Bài viết số 5 - Văn lớp 7

KE

Lập dàn ys cho bài văn nghị luận sau:

1. Hãy nghị luận về câu"có chí thì nên"

2. Hãy nghị luận về câu "uôngs nước nhớ nguồn"

giúp mình vs

NM
4 tháng 3 2018 lúc 19:47

Mở bài
– Dấn dắt vấn đề: Trong xã hội hiện đại, muốn làm được một việc gì đó, dù khó hay dễ, mỗi chúng ta đều phải biết cố gắng, kiên trì hết mình. Điều đó cũng tương tự như câu “Có chí thì nên” – một câu nói hay và đặc sắc
– Trích dẫn vấn đề: Phần gạch chân
– Khẳng định vấn đề: Phần in nghiêng

Thân bài:

1. Giải thích:
a/ Giải thích từ “Chí” : là ý chí, là nghị lực và quyết tâm của con người. Nó giúp một người từ bàn tay trắng mà gây dựng nên cơ nghiệp – Giải thích từ “Nên” : làm được một việc gì đó, là sự thành công của sự cố gắng
b/ Giải thích cả câu “Có chí thì nên” : Khẳng định chân lí, ai có nghị lực, quyết tâm thì nhất định sẽ thành công trong mọi việc, dù là khó khăn nhất.

2. Mối liên hệ giữa từ “chí” và từ “nên (hoặc ” tại sao có nghị lực lại làm nên thành công?”)
– Vì nó tiếp thêm cho ta sức mạnh, khiến ta quên đi mọi khó khăn, trắc trở
(d/c: thầy Nguyễn Ngọc Ký đã bị mất một tay nhưng nhờ có nghị lực mà thầy đã vượt lên chính mình để trở thành một nhà giáo ưu tú ; Hay Ê-đi-xơn – ông vua của các phát mình đã từng đội sổ suốt nhưng năm đi học nhưng nhờ tính tò mò và sự cố gắng, ông đã tạo nên bao nhiêu các phát minh vĩ đại cho nhân loại)
– Vì nó khiến ta có thêm động lực, thúc đẩy tinh thần ta vươn tới thành công => Khi có ý chí, không việc gì là không làm được.

3. Cách rèn luyện tính kiên trì
– Phải đặt ra mục đích ban đầu, việc đặt ra mục đích cũng giống như một vạch đích để một con ngựa giỏi lao thẳng tới, nếu thiếu nó, ta sẽ bị lạc lối và cố gắng một cách vô ích
– Phải sắp xếp công việc phù hợp với giờ giấc, tự nhắc nhở bản thân thực hiện nghiêm chỉnh các mục đích, tìm đọc thêm tư liệu để đọc, học mỗi khi rảnh.
– Hãy nhắc nhở bản thân “đứng lên” sau mỗi lần thất bại

4. Ý nghĩa
– Đức tính không thể thiếu của mỗi con người
– Giúp con người thành công trong mọi việc
– Tạo lập tính tự lập cho ta ngay từ lúc còn bé và rèn ta trở thành một người luôn biết cách để hoàn thành công việc

Kết luận:

– Khẳng định lại vấn đề: Như nhà bác học Ê-đi-xơn đã từng nói “1% là nhờ trí thông minh còn 99% là nhờ cố gắng”, khi muốn thực hiện môt việc nào đó, dù khó đến nhường nào, ta chỉ cần có ý chí, cố gắng thì nhất định sẽ thành công.

Bình luận (0)
PM
4 tháng 3 2018 lúc 21:08

I. Mở bài: giới thiệu về câu tục ngữ “ có chí thì nên”
“ Ăn quả nhớ kẻ trồng cây, ăn khoai nhớ kẻ cho dây mà trồng”
Đây là câu tục ngữ nói về lòng biết ơn của con người. Kho tàn ca dao tục ngữ của nước ta rất phong phú và đa dạng. những câu ca dao, tục ngữ của ông bà ta luôn mang một ý nghĩa hết sức chân thực và dễ hiểu. mỗi câu tục ngữ đều mang một lời khuyên, một sự nhắc nhở tốt. bên cạnh câu “ Ăn quả nhớ kẻ trồng cây, ăn khoai nhớ kẻ cho dây mà trồng” có ý khuyên ta về lòng biết ơn, thì câu “ uống nước nhớ nguồn” cũng có ý nghĩa như vậy.

II. Thân bài
1. Giải thích câu tực ngữ “ uống nước nhớ nguồn”

“ uống nước”: là thành quả, là kết quả của người khác, chỉ việc hưởng thụ mà không làm gi hết
“ nguồn”: là nơi bắt nguồn của nguồn nước, chúng ta có thể hiểu từ dung để thể hiện cho sự bắt nguồn của thành quả mà mình hưởng dược.
>> câu tục ngữ như nhắc nhở chúng ta biết ơn những thành quả của thế hệ đi trước hay những người khác để lại
2. Lí do cần phải uống nước nhớ nguồn

Trong cuộc sống hằng ngày, trong xã hội thì các thành công và thành quả không có cái nào là không có nguồn gốc , không do sức lao động của con người tạo nên Của cải do bàn tay ta lao động tao nên, con cái do cha mẹ tạo nên, đất nước trở nên giàu đẹp là do cha ông ta đã giữ gìn và xây dựng Lòng biết ơn là một đức tính tốt, ta cần phải có lòng biết ơn

3. Cần làm gì để có được lòng biết ơn

Chúng ta cần tự hào với lịch sử anh hùng và truyền thống văn hóa vẻ vang của dân tộc Ra sức bảo vệ và tích cực học tập, lao động góp phần xây dựng đất nước. Có ý thức gìn giữ bản sắc, tinh hoa của dân tộc Việt Nam mình và đồng thời tiếp thu một cách có chọn lọc tinh hoa văn hóa nước ngoài. Có ý thức tiết kiệm, chống lãng phí khi sử dụng thành quả lao động của mọi người


III. Kết bài

Nêu ý nghĩa của câu tục ngữ “ uống nước nhớ nguồn” Bài học kinh nghiệm rút ra từ câu tục ngữ
Bình luận (0)

Các câu hỏi tương tự
HH
Xem chi tiết
NL
Xem chi tiết
HH
Xem chi tiết
NA
Xem chi tiết
LG
Xem chi tiết
H24
Xem chi tiết
PL
Xem chi tiết
H24
Xem chi tiết
NL
Xem chi tiết