng 1 2019 lúc 12:34

Đoạn văn trên được trích trong văn bản"Sông nước Cà Mau" của Đoàn Giỏi. Trong đoạn văn đó, tác giả đã sử dụng thành công biện pháp tu từ so sánh. Đến với câu đầu tiên, ta đã bắt gặp phép so sánh, nước của dòng sông Năm Căn được tác giả sử dụng khéo léo "đổ ngày đêm ra biển" giống như "thác". Phải chăng, nước nơi đây thật nhiều, chảy thật mạnh như thác. Bên cạnh đó, "đàn cá" cũng được ông đưa ra so sánh với hình ảnh"người bơi ếch", những hàng cá đó lượn lên lượn xuống, lại đen trũi, nhìn từ xa, chúng ta ngỡ như đang nhìn những người bơi ếch chuyên nghiệp. "Con sông rộng hơn ngàn thước", ngàn thước cũng không thể sánh bằng độ dài rộng của con sông Năm Căn này. Không chỉ có vậy, ngay cả hai bên bờ rừng, chúng đẹp đến nỗi tác giả lại sử dụng hiệu quả một lần nữa biện pháp so sánh cao ngất như "hai dãy Trường Sơn". Tất cả đã hiện lên trước mắt chúng ta một khung cảnh dòng sông Năm Căn thật tuyệt, thật đẹp và bắt mắt, khiến ai chưa đến cũng muốn một lần được đặt chân thưởng thức cảnh đẹp từ thiên nhiên trao tặng. Tác giả Đoàn Giỏi thật am hiểu về các cảnh đẹp trên đất nước, có một tầm nhìn quan sát tinh tế, cho ra đời một bài văn hay!

Bình luận (0)
H24
15 tháng 1 2019 lúc 13:46

Cảnh sắc của Việt Nam quê hương ta vô cùng tươi đẹp, đó là vẻ đẹp của non sông gấm vóc, ở mỗi thành phố, mỗi tỉnh thành lại có những vẻ đẹp đa dạng khác nhau, mang đặc trưng của vùng quê ấy. Là vùng đất nằm ở vị trí cuối cùng của mảnh đất hình chữ S, vùng sông nước Cà Mau không chỉ là một vùng địa lí của đất nước mà nó còn là một cảnh quan tươi sắc thu hút nhiều ngòi bút của thi nhân viết về nơi đây. Tiêu biểu lên trong số đó chính là tác phẩm “Sông nước Cà Mau” của nhà văn Đoàn Giỏi. Đây là tác phẩm viết về cảnh tượng tươi đẹp và hùng vĩ của sông nước Cà Mau, đồng thời cũng thể hiện được tình cảm của tác giả Đoàn Giỏi dành cho nơi đây.

“Sông nước Cà Mau” nằm ở chương mười tám của tập truyện “Đất rừng phương Nam”của nhà văn Đoàn Giỏi. Trước hết nhà văn đã thể hiện được một ấn tượng khái quát của mình về vùng sông nước cà Mau, đó là càng đổ dần về hướng Cà Mau thì khung cảnh xung quanh được điểm tô bởi màu xanh của sắc lá, đó là những tán lá xanh ven bờ sông tạo ra một bức tranh hài hòa về màu sắc với màu nước sông cũng như màu sắc của bầu trời. Những sắc xanh của tán lá còn gợi cho người đọc liên tưởng đến sự sống tươi đẹp vùng sông nước. Ta có thể nhận thấy vị trí mà nhà văn Đoàn Giỏi quan sát đó chính là trên dòng sông, có lẽ nhà thơ đang thưởng ngoạn cảnh đẹp trên một con thuyền.

Bởi chỉ có ở vị trí giữa của dòng sông thì nhà văn mới có thể đón nhận trọn vẹn cảnh sắc xung quanh như vậy. Sau khi phác họa những nét khái quát về khung cảnh xung quanh thì nhà văn đi vào miêu tả những địa danh cụ thể của Cà Mau, cụ thể ở đây chính là dòng Năm Căn rộng lớn, mênh mông mà cũng không kém phần hùng vĩ, mang lại cho con người cảm giác choáng ngợp về tầm mắt. Các chi tiết thể hiện được sự hùng vĩ, mênh mông của dòng sông và rừng đó chính là “nước ầm ầm đổ ra biển ngày đêm như thác”, “con sông rộng hơn một ngàn thước”, “Cá nước bơi hàng đàn đen trũi nhô lên ngụp xuống như người bơi ếch giữa những đầu sóng trắng”.
Sau đó con thuyền của nhà văn đến chợ nổi Năm Căn, đây là nơi các thuyền chở đầy những loại hoa quả, hàng hóa để trao đổi, buôn bán.

Đây cũng là một đặc trưng tiêu biểu của người dân vùng sông nước Nam Bộ. Sông Năm Căn được miêu tả với một không gian rộng lớn, con sông này rộng đến “hàng ngàn thước”, nước ở con sông này cũng dòi dào, đặc biệt nước ở các con kênh, con rạch khác đổ vào ầm ầm như thác nước. Trong văn bản “Sông nước Cà Mau” thì sự đông vui, nhộn nhịp của chợ nổi Năm Căn thể hiện thông qua những chi tiết rất sống động, chân thực.

​Đó chính là sự tấp nập, nhộn nhịp của những “túp lều lá đơn sơ”, của những “căn nhà gạch hai tầng”, “những đống gỗ cao như núi”, “những cột đáy”, “thuyền chài”, “thuyền lưới”…Sự độc đáo chỉ có ở chợ nổi vùng sông nước, đó chính là chợ họp luôn trên sông, những con thuyền chở đầy ăm ắp những loại hàng hóa, những người chủ thuyền chỉ cần đỡ sát thuyền lại với nhau là có thể trao đổi, mua bán hàng hóa từ tiêu dùng đến ẩm thực. Hơn nữa, Năm Căn còn là nơi tập trung những người bán vải, bán rượu đến từ nhiều nơi khác nhau, có nhiều giọng nói cũng như trang phục khác nhau làm nên nét độc đáo của những khu chợ nổi này.

Không những rộng lớn, hùng vĩ là nơi bắt nguồn của nhiều con kênh,con rạch khác mà sông Năm Căn còn rất đa dạng và phông phú bởi nguồn thủy sản dồi dào “cá bơi hàng đàn” hình ảnh những con cá này thể hiện được sự giàu có hải sản của các con sông nhưng đồng thời nó cũng thể hiện được vẻ đẹp thơ mộng, êm ả của chốn sông nước mênh mông, bát ngát này. Đó cũng chính là sự hòa hợp giữa thiên nhiên đất trời, các loại sinh vật, cảnh vật xung quanh cũng như hoạt động sống, hoạt động lao động của con người vùng sông nước.

Không chỉ miêu tả sông nước mà nhà văn Đoàn Giỏi còn đi vào miêu tả những cánh rừng dựng lên cao ngất như những “dãy trường thành vô tận”, đó là những khu rừng nguyên sinh vừa mang nét hoang sơ vừa mang nét huyền bí thu hút người xem, người nhìn. Ta có thể thấy ở đây nhà văn đã vô cùng tinh tế trong cảm nhận cũng như trong miêu tả lại cảnh sắc của vùng sông nước Cà Mau, theo hành trình xuôi dòng Năm Căn, nhà văn đã miêu tả tuần tự những cảnh sắc cũng như sự vật mà mình cảm nhận được nên ta thấy ở trong những trang văn này cảm xúc rất đỗi chân thực của nhà thơ.

Như vậy, tác phẩm “Sông nước Cà Mau”của nhà văn Đoàn Giỏi đã gởi ra cho người đọc một bức tranh toàn cảnh về vùng sông nước Cà Mau, thông qua bức tranh ấy độc giả có thể cảm nhận được một cách trọn vẹn không gian hùng vĩ, cảnh sắc thiên nhiên cũng như không gian náo nức, nhộn nhịp nơi chợ nổi. Cách tái hiện của nhà văn vô cùng độc đáo, xuôi theo cuộc hành trình cũng như xuôi theo mạch cảm xúc trữ tình của nhà văn.

Bình luận (0)

Các câu hỏi tương tự
H24
Xem chi tiết
KN
Xem chi tiết
KN
Xem chi tiết
NO
Xem chi tiết
DC
Xem chi tiết
NU
Xem chi tiết
NM
Xem chi tiết
LH
Xem chi tiết
YC
Xem chi tiết