Bài 12: Quyền và nghĩa vụ của công dân trong hôn nhân

MA

Hôn nhân là gì? Tại sao nói tình yêu chính là cơ sở quan trọng của hôn nhân và gia đình hạnh phúc? Điều kiện để được kết hôn

TT
29 tháng 4 2019 lúc 22:05

- Hôn nhân là sự kết hợp của các cá nhân về mặt tình cảm, xã hội, và hoặc tôn giáo một cách hợp pháp. Hôn nhân có thể là kết quả của tình yêu. Hôn nhân là một mối quan hệ cơ bản trong gia đình ở hầu hết xã hội. Về mặt xã hội, lễ cưới thường sự kiện đánh dấu sự chính thức bắt đầu của hôn nhân.

- Hôn nhân không dựa trên tình yêu dễ có nguy cơ tan vỡ. Khi yêu là mơ mộng, bay bổng, nhà anh anh ở và ngược lại. Đến giai đoạn sau hôn nhân không còn là màu hồng, sẽ là những lo toan, trách nhiệm và thực tế và cả tiền bạc, nếu không có tình yêu thì con người ta sẽ không thể cùg nhau chung vai gánh vác, chia sẻ và đặc bịệt là có tình yêu người ta dễ dàng tha thứ và bỏ qua cho người bạn đời những lệch lạc mà sau hôn nhân mới phát sinh. Do vậy có nhiều yếu tố dẫn đến hôn nhân nhưng để hôn nhân bền vững thì tình yêu chính là cơ sở quan trọng nhất có thể nói là hàng đầu của 1 cuộc hôn nhân

-

Căn cứ theo quy định tại Điều 8 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định về điều kiện kết hôn, theo đó, nam, nữ kết hôn với nhau phải tuân theo các điều kiện sau đây:

Một là, nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên;

Hai là, việc kết hôn do nam và nữ tự nguyện quyết định;

Ba là, không bị mất năng lực hành vi dân sự;

Bốn là, việc kết hôn không thuộc một trong các trường hợp cấm kết hôn:

– Kết hôn giả tạo, ly hôn giả tạo; Tảo hôn, cưỡng ép kết hôn, lừa dối kết hôn, cản trở kết hôn;

– Người đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người đang có chồng, có vợ;

– Kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa những người cùng dòng máu về trực hệ; giữa những người có họ trong phạm vi ba đời;

– Kết hôn giữa cha, mẹ nuôi với con nuôi; giữa người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi, cha chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, cha dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng;

Bên cạnh đó, quan hệ hôn nhân giữa những người cùng giới tính hiện nay Nhà nước không thừa nhận.

Như vậy, trong trường hợp này của bạn, trước hết bạn và bạn trai bạn phải đáp ứng được ba điều kiện để kết hôn là về độ tuổi, về năng lực hành vi dân sự và hai bạn phải tự nguyện kết hôn mà không bị ai ép buộc. Điều kiện cuối cùng là hai bạn kết hôn mà không thuộc điều cấm nào của pháp luật. Cụ thể:

Theo điểm c khoản 2 Điều 5 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định:

Kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa những người cùng dòng máu về trực hệ; giữa những người có họ trong phạm vi ba đời; giữa cha, mẹ nuôi với con nuôi; giữa người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi, cha chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, cha dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng.

Dẫn chiếu đến khoản 17, khoản 18 Điều 3 Luật Hôn nhân và gia đình thì:

Những người cùng dòng máu về trực hệ là những người có quan hệ huyết thống, trong đó, người này sinh ra người kia kế tiếp nhau.

Những người có họ trong phạm vi ba đời là những người cùng một gốc sinh ra gồm cha mẹ là đời thứ nhất; anh, chị, em cùng cha mẹ, cùng cha khác mẹ, cùng mẹ khác cha là đời thứ hai; anh, chị, em con chú, con bác, con cô, con cậu, con dì là đời thứ ba.

Thứ nhất, có thể thấy, bạn và bạn trai bạn không phải là những người có cùng dòng máu trực hệ.

Thứ hai, trong trường hợp của bạn, phạm vi ba đời có thể xác định như sau:

– Đời thứ nhất: ông bà cụ ngoại của bạn, là cha, mẹ sinh ra bà ngoại của bạn và cụ nội của ông bạn trai bạn.

– Đời thứ hai: bà ngoại của bạn và cụ nội của bạn trai bạn.

– Đời thứ ba: mẹ bạn và ông nội bạn trai bạn.

– Đời thứ tư: bạn và bố bạn trai bạn.

– Đời thứ năm: bạn trai bạn và con của bạn (giả sử bạn có con).

Bình luận (0)

Các câu hỏi tương tự
TL
Xem chi tiết
NN
Xem chi tiết
HN
Xem chi tiết
AT
Xem chi tiết
TL
Xem chi tiết
QM
Xem chi tiết
NL
Xem chi tiết
DT
Xem chi tiết
MS
Xem chi tiết