Bài 16: Quyền tham gia quản lý Nhà nước của công dân

Nội dung lý thuyết

Các phiên bản khác

1. Quyền tham gia quản lí nhà nước, quản lí xã hội 

- Là quyền:

+ Tham gia xây dựng bộ máy nhà nước và các tổ chức xã hội. 

+ Tham gia bàn bạc, giám sát và đánh giá các hoạt động các công việc chung của nhà nước và xã hội.

Công dân có quyền bầu cử xây dựng bộ máy nhà nước.

2. Phương thức thực hiện 

- Trực tiếp: Tự mình tham gia các công việc thuộc về quản lí nhà nước, xã hội.

- Gián tiếp: Thông qua đại biểu của nhân dân để họ kiến nghị lên cơ quan có thẩm quyền giải quyết.

3. Ý nghĩa

- Đảm bảo cho công dân có quyền làm chủ, tạo nên sức mạnh tổng hợp trong xây dựng và quản lí đất nước.

- Công dân có trách nhiệm tham gia các công việc của nhà nước, xã hội để đem lại lợi ích cho bản thân, gia đình và xã hội.

@91320@@91319@

4. Điều kiện đảm bảo để thực hiện quyền tham gia quản lí nhà nước, quản lí xã hội

*Nhà nước 

- Quy định bằng pháp luật.

- Kiểm tra, giám sát việc thực hiện.

*Công dân 

- Hiểu rõ nội dung, ý nghĩa và cách thực hiện.

- Nâng cao năng lực và tích cực tham gia thực hiện tốt.

Bản thân mỗi học sinh đều phải có trách nhiệm thực hiện:

1. Học tập tốt, lao động tốt và rèn luyện ý thức kỉ luật tốt.

2. Tham gia, góp ý xây dựng lớp, chi đoàn,..

3. Tham gia các hoạt động ở địa phương ( xây dựng nhà tình nghĩa, tuyên truyền kế hoạch hóa gia đình, bài trừ tệ nạn xã hội )

 

Trong quá trình học tập , nếu có bất kỳ thắc mắc nào , các em hãy để lại câu hỏi ở mục hỏi đáp để cộng đồng Hoc24.vn cùng thảo luận và trả lời nhé . Chúc các em học tốt!