hồ chí minh ngày 23 tháng 2 năm 2017
sophia newman thân mến có lẽ cậu đã nghe về tết cổ truyền của em rồi đúng ko dù là anh chị em họ nhưng chị chưa đến việt nam lần nào nên có lẽ em nên giời thiệu cho chị sơ qua chứ nhỉ?
Tết Nguyên đán là ngày khởi đầu cho một năm mới!
Nguyên là bắt đầu, đán là buổi ban mai. Một năm mới tràn đầy hy vọng và những ước mơ đang đến khiến ta lại nhớ đến một câu thơ Tố Hữu: "Thế là Xuân đến đó cùng ta. Hồn nhiên như bạn cũ vào nhà". Bầu không khí của ngày Xuân Việt Nam bao giờ cũng vui tươi, thanh bình, nhẹ nhàng và đầy quyến rũ. Với thiên nhiên là ngàn hoa bừng nở, với con người là những nụ cười.
Đã từ xưa rồi, vẫn thế. Những gì khó khăn, vất vả của năm cũ như được dẹp hết, thanh toán hết, để đón chào một năm mới hạnh phúc vào nhà. "Tối ba mươi, nợ hỏi tít mù, co cẳng đạp thằng bần ra cửa. Sáng mồng một, rượu say tuý luý, giơ tay bồng ông phúc vào nhà" (Nguyễn Công Trứ).
Trong sự cộng cảm, sự hoà hợp thiêng liêng của mùa Xuân thiên nhiên và mùa Xuân của lòng người, cùng với tấm lòng tưởng nhớ tổ tiên, ngày Tết là ngày hội thăng hoa của văn hoá Việt Nam, là ngày hội của con người hoà hợp với cộng đồng, nó mang đậm nét văn hoá dân tộc sâu sắc và độc đáo!
Chưa đến Tết, nhưng sự chuẩn bị cho ngày Tết thì đã có từ trước đó vài ba tháng, thậm chí cả nửa năm. Các nhà xuất bản lo biên soạn những cuốn lịch mới. Các sân bay, nhà ga lo chuyện bán vé Tết cho hành khách. Và ngày Tết càng đến gần thì mấy tiếng "Về quê ăn Tết" là những tiếng quen thuộc được nghe nhiều nhất. Những người làm ăn xa, những người Việt Nam ở nước ngoài đều thấy lòng mình náo nức. Quê hương là hồn nước nằm tĩnh lặng trong mỗi con người. Những người đã xa nhà, xa nước hàng mấy chục năm, trong giấc mơ của mình thường vẫn thấy hiện lên mái nhà xưa, con đường nhỏ và mùi hương hoa Ngâu quen thuộc. Về quê ăn Tết là về với ông bà, cha mẹ, về với những kỷ niệm ngày xưa thơ bé, về với mảnh đất nơi đã sinh ra mình. Ngày Tết Việt Nam là ngày hội của sự đoàn tụ, ấm cúng.
Với người Việt Nam mình thì giàu có cũng quý, nhưng quý hơn là một chữ tình, tình làng nghĩa phố, tình cảm anh em. "Không có nhưng giàu, giàu nghĩa, giàu tình, giàu trí tuệ/ Không giàu nhưng có, có làng, có xóm, có anh em".
Trong ý niệm tâm linh của người Việt Nam ta, ai cũng muốn ngày Tết sẽ đem đến mọi sự tốt lành. Người ta chọn người khoẻ mạnh, tài giỏi để xông nhà. Không cứ người lớn, trẻ em cũng được, nhưng phải là những chú bé ngoan ngoãn, thông minh. Rồi giao thừa đi hái lộc, một cành xanh nhỏ mang về nhà với sự cầu mong phước lộc. Bên bàn thờ tổ tiên, một câu đối đỏ: "Tân niên hạnh phúc bình an tiến. Xuân nhật vinh hoa phú quý lai" (Năm mới hạnh phúc bình an đến. Ngày Xuân vinh hoa phú quý về). Những chữ Phúc - An - Vinh - Phú - là những ước mong của mọi người, mọi nhà.
Và Tết đến là phải vui, phải đẹp, phải mới!
"Tân niên nạp dư khánh. Gia tiết hiện trường xuân" (Năm mới thừa chuyện vui. Tiết đẹp Xuân còn mãi). Người lớn đến trẻ em, năm mới đều diện quần áo mới. Nhà cửa trang hoàng đẹp đẽ để đón Xuân. Không những từng nhà phải đẹp, mà làng xóm cũng phải đẹp, thành phố càng phải đẹp hơn! Các Đoàn nghệ thuật cũng chuẩn bị những đêm diễn đặc sắc. Tiếng trống chèo rộn rã, rồi ca trù, quan họ, và những sân khấu kịch nói đầy tiếng cười!
Ngày Tết Việt Nam cũng là ngày hội của hoa xuân!
"Mặt đất nơi nào cũng thấy hoa. Mùa xuân chia đến tận từng nhà". Những hội hoa xuân mở ở khắp nơi. Hàng ngàn, hàng vạn những cành hoa, chậu hoa rực rỡ, như một dòng sông đầy sắc màu chảy về những chợ hoa xuân. Có đến những chợ hoa ấy, chúng ta mới thấy hết cái vui vẻ náo nhiệt, rộn rã lạ thường của nó. Cả một rừng đào, rừng mai, những dãy quất vàng, rồi Hồng, Cúc, Lay ơn, Thược dược, Vạn thọ, Đồng tiền... Và các loại phong lan bừng nở, không thiếu thứ gì.
Người đến chợ hoa cũng tíu tít, hồ hởi ngắm nhìn trò chuyện, nở những nụ cười tươi tắn giữa một rừng hoa, khiến lòng ta bỗng chốc cũng hoá những nhà thơ. "Em đã đẹp, tay lại cầm hoa đẹp. Khiến anh nhìn mãi đến hai lần. Chợ hoa tíu tít quên chiều đến. Hững hờ sao được với mùa Xuân!".
Hoa Xuân là sự hoà nhịp kỳ diệu giữa con người với thiên nhiên. Và người Việt muốn đem cả thiên nhiên vào nhà mình. Ngày Tết, không nhà ai là không có một lọ hoa, một chậu hoa. Người ta nói Hà Nội có bao nhiêu ngôi nhà là có bấy nhiêu cành đào, cũng như phương Nam là những cành Mai, gốc Mai vàng thắm. Rồi cả một rừng Quất xum xuê những chùm quả chín vàng rực rỡ, ẩn hiện sau những chùm lá xanh, tượng trưng cho sự làm ăn thịnh vượng, giàu có. Nhiều loài hoa đẹp của Việt Nam cũng lên máy bay đến những phương trời xa để người Việt đón Xuân.
Nhưng không phải chỉ có cái đẹp của hình thức, ngày Tết Việt Nam còn coi trọng vẻ đẹp của tâm hồn, vẻ đẹp của cội nguồn văn hoá. Kiêng nói gở, nói tục, kiêng những lời nói cục cằn, thô lỗ, kiêng cãi cọ nhau làm rông cả năm. "Ngày Xuân anh bước ra đàng. Gặp em ăn nói dịu dàng dễ nghe". Lời nói tử tế là điệu nhạc của thế gian và ngày Xuân gặp người ăn nói tử tế, dịu dàng như gặp may mắn cả năm.
Cuộc sống vốn chẳng bình lặng, và trong cuộc mưu sinh tránh sao khỏi những va vấp, xung đột. Nhưng bước sang năm mới, con người như muốn quên đi, để đón chào những điều tốt đẹp hơn. Ngày Tết con người muốn được gần gũi nhau hơn, yêu trẻ kính già, tình làng nghĩa xóm, và lòng người hình như cũng rộng mở hơn. Ngày Tết Việt Nam còn là ngày hội của tinh hoa ẩm thực!
Chính ngày Tết là dịp để thể hiện nghệ thuật ăn uống tuyệt vời nhất của chúng ta. Ngày xưa là "Thịt mỡ, dưa hành, câu đối đỏ. Cây Nêu, tràng pháo, bánh chưng xanh" và "Đói ngày giỗ cha, no ba ngày Tết". Còn ngày nay, đời sống được nâng cao hơn, các món đặc sản ba miền của ngày Tết Việt Nam là cả một cuốn bách khoa toàn thư!
Một người bạn nước ngoài viết: "Tôi đã từng nghe nói về những ngày Tết Việt Nam. Nhưng phải sang đến đây, tôi mới cảm nhận được hết vẻ đẹp văn hoá trong ngày Tết của người Việt. Tôi đã học được một bài học qua cái Tết cổ truyền của các bạn. Và tôi rất thích, hoặc có thể nói là đã bị chinh phục bởi những món ăn tuyệt vời như bánh chưng, thịt đông, giò lụa, nem rán, xôi gấc... trong mâm cỗ Tết của các bạn. Hình như sau mỗi món ăn là một câu chuyện lý thú. Được nếm hương vị thơm ngậy, độ dẻo quánh của chiếc bánh chưng xanh mướt màu lá kia, tôi càng thêm yêu mến đất nước Việt Nam!".
Ngày Tết Nguyên đán Việt Nam thật là tuyệt diệu, là vẻ đẹp của văn hoá Việt, đúng như một nhà thơ đã viết:
"Ai cũng hồn nhiên, ai cũng đẹp
Tết đem thân ái đến muôn nhà
Chuyện cũ dài dòng xin nhắc lại
Chúc nhau Ngày Tết đẹp như hoa!
Như chị thấy đấy tết nguyên đán ở việt nam khá là tuyệt em mong chị có thể đến đây để nghỉ tết vs em. và hưởng thụ tinh hoa đất ttr[ì sự ấm áp bận rộn vui vẻ của ngày tết và em cũng mong đc gặp lại chị,chị sẽ đến chứ. Vậy còn tết bên nước anh của chị thì saoem mong đc biết lắm nhớ viết cho em sớm nhé. Yêu chị nhiều
Phong
Phạm Phú Phong
PS(tái bút): ba mẹ em mong chị lắm đấy
Hà Nam,ngày 24 tháng 1 năm 2017
Sắc -lô thân mến!
Bạn còn nhớ mình chứ 1 khoảng thời gian mình và bạn đã phải xa nhau.Nhưng dù thời gian rất ít nhưng những kỉ niệm bạn với mình không bao giờ tàn phai.Lời đầu tiên,cho phép mình gửi lời thăm sức khoẻ đến bạn và gia đình.Hôm nay mình viết thư vì mình muốn nói cho bạn cái này đó là về ngày Tết nguyên đán .
Xuân qua, hè tới. Tiếng ve ngân ran ran. Hoa phượng nở đỏ rực sân trường báo hiệu một năm học kết thúc. Kì nghỉ hè đầy ắp niềm vui đang chờ đón chúng mình. Trong đầm, hoa sen nở rộ, mùi hương ngào ngạt theo gió bay xa. Những đêm hè gió nồm nam mát rượi thổi lồng lộng trong lũy tre ven làng, tạo ra âm thanh kẽo kẹt đều đều như tiếng võng đưa. Dưới ánh trăng rời rợi sáng, cảnh vật . trở nên thơ mộng lạ thường! Làng xóm, cánh đồng, đòng sông, con đường… đều tràn ngập ánh trăng. Sắc-lô thân mến! Đất nước Việt Nam yêu dấu của mình còn có nhiều danh lam thắng cảnh. Địa đầu Tổ quốc có Sa Pa được mệnh danh là thiên đường trên mặt đất, một ngày có đủ bốn mùa. Cao Bằng với hang Pác Bó, suối Lê-nin, núi Các Mác… nơi Bác Hồ vị lãnh tụ kính yêu lãnh đạo nhân dân đứng lên làm cách mạng giải phóng dân tộc khỏi ách nô lệ của giai cấp phong kiến và thực dân xâm lược. Cây đa Tân Trào ở Tuyên Quang, nơi chứng kiến sự ra đời của Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân, gắn liền với tên tuổi lẫy lừng của vị tướng tài ba Võ Nguyên Giáp. Phú Thọ với 99 ngọn núi giống như 99 con voi quay đầu về đất tổ Hùng Vương với bạt ngàn Rừng cọ, đồi chè, đồng xanh ngào ngạt. Bắc Ninh – xứ sở của dân ca quan họ, của chùa Bút Tháp, tranh Đông Hồ. Quảng Ninh với vịnh Hạ Long được đánh giá là một trong những kì quan của thế giới. Thủ đô Hà Nội ngàn năm văn vật với Chùa Một Cột, với đài Nghiên, tháp Bút trước cửa đền Ngọc Sơn nằm giữa Hồ Gươm. Nơi đây có truyền thuyết Rùa Vàng đòi lại gươm báu mà Long Quân đã cho Lê Lợi mượn đế đánh đuổi giặc Minh xâm lược. Hà Nội còn có lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh và quảng trường Ba Đình đã đi vào lịch sử. Dọc đường vào Nam, dải đất miền Trung non nước hữu tình đẹp như tranh họa đồ. Nghệ An, Hà Tĩnh có núi Hồng, sông Lam. Quảng Bình có động Phong Nha được đánh giá là đẹp nhất thế giới. Cố đô Huế với đền đài, cung điện, lăng tẩm, chùa chiền… cổ kính trang nghiêm, trầm mặc. Dòng Hương Giang lờ lững trôi xuôi, bồng bềnh những con thuyền nhè nhẹ mái chèo khua nước, hòa cùng tiếng hò mái nhi, mái đẩy văng vẳng lúc chiều buông hay trong đêm thanh vắng. Những thiếu nữ nón bài thơ trắng che nghiêng, tà áo dài tím phất phơ trước gió, giọng nói ngọt ngào, sâu lắng… Tất cả tạo nên nét đẹp Huế không nơi nào có được. Qua đèo Hải Vân – đệ nhất hùng quan là tới miền đất Quảng với Ngũ Hành Sơn, với phố cổ Hội An nổi tiếng, quanh năm dập dìu du khách bốn phương. Dọc theo quốc lộ I, những rừng dừa Tam Quan, Bình Định bạt ngàn ven biển. Tiếng gió vi vu hòa cùng tiếng sóng tạo thành những bài ca bất tận. Vào đến Nha Trang, dừng chân một vài ngày ở thành phố biển êm đềm để được tắm mình trong làn nước
trong xanh, ngả lưng trên bờ cát trắng tinh khôi thì quả là diễm phúc! Sài Gòn – tức thành phố Hồ Chí Minh một thời đã từng được mệnh danh là Hòn ngọc Viễn Đông. Đây là một trung tâm công nghiệp, thương mại lớn có nhịp sông sôi động nhất nước. Sài Gòn có bến cảng Nhà Rồng, nơi ghi dấu bước chân người thanh niên yêu nước Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước. Có hãng tàu Ba Son gắn với tên tuổi người công nhân cộng sản lão thành Tôn Đức Thắng… Sài Gòn cũng là nơi kết thúc vẻ vang chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử, quét sạch bóng quân xâm lược Mĩ, lật nhào chính quyền bù nhìn bán nước hại dân; thống nhất non sông Việt Nam về một mối. Giờ đây, thành phố mang tên Bác đang từng ngày, từng giờ thay da đổi thịt, phát triển mạnh mẽ và toàn diện. Từ Sài Gòn xuống miền Tây Nam Bộ, trước mắt du khách là một màu xanh mỡ màng của lúa, của những vườn cây trái sum suê. Châu thổ đồng bằng sông Cửu Long nổi tiếng là vựa lúa, vựa cá, vựa trái cây của cả nước. Không thể nào kể hết tên những đặc sản của vùng đất mỡ màu này: gạo Nàng thơm cần Đước, dưa hấu Long Trì, dừa Bến Tre, nhãn lồng Vĩnh Kim, sầu riêng, măng cụt, chôm chôm Cái Bè, xoài cát Hòa Lộc… Quả là Tạo hóa đã hào phóng ban cho con người quá nhiều của ngon vật lạ! Bạn Sắc-lô thân mến! Việt Nam còn là xứ sở của những lễ hội tưng bừng quanh năm. Trong những lễ hội này, người dân cầu mong trời đất, tổ tiên mang lại những điều may mắn và đây cũng là dịp để con cháu bày tỏ lòng biết ơn với những bậc tiền bối có công lao to lớn trong sự nghiệp dựng nước và giữ nước. Mình có thể kể ra đây một vài lễ hội lớn như giỗ tố Hùng Vương, lễ hội làng Gióng, lễ hội chùa Hương, lễ hội Đức Thánh Trần… ở miền Bắc, lễ hội Tây Sơn ồ miền Trung, lễ hội chùa Bà Đen ở Tây Ninh, lễ đâm trâu, lễ đua voi ở Tây Nguyên… Đủ các nghi thức, màu sắc, tín ngưỡng của các dân tộc anh em cùng chung sống trên dải đất này. Giữa mùa thu cố Tết Trung Thu dành cho trẻ nhỏ. Chúng mình được ăn bánh Trung Thu, thứ bánh chỉ xuất hiện một lần trong năm và được rước đèn, phá cỗ dưới ánh trăng sáng vằng vặc của đêm rằm tháng tám, trong tiếng trống ếch, tiếng trống múa lân rộn ràng khắp các ngả đường. Nếu bạn đến Việt Nam vào dịp Tết Nguyên Đán, bạn sẽ được chứng kiến những tục lệ tốt đẹp có tự bao đời của người Việt Nam như tục cúng ông bà, tổ tiên ngày Tết bằng bánh chưng, bánh giầy có từ thời Hùng Vương thứ sáu; tục C011 cháu mừng tuổi ông bà, cha mẹ và ông bà, cha mẹ mừng tuổi con cháu. Mọi người chúc nhau đạt được những điều tốt đẹp trong năm mới. Mình sẽ kể cho bạn nghe sự tích bánh chưng, bánh giầy và nhiều chuyện lí thú khác liên quan đến cái Tết thiêng liêng này. Bạn thân mến! Đất nước Việt Nam đẹp đến mức như một nhà thơ đã tự hào khẳng định: Có nơi đâu đẹp tuyệt vời,
Như sông, như núi, như người Việt Nam ?! Có lẽ bạn đã hình dung được một phần nào về Tổ .quốc yêu dấu của tôi và hiểu được vì sao mà con người Việt Nam cần cù, anh dũng lại yêu quê hương, đất nước mình đến thế! Dân tộc Việt Nam rất cởi mở, thân thiện và hiếu khách. Chúng tôi sẵn sàng giang rộng vòng tay, kết bạn với các dân tộc khác trên thê giới, đoàn kết xây dựng cuộc sống hòa bình. Khi nào bạn cùng gia đình có dịp sang thăm Việt Nam, mình sẵn sàng làm người hướng dẫn nhiệt tình trong suốt cuộc hành trình chắc chắn là đầy lí thú. Thư đã dài, mình dừng bút ở đây, hẹn bạn thư sau! Chúc bạn cùng gia đình một năm mới với nhiều điều may mắn! Thân ái chào bạn! Việt Anh Lê Việt Anh
hò chí minh ngày 23 tháng 2 năm 2017
sophia newman thân mến có lẽ cậu đã nghe về tết cổ truyền của em rồi đúng ko dù là anh chị em họ nhưng chị chưa đến việt nam lần nào nên có lẽ em nên giời thiệu cho chị sơ qua chứ nhỉ?
Tết Nguyên đán là ngày khởi đầu cho một năm mới!
Nguyên là bắt đầu, đán là buổi ban mai. Một năm mới tràn đầy hy vọng và những ước mơ đang đến khiến ta lại nhớ đến một câu thơ Tố Hữu: "Thế là Xuân đến đó cùng ta. Hồn nhiên như bạn cũ vào nhà". Bầu không khí của ngày Xuân Việt Nam bao giờ cũng vui tươi, thanh bình, nhẹ nhàng và đầy quyến rũ. Với thiên nhiên là ngàn hoa bừng nở, với con người là những nụ cười.
Đã từ xưa rồi, vẫn thế. Những gì khó khăn, vất vả của năm cũ như được dẹp hết, thanh toán hết, để đón chào một năm mới hạnh phúc vào nhà. "Tối ba mươi, nợ hỏi tít mù, co cẳng đạp thằng bần ra cửa. Sáng mồng một, rượu say tuý luý, giơ tay bồng ông phúc vào nhà" (Nguyễn Công Trứ).
Trong sự cộng cảm, sự hoà hợp thiêng liêng của mùa Xuân thiên nhiên và mùa Xuân của lòng người, cùng với tấm lòng tưởng nhớ tổ tiên, ngày Tết là ngày hội thăng hoa của văn hoá Việt Nam, là ngày hội của con người hoà hợp với cộng đồng, nó mang đậm nét văn hoá dân tộc sâu sắc và độc đáo!
Chưa đến Tết, nhưng sự chuẩn bị cho ngày Tết thì đã có từ trước đó vài ba tháng, thậm chí cả nửa năm. Các nhà xuất bản lo biên soạn những cuốn lịch mới. Các sân bay, nhà ga lo chuyện bán vé Tết cho hành khách. Và ngày Tết càng đến gần thì mấy tiếng "Về quê ăn Tết" là những tiếng quen thuộc được nghe nhiều nhất. Những người làm ăn xa, những người Việt Nam ở nước ngoài đều thấy lòng mình náo nức. Quê hương là hồn nước nằm tĩnh lặng trong mỗi con người. Những người đã xa nhà, xa nước hàng mấy chục năm, trong giấc mơ của mình thường vẫn thấy hiện lên mái nhà xưa, con đường nhỏ và mùi hương hoa Ngâu quen thuộc. Về quê ăn Tết là về với ông bà, cha mẹ, về với những kỷ niệm ngày xưa thơ bé, về với mảnh đất nơi đã sinh ra mình. Ngày Tết Việt Nam là ngày hội của sự đoàn tụ, ấm cúng.
Ảnh minh họa/Internet. |
Với người Việt Nam mình thì giàu có cũng quý, nhưng quý hơn là một chữ tình, tình làng nghĩa phố, tình cảm anh em. "Không có nhưng giàu, giàu nghĩa, giàu tình, giàu trí tuệ/ Không giàu nhưng có, có làng, có xóm, có anh em".
Trong ý niệm tâm linh của người Việt Nam ta, ai cũng muốn ngày Tết sẽ đem đến mọi sự tốt lành. Người ta chọn người khoẻ mạnh, tài giỏi để xông nhà. Không cứ người lớn, trẻ em cũng được, nhưng phải là những chú bé ngoan ngoãn, thông minh. Rồi giao thừa đi hái lộc, một cành xanh nhỏ mang về nhà với sự cầu mong phước lộc. Bên bàn thờ tổ tiên, một câu đối đỏ: "Tân niên hạnh phúc bình an tiến. Xuân nhật vinh hoa phú quý lai" (Năm mới hạnh phúc bình an đến. Ngày Xuân vinh hoa phú quý về). Những chữ Phúc - An - Vinh - Phú - là những ước mong của mọi người, mọi nhà.
Và Tết đến là phải vui, phải đẹp, phải mới!
"Tân niên nạp dư khánh. Gia tiết hiện trường xuân" (Năm mới thừa chuyện vui. Tiết đẹp Xuân còn mãi). Người lớn đến trẻ em, năm mới đều diện quần áo mới. Nhà cửa trang hoàng đẹp đẽ để đón Xuân. Không những từng nhà phải đẹp, mà làng xóm cũng phải đẹp, thành phố càng phải đẹp hơn! Các Đoàn nghệ thuật cũng chuẩn bị những đêm diễn đặc sắc. Tiếng trống chèo rộn rã, rồi ca trù, quan họ, và những sân khấu kịch nói đầy tiếng cười!
Ngày Tết Việt Nam cũng là ngày hội của hoa xuân!
"Mặt đất nơi nào cũng thấy hoa. Mùa xuân chia đến tận từng nhà". Những hội hoa xuân mở ở khắp nơi. Hàng ngàn, hàng vạn những cành hoa, chậu hoa rực rỡ, như một dòng sông đầy sắc màu chảy về những chợ hoa xuân. Có đến những chợ hoa ấy, chúng ta mới thấy hết cái vui vẻ náo nhiệt, rộn rã lạ thường của nó. Cả một rừng đào, rừng mai, những dãy quất vàng, rồi Hồng, Cúc, Lay ơn, Thược dược, Vạn thọ, Đồng tiền... Và các loại phong lan bừng nở, không thiếu thứ gì.
Người đến chợ hoa cũng tíu tít, hồ hởi ngắm nhìn trò chuyện, nở những nụ cười tươi tắn giữa một rừng hoa, khiến lòng ta bỗng chốc cũng hoá những nhà thơ. "Em đã đẹp, tay lại cầm hoa đẹp. Khiến anh nhìn mãi đến hai lần. Chợ hoa tíu tít quên chiều đến. Hững hờ sao được với mùa Xuân!".
Hoa Xuân là sự hoà nhịp kỳ diệu giữa con người với thiên nhiên. Và người Việt muốn đem cả thiên nhiên vào nhà mình. Ngày Tết, không nhà ai là không có một lọ hoa, một chậu hoa. Người ta nói Hà Nội có bao nhiêu ngôi nhà là có bấy nhiêu cành đào, cũng như phương Nam là những cành Mai, gốc Mai vàng thắm. Rồi cả một rừng Quất xum xuê những chùm quả chín vàng rực rỡ, ẩn hiện sau những chùm lá xanh, tượng trưng cho sự làm ăn thịnh vượng, giàu có. Nhiều loài hoa đẹp của Việt Nam cũng lên máy bay đến những phương trời xa để người Việt đón Xuân.
Nhưng không phải chỉ có cái đẹp của hình thức, ngày Tết Việt Nam còn coi trọng vẻ đẹp của tâm hồn, vẻ đẹp của cội nguồn văn hoá. Kiêng nói gở, nói tục, kiêng những lời nói cục cằn, thô lỗ, kiêng cãi cọ nhau làm rông cả năm. "Ngày Xuân anh bước ra đàng. Gặp em ăn nói dịu dàng dễ nghe". Lời nói tử tế là điệu nhạc của thế gian và ngày Xuân gặp người ăn nói tử tế, dịu dàng như gặp may mắn cả năm.
Cuộc sống vốn chẳng bình lặng, và trong cuộc mưu sinh tránh sao khỏi những va vấp, xung đột. Nhưng bước sang năm mới, con người như muốn quên đi, để đón chào những điều tốt đẹp hơn. Ngày Tết con người muốn được gần gũi nhau hơn, yêu trẻ kính già, tình làng nghĩa xóm, và lòng người hình như cũng rộng mở hơn.
Ngày Tết Việt Nam còn là ngày hội của tinh hoa ẩm thực!
Chính ngày Tết là dịp để thể hiện nghệ thuật ăn uống tuyệt vời nhất của chúng ta. Ngày xưa là "Thịt mỡ, dưa hành, câu đối đỏ. Cây Nêu, tràng pháo, bánh chưng xanh" và "Đói ngày giỗ cha, no ba ngày Tết". Còn ngày nay, đời sống được nâng cao hơn, các món đặc sản ba miền của ngày Tết Việt Nam là cả một cuốn bách khoa toàn thư!
Một người bạn nước ngoài viết: "Tôi đã từng nghe nói về những ngày Tết Việt Nam. Nhưng phải sang đến đây, tôi mới cảm nhận được hết vẻ đẹp văn hoá trong ngày Tết của người Việt. Tôi đã học được một bài học qua cái Tết cổ truyền của các bạn. Và tôi rất thích, hoặc có thể nói là đã bị chinh phục bởi những món ăn tuyệt vời như bánh chưng, thịt đông, giò lụa, nem rán, xôi gấc... trong mâm cỗ Tết của các bạn. Hình như sau mỗi món ăn là một câu chuyện lý thú. Được nếm hương vị thơm ngậy, độ dẻo quánh của chiếc bánh chưng xanh mướt màu lá kia, tôi càng thêm yêu mến đất nước Việt Nam!".
Ngày Tết Nguyên đán Việt Nam thật là tuyệt diệu, là vẻ đẹp của văn hoá Việt, đúng như một nhà thơ đã viết:
"Ai cũng hồn nhiên, ai cũng đẹp
Tết đem thân ái đến muôn nhà
Chuyện cũ dài dòng xin nhắc lại
Chúc nhau Ngày Tết đẹp như hoa!
Như chị thấy đấy tết nguyên đán ở việt nam khá là tuyệt em mong chị có thể đến đây để nghỉ tết vs em. và hưởng thụ tinh hoa đất ttr[ì sự ấm áp bận rộn vui vẻ của ngày tết và em cũng mong đc gặp lại chị,chị sẽ đến chứ. Vậy còn tết bên nước anh của chị thì saoem mong đc biết lắm nhớ viết cho em sớm nhé. Yêu chị nhiều
Phong
Phạm Phú Phong
PS(tái bút): ba mẹ em mong chị lắm đấy