Đề bài : Nghị luận xã hội về vấn đề giao thông

PT

Lập dàn ý về hiện tượng ùn tắc giao thông hiện nayvui

@Nguyễn Thu Hương

DT
19 tháng 8 2017 lúc 16:32

MB:

-Dân dắt vấn đề

-Nêu vấn đề

TB :
Đảm bào đủ các ý

1. hiện trạng giao thông ở VN ( kẹt xe xảy ra vào thời đểm nào nhiều nhất, lưu lượng xe như thế nào, xe nào lưu thông nhiều nhất trên đường vào giờ ún tắc giao thông))

2. Lý do ùn tắc giao thông (do ý thức người dân kém, do thói quen dùng xe máy tại VN, do đường xá nhỏ hẹp thường xuyên bị đào bới, do dân số VN tăng nhanh nên lượng người lưu thông càng nhiều...)

3. Hậu quả của ún tắc giao thông: hao tốn nhiên liêu, mất nhiều thời gian của con người, công việc đình trệ, ô nhiễm môi trường, thiệt hại vật chất, con người VD: xe chữa cháy không lưu thông được dẩn đến thiệt hại tài sản nhà cửa, vật dụng, con người thiệt mạng...

4. Kiến nghị giải pháp : mở rộng đường, tăng cường lực lương cảnh sát giao thông, nhà nước hạn chế xe máy lưu thông, tăng cường xe công cộng đưa rước học sinh để phụ huynh khỏi dùng xe máy đưa đón con đi học, thực hiện nhanh chống các công trình xây dụng trên đường, phạt nặng những người mua bán rong chiếm lòng lề đường

KB: Khẳng định lại tác hại của ùn tắc GT

=> NÊn có bp thiết thực giải quyết

Bình luận (1)
TB
19 tháng 8 2017 lúc 18:05

hiện tượng này trên các thông tin đại chúng nói rất nhiều.
trước hết thì bạnn giới thiệu về hiện tượng ùn tắc gia thông trc trường, nó đang là vấn đề nóng của xã hội, là vấn đề bức xúc.
thân bài :bạn nêu lên các nguyên nhân gây ùn tắc giao thông, đặc biệt ở trước trường,do hs đi khi tan trường, do phụ huynh đón con, họ đứng tràn ra đường dành cho xe, họ bất chấp luật, .........
bạn đưa ra các dẫn chứng về các hành vi vi phạm của hs, phụ huynh,.........
đưa ra những phản ứng của ng` đi đường,
bạn đưa ra các số liệu xảy ra tai nạn vào giờ tan trường, do hs gây ra,.......
nhà n'c đã giai quyết như thế nào, hạn chế dc chua?
mình dua cho bạn tham khảo 1 đoạn nhe:
Dù nhiều trường đã để biển cấm phụ huynh không được đứng ngay trước cổng trường để đón học sinh, nhưng phụ huynh chưa có ý thức về vấn đề này. Họ không chỉ đưa con đến trường và đón con bằng xe gắn máy mà bằng cả xe ô tô, nên tình trạng kẹt xe còn diễn tiến xấu. Nhiều trường học đã có những buổi họp nhất trí với phụ huynh đưa đón con phải đứng cách trường từ 10-20m, nhưng những phụ huynh vẫn đứng chờ... dưới lòng đường. Các trường còn nghĩ đến việc cho phụ huynh vào trong trường để đón con nhưng sức chứa của các trường hiện nay không thể kham nổi. Việc áp dụng giờ ra về các lớp chệch giờ, nhưng phụ huynh của các em vẫn theo thói quen, cứ đúng giờ đó lại đến đợi nên việc kẹt xe càng phức tạp và diễn ra lâu hơn. Trước tình hình đó, Ban An toàn giao thông thành phố đã phối hợp cùng các trường nghiên cứu đặc điểm từng trường để đề ra giải pháp tích cực nhất. Trước mắt, phối hợp với các đơn vị quận, huyện, thanh niên xung kích giải quyết tạm thời, giải phóng ùn tắc, không để tình trạng kẹt xe, hạn chế tình trạng tai nạn giao thông như lâu nay xảy ra tại khu vực này. Sở Giao thông - Công chính cũng nghiên cứu các giải pháp khả thi, trước mắt có thể buộc phụ huynh đậu xe cách trường học 40m.
................
nói chung bài nghị luận này đương đối gần với hs, bạn nên thêm vào những câu nói của ng` dân nói sẽ làm cho bài viết bạn ko bị kho
ví dụ nhé: có lần mình xem tivi. trên đài vtv1 có 1ng` khách nc ngoài đã nói: giao thông việt nam giống như điạ ngục

Bình luận (1)
NH
21 tháng 8 2017 lúc 9:00

1.Biểu hiện, thực trạng:

-Tắc đường ở những thành phố lớn, tuyến phố lớn, đặc biệt là HN, TP HCM vào những giờ cao điểm (đi làm, đi học, tan tầm)

-Đất chật người đông, nhu cầu tham gia giao thông của người dân ở các thành phố lớn ngày càng tăng.

-Vào giờ tan tầm, những chiếc ô tô đi lấn làn của xe máy. Xe máy trèo cả lên vỉa hè để đi. Xe bus không có đường riêng để đi… Ở những cung đường hẹp, chỉ một chiếc xe bus và ô tô đi song song nhau là đã chắn hết đường. Khiến cho vào giờ cao điểm có thể tắc tới cả tiếng để đi qua một tuyến phố.

Chỉ riêng Hà Nội diện tích chỉ 3.329 km² thì có tới 183.000 phương tiện đăng ký mới (hơn 39.000 ôtô, 143.000 môtô), nâng tổng số xe tại Hà Nội lên 5,5 triệu (gần 535.000 ôtô và hơn 4,9 triệu môtô), chưa kể nhiều xe mang biển số ngoại tỉnh vẫn hoạt động. Như vậy, mỗi ngày chúng ta có cả biển người tham gia giao thông với 5,5 triệu phương tiện các loại. Tắc đường là điều tất yếu và ngày càng có xu hướng gia tăng theo hướng nghiêm trọng hơn.

2.Nguyên nhân

- Sức hút của các thành phố lớn, của đô thị hóa: nhu cầu đi học đi làm của người dân tại các thành phố lớn không ngừng tăng. Các trường đại học nổi tiếng, các trung tâm kinh tế văn hóa đều tập trung ở các thành phố lớn nên tất yếu đông đúc, dẫn tới tắc đường

-Ý thức tham gia giao thông của người dân chưa cao: bon chen giờ tắc đường, vi phạm, …

-Cơ sở vật chất cơ sở hạ tầng chưa hoàn thiện và đồng bộ.

+Phương tiện công cộng như xe bus thì chưa đáp ứng đc nhu cầu của người dân nên nhu cầu sử dụng phương tiện cá nhân vẫn cao, là một trong những nguyên nhân gây tắc đường

+ Chỉ tính trên địa bàn HN có 25 công trình với 43 điểm rào chắn, trong đó có nhiều hạng mục thi công kéo dài như tuyến đường sắt Cát Linh – Hà Đông, Nhổn – Ga Hà Nội,… gây ách tắc kéo dài

=>Cơ sở hạ tầng còn thiếu thốn, công trình xây dựng chậm chạp, quy hoạch không đồng bộ khiến tại các tuyến phố nhỏ hẹp tắc vẫn hoàn tắc.

3.Hậu quả

- Tắc đường như một “đặc sản” của các thành phố lớn. Cứ giờ cao điểm là tắc đường. Nó như ghim vào tiềm thức của người nước ngoài về VN: họ sợ tắc đường và bất an khi tham gia giao thông ở VN…

-Khói bụi từ các phương tiện tham gia giao thông ngày càng cao, ô nhiễm ngày càng trầm trọng, có những đợt không khí nhiễm thủy ngân, nhiễm chì,…. Nếu không có giải pháp kịp thời thì HN sẽ ô nhiễm không thể cứu vãn. Như Bắc Kinh và Thượng Hải – 2 thành phố lớn của Trung Quốc, mọi người đều phải bịt mặt nạ lọc khí khí ra đường, không khí sạch thậm chí còn đóng lon đem bán,…

-Tai nạn giao thông gia tăng

-Lượng người tham gia giao thông ngày càng gia tăng nên càng cải tạo càng nâng cấp đường xá càng tắc đường. Có những tuyến phố còn chặt cả cây xanh cổ thụ để làm đường, xây cầu vượt mà tắc vẫn hoàn tắc.

-Đây là thách thức lớn đối với nhà cầm quyền và khiến mỗi người cần phải có những điều chỉnh cho phù hợp

4.Giải pháp: hai mặt từ phía chính phủ và từ cá nhân mỗi người tham gia giao thônng

-Chính phủ cần có những quy hoạch đồng bộ hơn về cơ sở hạ tầng, tuyên truyền và khuyến khích người dân sử dụng các phương tiện công cộng. Muốn vậy thì các phương tiện công cộng cần phải hiện đại hơn nữa để thu hút được mọi người. Không chỉ là xe bus mà có thể học tập nước bạn, xây dựng tàu điện, tàu siêu tốc,… Tuy nhiên đây cũng là thách thức lớn với kết cấu hạ tầng và nguồn ngân sách hạn hẹp…

-Giảm áp lực cho các thành phố lớn bằng cách tạo nhiều việc làm với mức lương hấp dẫn ở các tỉnh lẻ, vùng ngoại ô,…

-Mỗi người dân cần nâng cao ý thức tham gia giao thông: đi đúng làn, không vi phạm, sử dụng các phương tiện công cộng,… Đây là yếu tố quan trọng tác động tới làm giảm ùn tắc giao thông bởi người dân chính là những người tham gia giao thông.

III.KB: liên hệ bản thân

Bình luận (1)
TQ
19 tháng 8 2017 lúc 16:33

1. Mở bài

Vấn đề an toàn giao thông hiện nay đang trở thành một trong những vấn đề nóng bỏng nhất hiện nay. Hiện nay vấn đề an toàn giao thông đã trở thành vấn đề bức thiết hơn bai giờ hết. Tại nạn giao thông, mất trật tự an toàn giao thông…. là những điều mà chúng ta cần quan tâm nhiều hơn nữa.

2. Thân bài

Thực trạng của tình hình giao thông nước ta hiện nay:

Hiện nay tình hình giao thông của nước ta đang vô cùng phức tạp. Hằng ngày, hằng giờ đều có người chết vì tai nạn giao thông, chúng ta có thể thấy mỗi ngày cả nước có hàng chục người chết vì tai nạn giao thông, chưa kể người bị thương. Có rất nhiều người khôn g chấp hành tốt luật lệ giao thông như không đội mũ bảo hiểm, vượt đèn đỏ, lạng lách, đáng võng gây mất trật tự an toàn giao thông, đặc biệt tai nạn giao thông xe máy chiếm tỷ lệ cao nhất.

An toàn giao thông là hạnh phúc của mọi nhà

Hậu quả của tình trạng mất an toàn giao thông:

Tai nạn giao thông để lại những hậu quả hết sức nặng nề cho tất cả mọi người.

Mỗi năm có hàng nghìn người chết vì tai nạn giao thông, đề lại những mất mát lớn cho gia đình, người thân, làm tan vỡ hạnh phúc gia đình… Có những người phải mang trên mình thương tật suốt đời vì tai nạn giao thông. Nhiều trẻ em bị ảnh hưởng nặng nề bởi tai nạn nạn giao thông do bố mẹ mất trong nan nạn. Đối với xã hội cũng đặt ra rất nhiều vấn đề bức xúc về kinh tế, an sinh xã hội, cho một nguồn ngân sách phải để chữa bệnh cho người bị tai nạn.

Nguyên nhân:

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tai nạn giao thông điển hình có thể kể đến:

Do ý thức của người tham gia giao thông quá kém, không nhận thức được những hậu quả của việc không chấp hành tốt luật lệ giao thông. Do cơ sở vật chất giao thông của nước ta còn kém, gây nên tai nạn giao thông cho người dân. Nhà nước chưa có những chính sách triệt để để người dân chấp hành tốt luật lệ giao thông.

Giải pháp:

Cần có những biện pháp tuyên truyền nâng cao ý thức tham gia giao thông của người tham gia giao thông… Đưa ra những chính sách phù hợp nhằm mang tính chất răn đe phòng ngừa những người tham gia giao thông. Làm tốt hơn nữa việc kiểm tra chất lượng cũng như khắc phục cơ sở hạ tầng giao thông.

3. Kết bài

Tai nạn giao thông đang là vấn đề của gia đình và toàn xã hội. Vì hạnh phúc của mỗi gia đình chúng ta cần có những nhận thức đúng đắn về vấn đề giao thông. Mỗi học sinh, sinh viên cần phải chấp hành luật an toàn giao thông để bảo vệ tính mạng của mình và toàn xã hội.

Bình luận (1)
PT
19 tháng 8 2017 lúc 16:45

Cô @Nguyễn Thu Hương giúp em nha

Bình luận (0)
NN
19 tháng 8 2017 lúc 17:03

I. Mở bài :
- Đặt vấn đề : trong nhiều năm trở lại đây, vấn đề tai nạn giao thông đang là điểm nóng thu hút nhiều sự quan tâm của dư luận bởi mức độ thiệt hại mà vấn đề này gây ra.
- Nhận thức: tuổi trẻ học đường – những công dân tương lai của đất nước – cũng phải có những suy nghĩ và hành động để góp phần giảm thiểu tai nạn giao thông.

II. Thân bài :
1. Thực trạng tai nạn giao thông ở Việt nam hiện nay:
+ Đang diễn ra hàng ngày hàng giờ trên cả nước, 33 -34 người chết và bị thương / 1 ngày
+ Trong số đó, có không ít các bạn học sinh, sinh viên là nạn nhân hoặc là thủ phạm gây ra các vụ tai nạn giao thông.
2. Hậu quả của vấn đề:
+ Thiệt hại lớn về người và của, để lại những thương tật vĩnh viễn cho các cá nhân và hậu quả nặng nề cho cả cộng đồng.
+ Gây đau đớn, mất mát, thương tâm cho người thân, xã hội.
3. Nguyên nhân của vấn đề :
+ Ý thức tham gia giao thông của người dân còn hạn chế, thiếu hiểu biết và không chấp hành nghiêm chỉnh luật lệ giao thông (lạng lách, đánh võng, vượt đèn đỏ, coi thường việc đội mũ bảo hiểm. . .)
+ Thiếu hiểu biết về các quy định an toàn giao thông (lấy trộm ốc vít đường ray, chiếm dụng đường . . .)
+ Sự hạn chế về cơ sở vật chất (chất lượng đường thấp, xe cộ không đảm bảo an toàn...)
+ Đáng tiếc rằng, góp phần gây ra nhiều tai nạn giao thông, còn có những bạn học sinh đang ngồi trên ghế nhà trường.
4. Hành động của tuổi trê học đường góp phần giảm thiểu tai nạn giao thông:
+ Tham gia học tập luật giao thông đường bộ ở trường lớp. Ngoài ra, bản thân mỗi người phải tìm hiểu, nắm vững thêm các luật lệ và quy định đảm bảo an toàn giao thông.
+ Chấp hành nghiêm chỉnh quy định về an toàn giao thông: không lạng lách, đánh võng trên đường đi, không đi xe máy khi chưa có bằng lái, không vượt đèn đỏ, đi đúng phần đường, dừng đỗ đúng quy định, khi rẽ ngang hoặc dừng phải quan sát cẩn thận và có tín hiệu báo hiệu cho người sau biết, đi chậm và quan sát cẩn thận khi qua ngã tư...
+ Đi bộ sang đường đúng quy định, tham gia giúp đỡ người già yếu, người tàn tật và trẻ em qua đường đúng quy định.
+ Tuyên truyền luật giao thông: trao đổi với người thân trong gia đình, tham gia các hoạt động tuyên truyền xung kích về an toàn giao thông để góp phần phổ biến luật giao thông đến tất cả mọi người, tham gia các đội thanh niên tình nguyện đảm bảo an toàn giao thông...

III. Kết bài :
- An toàn giao thông là hạnh phúc của mỗi người mỗi gia đình và toàn xã hội.
- Tuổi trẻ học đường với tư cách là chủ nhân tương lai của đất nước, là thế hệ tiên phong trong nhiều lĩnh vực, có sức khoẻ, có tri thức... cần có những suy nghĩ đúng đắn và gương mẫu thực hiện những giải pháp thiết thực để góp phần giảm thiểu tai nạn giao thông. . .

Bình luận (1)
EJ
19 tháng 8 2017 lúc 17:10

Dàn ý
I- Mở bài
Trong nhiều năm trở lại đây, vấn đề tai nạn giao thông đang là điểm nóng thu hút nhiều sự quan tâm của dư luận bởi mức độ thiệt hại mà vấn đề này gây ra của nó quá lớn.Nhận thức: tuổi trẻ học đường – những công dân tương lai của đất nước còn quá kém chưa có những suy nghĩ và hành động để góp phần giảm thiểu tai nạn giao thông.

II- Thân bài
.Hiện nay tai nạn giao thông ở Việt nam đang diễn ra hàng ngày hàng giờ trên cả nước, 33 -34 người chết và bị thương / 1 ngày Trong số đó, có không ít các bạn học sinh, sinh viên là nạn nhân hoặc là thủ phạm gây ra các vụ tai nạn giao thong vì ý thức các bạn còn quá kém và chưa hiểu rành về luật khi lái xe .
Hậu quả của tai nạn giao thong vô cùng nghiêm trọng. Gây thiệt hại lớn về người và của, để lại những thương tật vĩnh viễn cho các cá nhân ko thể lao động góp sức vì đất nước và hậu quả nặng nề cho cả cộng đồng. Gây đau đớn, mất mát, thương tâm cho người thân, xã hội; Biến họ trở thành gánh nặng cho gia đình và khiến họ cảm thấy tự ti, buồn chán với cuộc đời. Các bạn biết ko, trong vòng 10 năm qua, số vụ tai nạn giao thông đã tăng gấp 4 lần. Theo điều tra chấn thương liên trường (VMIS), trong năm 2001 có 4.100 trẻ chết do tai nạn giao thông, tương đương với 11 trẻ chết 1 ngày. Tỷ lệ tử vong ở trẻ em trai gấp 2 lần tỷ lệ này ở trẻ em gái. Trong khi đó có 290.000 trẻ bị thương do tai nạn giao thông cũng trong 2001, tương đương với 794 trẻ/ngày. Tai nạn giao thông là nguyên nhân tử vong hàng đầu của trẻ em từ 15 tuổi trở lên. Phần lớn trẻ 0-9 tuổi chết là người đi bộ. Đa số trẻ 10-14 tuổi chết khi đi xe đạp trong khi tất cả các ca tử vong ở đối tượng 15-19 tuổi là người đi xe máy.

Nguyên nhân của tai nạn là ý thức tham gia giao thông của người dân còn hạn chế, thiếu hiểu biết và không chấp hành nghiêm chỉnh luật lệ giao thông (lạng lách, đánh võng, vượt đèn đỏ, coi thường việc đội mũ bảo hiểm. . .).Thiếu hiểu biết về các quy định an toàn giao thông (lấy trộm ốc vít đường ray, chiếm dụng đường . . .) gây ra nhựng vụ tai nạn nghiêm trọng làm bị thương đến chục người. Sự hạn chế về cơ sở vật chất (chất lượng đường thấp, xe cộ không đảm bảo an toàn...) Không những thế , sự góp phần gây ra nhiều tai nạn giao thông, còn có những bạn học sinh đang ngồi trên ghế nhà trường. Do tuổi trẻ bồng bột, một phút thiếu tự chủ, các bạn đã tụ tập đua xe gây ko nh~ gây thg tích cho mình mà còn làm cho cha mẹ buồn long, có khi cha mẹ họ còn phải nuôi họ suốt đời vì hậu quả của cuộc tai nạn.
Ngay từ bây giờ, chúng ta phải góp phần giảm thiểu tai nạn giao thông. Chúng ta phải tham gia học tập luật giao thông đường bộ ở trường lớp. Ngoài ra, bản thân mỗi người phải tìm hiểu, nắm vững thêm các luật lệ và quy định đảm bảo an toàn giao thông. Chấp hành nghiêm chỉnh quy định về an toàn giao thông: không lạng lách, đánh võng trên đường đi, không đi xe máy khi chưa có bằng lái, không vượt đèn đỏ, đi đúng phần đường, dừng đỗ đúng quy định, khi rẽ ngang hoặc dừng phải quan sát cẩn thận và có tín hiệu báo hiệu cho người sau biết, đi chậm và quan sát cẩn thận khi qua ngã tư...Đi bộ sang đường đúng quy định, tham gia giúp đỡ người già yếu, người tàn tật và trẻ em qua đường đúng quy định. Tuyên truyền luật giao thông: trao đổi với người thân trong gia đình, tham gia các hoạt động tuyên truyền xung kích về an toàn giao thông để góp phần phổ biến luật giao thông đến tất cả mọi người, tham gia các đội thanh niên tình nguyện đảm bảo an toàn giao thông...

III- Kết bài
- An toàn giao thông là hạnh phúc của mỗi người mỗi gia đình và toàn xã hội.
- Tuổi trẻ học đường với tư cách là chủ nhân tương lai của đất nước, là thế hệ tiên phong trong nhiều lĩnh vực, có sức khoẻ, có tri thức... cần có những suy nghĩ đúng đắn và gương mẫu thực hiện những giải pháp thiết thực để góp phần giảm thiểu tai nạn giao thông. . .

Bình luận (5)
NT
19 tháng 8 2017 lúc 19:57

Mở bài:

Trật tự an toàn giao thông là một trong những vấn đề đang được xã hội quan tâm nhiều nhất.Vì sao? Vì nó là một vấn đề cần thiết và có tác động lớn tới cộng đồng-xã hội.

Hiện nay, tình trạng mất trật tự, thiếu an toàn giao thông đang diễn ra khá nhiều như: mất trật tự nơi công cộng (trường học, bệnh viện, khu giải trí…), phóng nhanh lấn chiếm lòng lề đường, vượt ẩu, lạng lách, chở quá qui định, vượt đèn đỏ…

Xem thêm: Em nghĩ gì về vấn đề an toàn giao thông, Suy nghĩ và hành động về vấn đề an toàn giao thông, Bàn luận về Tình trạng ùn tắc giao thông

Thân bài:

– Hàng ngày, có rất nhiềi tai nạn giao thông đã cướp hết biết bao sinh mạng của người vô tội, theo thống kê hàng năm thì Việt Nam là một trong nhữn nước có số người chết vì tai nạn giao thông thuộc loại nhiều nhất trên thế giới. Nhưng những số liệu này có được là do đâu? Đó là do những người không có ý thức an toàn giao thông…

– Vậy an toàn giao thông là gì? An toàn giao thông là sự chấp hành nghiêm chỉnh các qui luật về giao thông để tránh nguy hiểm cho chính bản thân mình va cộng đồng. Muốn giảm bớt những nguy hại cho xã hội, mỗi người chúng ta cần biết nhận thức trách nhiệm, ý thức của bản thân và tuân thủ đúng điều lệ do nhà nước đặt ra…

– Trên thực tế, nhiều người tham gia giao thông không chịu chấp hành theo luật, nhiều người tham gia giao thông trong tình trạng không tỉnh táo, không quan tâm đến những người xung quanh, gây hậu quả nghiêm trọng…(liên hệ thực tế)

– Vì vậy chúng ta cần phải nâng cao ý thức chấp hành luật lệ an toàn giao thông, tuyên truyền và phát động nhiều chương trình có ý nghĩa giao thông an toàn, xử lí nghiêm những trường hợp vi phạm…

Kết bài

Để đất nước, xã hội mình tiến triển hơn nữa, mỗi người cần đóng góp phần nào đó công sức của mình vào công công cuộc xây dựng và phát triển đất nước. Chúng ta hãy cố gắng chấp hành đúng luật lệ an toàn giao thông để bảo vệ và đẩy đất nước, xã hội mình lên một bước cao hơn.

Bình luận (1)
MC
19 tháng 8 2017 lúc 23:10

Dàn ý
I- Mở bài
Trong nhiều năm trở lại đây, vấn đề tai nạn giao thông đang là điểm nóng thu hút nhiều sự quan tâm của dư luận bởi mức độ thiệt hại mà vấn đề này gây ra của nó quá lớn.Nhận thức: tuổi trẻ học đường – những công dân tương lai của đất nước còn quá kém chưa có những suy nghĩ và hành động để góp phần giảm thiểu tai nạn giao thông.

II- Thân bài
.Hiện nay tai nạn giao thông ở Việt nam đang diễn ra hàng ngày hàng giờ trên cả nước, 33 -34 người chết và bị thương / 1 ngày Trong số đó, có không ít các bạn học sinh, sinh viên là nạn nhân hoặc là thủ phạm gây ra các vụ tai nạn giao thong vì ý thức các bạn còn quá kém và chưa hiểu rành về luật khi lái xe .
Hậu quả của tai nạn giao thong vô cùng nghiêm trọng. Gây thiệt hại lớn về người và của, để lại những thương tật vĩnh viễn cho các cá nhân ko thể lao động góp sức vì đất nước và hậu quả nặng nề cho cả cộng đồng. Gây đau đớn, mất mát, thương tâm cho người thân, xã hội; Biến họ trở thành gánh nặng cho gia đình và khiến họ cảm thấy tự ti, buồn chán với cuộc đời. Các bạn biết ko, trong vòng 10 năm qua, số vụ tai nạn giao thông đã tăng gấp 4 lần. Theo điều tra chấn thương liên trường (VMIS), trong năm 2001 có 4.100 trẻ chết do tai nạn giao thông, tương đương với 11 trẻ chết 1 ngày. Tỷ lệ tử vong ở trẻ em trai gấp 2 lần tỷ lệ này ở trẻ em gái. Trong khi đó có 290.000 trẻ bị thương do tai nạn giao thông cũng trong 2001, tương đương với 794 trẻ/ngày. Tai nạn giao thông là nguyên nhân tử vong hàng đầu của trẻ em từ 15 tuổi trở lên. Phần lớn trẻ 0-9 tuổi chết là người đi bộ. Đa số trẻ 10-14 tuổi chết khi đi xe đạp trong khi tất cả các ca tử vong ở đối tượng 15-19 tuổi là người đi xe máy.

Nguyên nhân của tai nạn là ý thức tham gia giao thông của người dân còn hạn chế, thiếu hiểu biết và không chấp hành nghiêm chỉnh luật lệ giao thông (lạng lách, đánh võng, vượt đèn đỏ, coi thường việc đội mũ bảo hiểm. . .).Thiếu hiểu biết về các quy định an toàn giao thông (lấy trộm ốc vít đường ray, chiếm dụng đường . . .) gây ra nhựng vụ tai nạn nghiêm trọng làm bị thương đến chục người. Sự hạn chế về cơ sở vật chất (chất lượng đường thấp, xe cộ không đảm bảo an toàn...) Không những thế , sự góp phần gây ra nhiều tai nạn giao thông, còn có những bạn học sinh đang ngồi trên ghế nhà trường. Do tuổi trẻ bồng bột, một phút thiếu tự chủ, các bạn đã tụ tập đua xe gây ko nh~ gây thg tích cho mình mà còn làm cho cha mẹ buồn long, có khi cha mẹ họ còn phải nuôi họ suốt đời vì hậu quả của cuộc tai nạn.
Ngay từ bây giờ, chúng ta phải góp phần giảm thiểu tai nạn giao thông. Chúng ta phải tham gia học tập luật giao thông đường bộ ở trường lớp. Ngoài ra, bản thân mỗi người phải tìm hiểu, nắm vững thêm các luật lệ và quy định đảm bảo an toàn giao thông. Chấp hành nghiêm chỉnh quy định về an toàn giao thông: không lạng lách, đánh võng trên đường đi, không đi xe máy khi chưa có bằng lái, không vượt đèn đỏ, đi đúng phần đường, dừng đỗ đúng quy định, khi rẽ ngang hoặc dừng phải quan sát cẩn thận và có tín hiệu báo hiệu cho người sau biết, đi chậm và quan sát cẩn thận khi qua ngã tư...Đi bộ sang đường đúng quy định, tham gia giúp đỡ người già yếu, người tàn tật và trẻ em qua đường đúng quy định. Tuyên truyền luật giao thông: trao đổi với người thân trong gia đình, tham gia các hoạt động tuyên truyền xung kích về an toàn giao thông để góp phần phổ biến luật giao thông đến tất cả mọi người, tham gia các đội thanh niên tình nguyện đảm bảo an toàn giao thông...

III- Kết bài
- An toàn giao thông là hạnh phúc của mỗi người mỗi gia đình và toàn xã hội.
- Tuổi trẻ học đường với tư cách là chủ nhân tương lai của đất nước, là thế hệ tiên phong trong nhiều lĩnh vực, có sức khoẻ, có tri thức... cần có những suy nghĩ đúng đắn và gương mẫu thực hiện những giải pháp thiết thực để góp phần giảm thiểu tai nạn giao thông. . .

Bình luận (1)

Các câu hỏi tương tự
HT
Xem chi tiết
MC
Xem chi tiết
TT
Xem chi tiết
NL
Xem chi tiết
TT
Xem chi tiết
LC
Xem chi tiết
TM
Xem chi tiết