Con Rồng, Cháu Tiên

H24

Hãy tưởng tượng và kể lại cảnh chia tay người lên rừng kẻ xuống biển đầy lưu luyến và bịn rịn giữa Lạc Long Quân và Âu Cơ.

VT
17 tháng 10 2017 lúc 17:46
Xưa kia, trên vùng đất Lạc Việt màu mỡ, có một vị thần mình rồng, vốn là con trai thần Long Nữ. Ấy là Lạc Long Quân. Với sức khoẻ vô địch, thần luôn giúp đỡ dân lành, trở thành ân nhân của bao gia đình nghèo khổ. Thần có nhiều phép lạ, đã mấy lần diệt trừ Ngư Tinh, Mộc Tinh, Hồ Tinh, ơn nghĩa của chàng với nhân dân cao hơn núi, rộng hơn biển, dân làng biết lấy gì mà đền đáp cho nổi. Tấm lòng nhân hậu của Lạc Long Quân đã bao lần ban hạnh phúc cho nhân dân. Chẳng đòi hỏi gì, vị thần của chúng ta còn dạy dân trồng trọt, chăn nuôi, cày cấy, rồi lại được dạy cách làm nhà, ăn ở. Trước một vị thần phổ độ chúng sinh như thế, nhân dân rất lấy làm cảm kích. Vốn sinh ra đã là rồng, Lạc Long Quân chỉ lên cạn khi có việc cần, không thì ở dưới nước với mẹ. Nhờ thần, mảnh đất Lạc Việt trở nên kì ảo, lộng lẫy.

Bấy giờ, nơi vùng núi cao, có nàng Âu Cơ xinh đẹp tuyệt trần, xứng đáng là tiên nữ hạ thế. Nàng thuộc dòng dõi Thần Nông, cũng yêu dân như con của mình. Nàng dịu dàng, nhã nhặn, làm mê hoặc đàn ông cả một vùng. Biết đến tiếng thơm của nơi kia Lạc Việt, nàng ghé thăm với ước muốn được nhìn thấy những hoa thơm cỏ lạ của mảnh đất kì diệu này.

Đứng ngắm nhìn những bông hoa dại nhỏ bé, Âu Cơ gặp Lạc Long Quân ở ngay trên vùng đất ấy. Ngay từ ánh mắt đầu tiên, họ đã trao nhau những tình cảm sâu sắc. Mây đang hé nụ cười rạng rỡ. Mặt trời đang cười khà khà ở nơi nào quanh đấy. Đám hoa cỏ dại rung rinh theo tiếng sóng. Những ngọn gió thổi vào trong nhịp đập trái tim hai vị thần. Họ yêu nhau, họ lấy nhau, nên duyên vợ chồng. Cả trời đất như tung hô sự kết duyên này. Lạc Long Quân và Âu Cơ cùng ở tại cung điện Long Trang – nơi đong đầy hạnh phúc.

Chẳng bao lâu sau, Âu Cơ có mang. Đôi vợ chồng vui mừng khôn xiết. Nhưng lạ thay, nàng tiên núi cao không sinh ra một đứa con như người phàm trần, nàng đẻ ra một cái bọc, cái bọc trăm trứng. Âu Cơ và Long Quân sững sờ ngắm nhìn cái bọc, ngắm nhìn từng sự chuyển động của nó. Từ trong ấy, phát ra những tiếng lục đục, rồi một quả nứt ra, hai quả, ba quả. Cái bọc nở ra một trăm người con. Đứa nào đứa ấy hồng hào, khoẻ mạnh, sức khoẻ chẳng thua gì cha, sắc đẹp không kém hơn mẹ. Một trăm đứa con, một trăm con người thần kì. Chẳng cần bú mớm gì, chúng vươn vai, trưởng thành trong tích tắc. Rồi một trăm người anh em nắm tay nhau, xếp thành vòng tròn, nhảy múa trên bãi cỏ. Hoàng hồn đang xuống, cho nàng Âu Cơ khóc trong niềm hạnh phúc, hạnh phúc khôn tả!

Ngày tháng cứ thế trôi đi, thắm thoát đã mấy năm ròng rã, Lạc Long Quân vốn đã là rồng, nên chẳng thể nào sống thiếu nước. Chàng đã quá mệt mỏi với việc ở trên cạn. Một đêm nằm nghĩ, Long Quân quyết định quay lại Thuỷ cung. Nhưng rồi chàng bứt rứt: “Ta đi, để Âu Cơ một mình thì khổ cho nàng quá!”. Sau một đêm dài thức trắng, chàng vẫn không từ bỏ ý định về biển, dù trong lòng áy náy vô cùng. Vậy là, chàng bỏ đi, để Âu Cơ một mình nuôi con. Biết tin này, Âu Cơ buồn lắm! Nàng luôn cố giấu nước mắt trước những đứa con của mình nhưng lại âm thầm rơi lệ những đêm cô đơn. Cái cảnh thiếu vắng thật lạnh lẽo quá! Rồi một ngày, Âu Cơ không thể quên nổi Long Quân bèn gọi chàng lên và bảo:

– Sao chàng nỡ lòng nào bỏ thiếp mà đi ? Để thiếp một mình, chàng vô tâm quá! Xin đừng bắt thiếp đợi hãy quay về!

Lạc Long Quân thấu hiểu nỗi lòng của Âu Cơ nhưng chàng không tài nào ở trên cạn được nữa. Thôi thì, vị thần này an ủi vợ rằng:

– Ta vốn là thái tử dưới biển, còn nàng là công chúa vùng non cao. Gặp nhau, yêu nhau rồi cả lấy nhau vốn đã do trời định nhưng hoàn cảnh lại thật trớ trêu. Được lấy nàng, ta vô cùng hạnh phúc nhưng liệu cuộc hôn nhân có bền vững dài lâu? Nay, kẻ miền biển, người miền núi, từ nhỏ phong tục tập quán đã khác nhau, sao sống cùng nhau cho được.

Âu Cơ nghe Lạc Long Quân nói mà nước mắt cứ tuôn trào. Nàng không thể rời bỏ chàng được! Long Quân vẫn cố gắng:

– Không ở cùng nhau, nhưng trái tim vẫn cùng nhau. Ta mang năm mươi đứa con xuống biển dạy dỗ, nàng đem năm mươi con còn lại lên non nuôi nấng; chia nhau cai quản bốn phương trời. Xin nàng đừng trách ta, ta cũng buồn lắm chứ! Nhưng tuy vậy, vẫn luôn hướng về nhau, gặp chuyện gì cũng sẵn sàng giúp đỡ. Đừng bao giờ quên lời hẹn ước!

Lạc Long Quân vừa dứt lời, chim ngừng ca, gió không thôi. Biển ào ào cuộn sóng mang nỗi nhớ về đây. cỏ cây hoa lá cũng thôi khoe sắc, không gian tưởng chừng hiu quạnh cả. Đâu đây còn âm vang tiếng Long Quân ban nãy. Đói vợ chồng bịn rịn chia tay, khoé mi còn đọng lại những tâm sự chưa nói hết. Một trăm người anh em cũng quyến luyến tạm biệt. Sâu thẳm trong đôi mắt của Âu Cơ lúc này, là cái gì đó xao xuyến lắm, còn lắng đọng trong trái tim. Một cơn sóng bất ngờ ập vào đưa Lạc Long Quân cùng năm mươi người con đi. Âu Cơ đứng nhìn, vẫy theo bóng người chồng dần dần khuất xa, cổ họng nàng như nghẹn lại, Âu Cơ chỉ biết đưa ánh mắt đi tìm vị thần rồng kia.

Về sau, người con trưởng theo Âu Cơ được tôn làm vua. Con trai vua là Lang, con gái là Mị Nương. Đất nước phát triển, triều đình vững mạnh, đời này nối tiếp đời kia, vua vẫn lấy hiệu là Hùng Vương, chẳng hề thay đổi. Nước Văn Lang ra đời.

Từ đó đến nay, dân tộc Việt Nam chúng ta vẫn luôn luôn tự nhận mình là con cháu rồng tiên. Con người Việt Nam sẽ mãi mãi tự hào về bốn chữ “Con Rồng cháu Tiên”. edu8edu2+1 nếu thích, -1 nếu không thích
Nguyễn Trần Bích Châu
Thứ 7, ngày 25/03/2017 12:15:18
Thuở xưa, ở vùng đất Lạc Việt có vị thần tên là Lạc Long Quân, con trai của thần Long Nữ sống dưới biển Đông. Thần thân hình rồng, sức khoẻ phi thường và có nhiều phép lạ. Thỉnh thoảng, thần lên sống trên cạn, giúp dân diệt trừ các loài yêu quái như Ngư Tinh, Hồ Tinh, Mộc Tinh. Thần còn dạy dân cách trồng trọt và sinh sống.

Âu Cơ là một tiên nữ, dòng dõi Thần Nông ở vùng núi cao phương Bắc. Nàng thích ngao du đây đó, những nơi có phong cảnh đẹp. Một hôm, nghe nói vùng đất Lạc Việt có nhiều hoa thơm cỏ lạ, nàng đã tìm đến thăm. Tình cờ, Âu Cơ gặp Lạc Long Quân. Bên trai tài, bên gái sắc, họ yêu nhau rồi kết thành vợ chồng.

ít lâu sau, Âu Cơ sinh ra cái bọc trăm trứng, nở ra một trăm người con khôi ngô tuấn tú lạ thường. Chẳng cần bú mớm mà đàn con vẫn lớn nhanh như thổi, khoẻ mạnh như thần.

Một hôm, nhớ biển cả và cảm thấy mình không thể sống lâu trên cạn được, Lạc Long Quân đành từ biệt Âu Cơ để trở về chốn thuỷ cung. Âu Cơ một mình nuôi con. Ngày lại ngày qua, nàng sốt ruột trông ngóng chồng với tâm trạng buồn tủi. Cuối cùng, nàng gọi Lạc Long Quân về và than thở:

- Sao chàng nỡ bỏ thiếp mà đi, không cùng thiếp nuôi đàn con nhỏ?!

Lạc Long Quân ân cần giải thích:

- Ta vốn nòi Rồng ở miền nước thẳm, nàng là dòng Tiên ở chốn non cao. Kẻ trên cạn, người dưới nước, tính tình tập quán khác nhau, khó lòng mà ăn ở cùng nhau một nơi lâu dài được. Nay ta dẫn năm mươi con xuống biển, nàng đưa năm mươi con lên núi, chia nhau cai quản các phương. Kẻ miền núi, người miền biển, khi có việc gì khó khăn thì giúp đỡ nhau, đừng quên lời hẹn.

Âu Cơ nghe theo đưa năm mươi người con lên đất Phong Châu. Người con trưởng được tôn làm vua, lấy hiệu Hùng Vương, lập ra nước Văn Lang, đóng đô ở Phong Châu (vùng Bạch Hạc, Lâm Thao, Phú Thọ ngày nay). Triều đình có quan văn, quan võ (Lạc hầu, Lạc tướng). Con trai vua gọi là lang, con gái vua gọi là mệ nàng (mị nương). Vua cha chết, con trai trưởng sẽ nối ngôi. Mười tám đời vua kế tiếp nhau đều lấy hiệu Hùng Vương.

Từ sự tích này mà dân tộc Việt Nam thường nhắc đến nguồn gốc cao quý của mình là con Rồng, cháu Tiên. Tất cả các dân tộc sống trên đất nước Việt Nam đều là anh em cùng chung một bọc sinh ra (đồng bào). Các dân tộc đoàn kết, thương yêu, giúp đỡ lẫn nhau trong sự nghiệp dựng nước và giữ nước.

Tick nha

Bình luận (0)

Các câu hỏi tương tự
NL
Xem chi tiết
CD
Xem chi tiết
NP
Xem chi tiết
H24
Xem chi tiết
TA
Xem chi tiết
TC
Xem chi tiết
PN
Xem chi tiết
CD
Xem chi tiết
HN
Xem chi tiết