Mọi người biết đấy vitamin trong cơ thể thì có rất nhiều loại như : vitamin A, vitamin B,....Nhưng mọi người khi học sinh học thì ta biết rồi đấy cơ thể chúng ta không thể tự tổng hợp các loại vitamin ( trừ vitamin D ) và phần lớn các loại vitamin quan trọng là chúng ta phải lấy từ môi trường như các thực phẩm ta ăn hàng ngày . Các loại vitamin đều đóng vai trò rất quan trọng đối với cơ thể và duy trì cơ thể, như vitamin A giúp cơ thể ta tăng sức đề kháng,......Tuy vậy nhưng vẫn còn rất nhiều người không biết đến điều này và họ ăn thiếu nhiều loại vitamin khiến cơ thể còi cọc, kém phát triển ,đặc biệt là những người khuyết học và chúng ta hãy tích cực tuyên truyền để mọi người biết để ăn các loại vitamin để tình trạng còi cọc , ốm yếu ,của người dân giảm nhanh.Qua trên ta thấy đấy các loại vitamin rất quan trọng đối với cơ thể người và qua đây thì từ mai chúng ta hãy tích cực ăn các loại thực phẩm giàu vitamin để có 1 sức khỏe tốt nha.
Vitamin là những chất hữu cơ rất cần thiết cho sự phát triển, của cơ thể, duy trì sức khỏe và có vai trò trong việc điều hành chức năng của các cơ quan của con người. Với vai trò là chất xúc tác, vitamin giúp đồng hoá và biến đổi thức ăn, tạo năng lượng cần cho hoạt động sống của các tế bào trong cơ thể. Ngoài ra, vitamin còn bảo vệ tế bào khỏi bị tấn công nhờ đặc tính chống lại quá trình oxy hoá và tham gia bảo vệ cơ thể chống nhiễm trùng, khử độc và sửa chữa các cấu trúc bị hư tổn.
Tuy nhiên, cơ thể không có khả năng tổng hợp được vitamin nên trong chế độ ăn hàng ngày phải bổ sung đầy đủ các loại vitamin thông qua các thực phẩm thiết yếu.
Khi cơ thể thiếu hụt một loại vitamin lâu ngày sẽ phát sinh bệnh tật. Vậy, những dấu hiệu nào để nhận biết cơ thể thiếu vitamin?Các loại vitamin (13 loại vitamin) bao gồm: Vitamin A, C, D, E, K, B1, B2, B3 (PP), B5, B6, B12, Folacin (B9) và biotin (B8); được chia làm hai nhóm: 1) Nhóm hòa tan trong chất béo gồm các vitamin A, D, E, và K. 2) Nhóm hòa tan trong nước gồm vitamin C và các vitamin nhóm B.Phần lớn vitamin rất dễ bị huỷ hoại bởi nhiệt độ và ánh sáng, vì vậy cần bảo quản thực phẩm bằng ướp lạnh, tránh nhiệt độ cao và ánh sáng.Tác dụng của vitamin đối với cơ thể: Tham gia cấu tạo tế bào; Điều hòa hoạt động của tim và hệ thần kinh; tăng cường thị lực của mắt; tham gia chuyển hóa thức ăn thành năng lượng...
Dấu hiệu nhận biết khi cơ thể thiếu vitamin A: Triệu chứng quáng gà, khô mắt, đục thủy tinh thể, có thể gây mù mắt do bệnh khô mắt; răng yếu mau hỏng, da khô có vẩy, tóc khô giòn; cơ thể dễ bị nhiễm khuẩn, xương chậm phát triển.Giải pháp: Bổ sung vitamin bằng các loại thực phẩm: gan, tim, sữa, lòng đỏ trứng, các loại trái cây có vỏ màu vàng, đỏ như đu đủ, cà rốt, gấc, táo...Thiếu vitamin D: Trẻ em sẽ bị bệnh còi xương, xương sọ chậm khép kín, xương sống cong, răng sữa chậm mọc, men răng dễ thương tổn; giảm sự hấp thụ canxi và phôtpho ở ruột làm cho xương và răng mềm dễ bị gãy.Giải pháp: Tắm nắng là biện pháp tổng hợp vitamin D nhờ tác dụng của ánh nắng mặt trời lên da; phơi nắng 10 phút mỗi ngày, 2-3 lần/một tuần; bổ sung vitamin D bằng các loại thực phẩm: cá thu, cá trích, cá ngừ, gan, lòng đỏ trứng, bơ, sữa...Thiếu vitamin E: Trẻ sơ sinh thiếu tháng: phù nề, có vết thương trên da, tế bào máu bất bình thường.Giải pháp: Bổ sung vitamin E qua chế độ ăn: các loại rau, dầu thực vật, mầm lúa mì, bắp, hạt dưa, hạt bí, hạt lạc…Thiếu vitamin K: Máu khó đông, làm cho vết thương chảy máu liên tục.Giải pháp: Bổ sung các loại thực phẩm có chứa vitamin K: gan, lòng đỏ trứng, trà xanh, củ cải, đậu nành, dầu thực vật.Thiếu vitamin B1 (thiamin): Cơ thể thường xuyên mệt mỏi, chán ăn; tổn thương thần kinh, mất cảm giác vì viêm dây thần kinh ngoại vi; rối loạn tâm thần, kém tập trung, đầu ngón tay tê dại, nhịp tim nhanh, sưng phù cơ thể...Giải pháp: Bổ sung vitamin B1 có trong: mầm lúa mì, mầm đậu nành, gạo lức, lòng đỏ trứng, gan, thịt nạc, cá...Thiếu vitamin B2(riboflavin): Cơ thể mệt mỏi, chậm lành vết thương; đục thủy tinh thể, mắt cay, kém chịu đựng với ánh sáng mạnh; lưỡi đau, môi nứt nẻ, da khô, tóc dễ gãy, móng tay, móng tay, chân giòn...Giải pháp: Bổ sung vitamin B2 có trong: sữa, pho mát, thịt nạc, tim, gan, thận, trứng, hạt ngũ cốc, rau có lá màu xanh đậm ...Thiếu vitamin B3 (PP, niacin): Giảm sinh lực, mất ngủ, tinh thần căng thẳng, lo âu; chảy máu ở nướu răng, viêm ngứa trên da.Giải pháp: Bổ sung vitamin B3 có trong các thực phẩm: gan, thận, thịt nạc, cá, trứng, sữa, nấm, các loại hạt, ngũ cốc, rau...Thiếu vitamin B6 (pyridoxin): Tổn thương dây thần kinh ngoại biên, có khi gây cơn co giật; tổn thương da, buồn nôn, nôn, chóng mặt; tiếu máu, giảm sinh lực, ăn không ngon, sút cân; tinh thần dễ bị kích động, cơ co rút và yếu, tê đầu ngón tay, da khô, thiếu hồng cầu; trẻ em hay lên cơn động kinh, bẳn tính...Giải pháp: Bổ sung vitamin B6 có nhiều trong: nấm, mầm ngũ cốc, cám gạo, hạt hướng dương, chuối, cá, thận, gan, thịt gà, đậu nành...Thiếu vitamin B12 (cobalamin): Rối loạn cảm giác, kích thích thần kinh hoặc trầm uất; viêm da, lưỡi viêm đỏ, ăn không ngon, giảm cân; tính khí thất thường, buồn rầu...Giải pháp: Bổ sung các thực phẩm có nhiều vitamin B12: gan, thận, tim, thịt bò, cá, lòng đỏ trứng, sữa, sữa chua, pho mát, sò, cua...Thiếu vitamin C: Xuất huyết dưới da và ở lợi răng, sưng và chảy máu nướu; giảm cân, mệt mỏi, đau nhức khớp và cơ; vết thương lâu lành, kém tập trung, bệnh nặng gây rụng răng, mềm xương, mạch máu dễ vỡ, thiếu máu, suy tim, tử vong...Giải pháp: Bổ sung vitamin C có nhiều trong các loại trái chua như chanh, cam, bưởi, dâu, cà chua, rau ngót, súp lơ, bắp cải, gan, thận, táo, lê, nho...Hiện nay, ô nhiễm môi trường, thói quen dùng đồ ăn nhanh (fastfood) và các phương pháp chế biến thực phẩm hiện nay đã dẫn tới tình trạng giảm hàm lượng vitamin và khoáng chất cũng như giá trị dinh dưỡng của thực phẩm. Hậu quả của tình trạng thiếu hụt vitamin và khoáng chất: mệt mỏi, biếng ăn, kém ngủ, trí tuệ giảm sút, chậm lớn, cơ thể hay bị bệnh do giảm sức đề kháng với bệnh tật... Do đó, việc bổ sung vitamin và khoáng chất vào chế độ ăn hàng ngày với đẩy đủ các nhóm chất đạm, chất béo, chất khoáng, rau xanh, hoa quả