Bài viết số 4 - Văn lớp 7

CT

hãy làm bài văn theo các chủ đề sau:

1." điều ta biết chỉ như một giọt nước, điều ta chưa biết như một đại dương" hãy làm sáng tỏ ý kiến trên.

2. Học mà không nghỉ thì phí công

3.Chứng minh: Bảo vệ rừng là bảo vệ cuộc sống chúng ta.

HeLp Meee!!!!khocroi

TD
4 tháng 3 2017 lúc 19:21

3.Chứng minh: Bảo vệ rừng là bảo vệ cuộc sống chúng ta.

Suốt chiếu dài Tổ quốc không đâu là không có rừng. Rừng có ở khắp nơi trên mảnh đất hình chữ S này cho thấy tầm quan trọng to lớn của rừng đến nhường nào. Bảo vệ rừng là bảo vệ cuộc sống của chính chúng ta.

Rừng vô cùng quan trọng đối với đời sống con người. Rừng được chia làm hai loại : rừng nguyên sinh và rừng nhân tạo. Rừng nguyên sinh là do thiên nhiên tạo ra còn rừng nhân tạo là rừng được hình thành nên bởi con người.Cỏ cây, hoa lá, động vật hoang dã… đều là các yếu tố hình thành nên rừng. Rừng có mối liên quan mật thiết đến đời sống con người, rừng là lá phổi xanh của Trái Đất, lá máy lọc khí khổng lồ của con người. Chính vì điều đó, rừng là một yếu tố thiên nhiên hữu dụng và lợi ích.

Rừng đem lại bao lợi ích cho con người. Ô xi chúng ta hít vào hang ngày một phần là từ rừng. Cây cối trong rừng ban ngày quang hợp, lấy khí CO2 và hải ra khí O2 cho con người hô hấp. Rừng còn cung cấp nguyên liệu cho các ngành công nghiệp trong nước và xuất khẩu, cho cuộc sống hang ngày. Rừng chè, rừng cà phê,… cho con người nguyên liệu để tiêu dung trong nước cũng như xuất khẩu ra toàn thế giới. Rừng tre, rừng trúc cống hiến than mình cho con người làm cơm lam, làm đôi đũa,… Vai trò to lớn hơn cả của rừng là ngăn chặn lũ lụt, bảo vệ cuộc sống của con người. Có biết bao nhiêu trận lũ đã giảm bớt được sức tàn phá khi vào tới khu vực dân sinh là nhờ có rừng. Những cánh rừng phòng hộ đầu nguồn luôn ngày đêm đứng vững trên mảnh đất để bảo vệ cuộc sống của người dân trong phố. Có cây, có rừng nên đất mới không bị sói lở. Nếu không có sự xuất hiện của rừng thì bao nhiêu người dân đã bị chết vì đất lở. Những khu rừng ngập mặn đóng vai trò chắn sống từ ngoài biển khơi, ngăn chặn dòng nước mặn từ biển đổ vào thành phố.

Rừng không những đóng vai trò to lớn trong hiện tại mà trước kia, rừng cũng là mồ chôn quân giặc. Những anh lính bộ đội cụ Hồ cần đến rừng để làm nơi ẩn náu, phục vụ kháng chiến. Có biết bao nhiêu nhà văn, nhà thơ, nhạc sĩ lấy rừng làm đề tài cho tác phẩm của mình. Ca khúc “Nhạc rừng” mang đậm nét thoáng đạt của rừng, bài thơ “Rừng Việt Bắc” đã nâng cao ý nghĩa của rừng trong kháng chiến,… và bao nhiêu tác phẩm thơ văn khác nữa.

Hiện nay, nhiều khu rừng ở Viêt Nam đang đi xuống một cách trầm trọng. Người dân thì cử thẳng tay chặt phá rừng mà không nghĩ đến tương lai sau này. Rừng đầu nguôn thì bị xóa sổ. Chính vì rừng đầu nguồn, rừng phòng hộ bị xóa sổ mà gây ra biết bao nhiêu trận lũ quét. Việc khai thác rừng trái phép đã trở thành chuyện thường tình ở khắp mọi nơi, khắp mọi khu rừng trên đất nước. Hiện tượng lâm tặc hoành hành ngày càng nhiều ở các cánh rừng. Cứ vào mùa hanh khô, chì cần đốt một cái cây trong rừng cũng có thể gây cháy toàn bộ khu rừng. Người dân đốt phá rừng không có kế hoạch, không chịu trồng lại rừng. Chặt hết rừng này thì vẫn còn rừng khác, có lẽ, người dân nào cũng nghĩ như vậy. Sâu trong rừng là một mỏ khoáng sản khổng lồ, chính vì điều đó mà long tham của con người mới nổi lên, con người mới đi khai thác khoáng sản trái phép. Chỉ vì mục đích bảo vệ rừng mà nhiều nhân viên làm ở khu quản lí lâm nghiệp đã phải hi sinh cả tính mạng của mình. Lâm tặc chỉ yêu mỗi tiền của, coi tính mạng con người như cỏ rác, thẳng tay mà giết người để bịt đầu mối. Không những chặt cây lấy gỗ, người dân còn săn bắt động vật hoang dã để thu nguồn lợi nhuận trái phép.

Chính vì việc phá hoại rừng của người dân mà đã để lại nhiều hậu quả nghiêm trọng. Cuộc sống của người dân vùng miền Trung Việt Nam nói riêng và toàn thế giới nói chung đang phải gánh chịu những cơn bão, những cơn song thần vào sâu trong đất liền là do không có rừng chắn. Hàng năm, có biết bao nhiêu trận lũ đổ về đất liền, cứ thế mà “tự nhiên xông thẳng” vào khu vực dân sinh vì không có rừng che chở. Bao nhiêu người thiệt mạng, mất nhà cửa vì lũ lụt. Qủa thật là “gậy ông đập lưng ông”, chính người dân chặt phá rừng cho nên bây giờ có lũ, lấy đâu ra rừng mà chắn nước lũ. Có những nơi thì đất trống đồi trọc, đất cứ thế mà trơ ra, chả có cây cối gì vì do bị khai thác bừa bãi. Động vật do bị săn bắn quá nhiều nên nhiều loài đang được ghi tên trong sách đỏ vì mang nguy cơ tuyệt chủng, loài ít, loài nhiều gây mất cân bằng sinh thái.Loài này tuyệt chủng thì còn loài kia, cứ thế mà chẳng mấy chốc trên Trái Đất này sẽ chẳng còn sự sống của muông thú. Nhiều khu vực hạ tầng cơ sở đã bị phá hủy.

Ở miền Trung, hiện tượng sa mạc hóa đã xuất hiện và đe dọa người dân ở nơi đây. “Hiệu ứng nhà kính”, biến đổi khí hậu toàn cầu là do không có rừng điều hòa khí hậu, lọc không khí. Môi trường không khí đã bị ô nhiễm mà rừng thì không còn thì việc nhiệt độ Trái Đất tăng cao là vô cùng dễ dàng. Một số khu rừng nguyên sinh, thắng cảnh đã mất sạch. Để ngăn chặn việc lâm tặc hoành hành, nhà nước đã phải bỏ ra hang chục tỷ đồng để khắc phục sự cố này. Không có rừng, nước mưa từ trên trời cứ xối xuống đất, làm đất đai cứ thế mà sạt lở. Các khu rừng ngập mặn bị phá hủy, đi liền với nó là lượng nước mặn từ biển tràn ngập khắp các đồng ruộng làm thu hẹp diện tích canh tác. Mất rừng cho nên một số thú dữ đã tấn công cuộc sống của con người. Động vật mất nơi ở là rừng cho nên nó đành phải di cư, đến phá hoạt cuộc sống của con người. Tự dưng tự bịa, đang ngồi trong nhà thì voi trong rừng kéo đến, đạp phá nhà cửa thì chẳng có một ai chịu đựng nổi. Và mối lo ngại lớn nhất của con người đang tiến dần đến, đó là lượng ô xi giảm. Ô xi giảm thì coi như Trái Đất này sẽ trở về thời nguyên thủy, không có sự sống.

Để ngăn chặn việc số lượng rừng đang ngày một giảm, nhà nước, chính quyền địa phương hay mỗi cá nhân nên có những biện pháp nhất định. Tốt nhất là không nên chặt phá rừng, còn nếu có phá rừng thì nên có ý thức trông lại. Những loài động vật trong rừng đang kêu cứu, cần sự giúp đỡ của con người đó. Hãy đừng bắn giết chúng nữa, đã là rừng thì phải có động thực vật, nếu chúng ta giết động vật thì còn gọi gì là rừng nữa. Hiện nay, nhiều quan chức cấp cao cũng đã huy động lực lưỡng tổ chức tuyên truyền cho con em kiến thức về rừng. Chương trình ti vi, các cuộc vận động,… đều đã được mở ra để con người có ý thức bảo vệ rừng hơn. Các cô, các chú kiểm lâm cũng đã bỏ ra hết sức mình để bảo vệ rừng, ngăn chặn lâm tặc.

Rừng có một vai trò rất quan trọng đối với đời sống con người. Vì vậy, mỗi con người chúng, hãy góp một chút ít sức lực của mình để bảo vệ rừng, cũng như là bảo vệ cuộc sống của chính chúng ta.

Bình luận (1)
HY
4 tháng 3 2017 lúc 14:24

Rừng đối với con người là rất quan trọng.Chúng ta phải biết bảo vệ rừng.Nếu không có rừng thì không thể có 1 cuộc sống trong lành.Rừng mang lại cho chúng ta như khí ôxi,khoáng sản và nước.Rừng đem lại nguồn kinh tế lớn cho con người như:giấy gỗ...Vì thế chúng ta phải bảo vệ rừng như:không vứt giác bừa bãi,trồng cây,...Vì những lợi ích trên chúng ta phải bảo vệ rừng.

Bình luận (0)
TP
4 tháng 3 2017 lúc 15:52

Đề 1: I. GTVĐ.

Kho tri thức về tự nhiên, xã hội của con người ngày nay là một đại dương bao la. Nhưng những gì mà con người chưa khám phá ra còn nhiều hơn gấp ngàn lần những điều ta biết. Cho dù chúng ta học trong nhà trường và ngoài xã hội có nhiều đến đâu thì những điều ta biết vẫn là bé nhỏ so với biển trời kiến thức mà nhân loại đã có được và chưa có được. Chính vì thế mà nhà bác học nổi tiếng I.Newton đã phát biểu thật đúng rằng: “Các điều chúng ta biết chỉ là một giọt nước. Các điều chúng ta không biết là cả một đại dương”.

II. GQVĐ.

1. Giải thích câu nói.


- “Các điều chúng ta biết chỉ là một giọt nước”: có nghĩa là, muốn nhấn mạnh đến những hiểu biết của chúng ta về những gì nhân loại đã khám phá, tìm hiểu về vũ trụ, tự nhiên, xã hội loài người cũng chỉ bằng một giọt nước trong đại dương bao la. Một giọt nước là quá nhỏ bé so với cả đại dương mênh mông bao la. Vậy những điều mà chúng ta biết là vô cùng hạn chế, ít ỏi so với những điều ta chưa biết.

- “Các điều chúng ta không biết là cả một đại dương”: có nghĩa là, muốn nhấn mạnh đến những gì mà chúng ta chưa biết, không biết về vũ trụ, trái đất, tự nhiên và xã hội còn rất nhiều như là cả một đại dương mênh mông bao la. So với một giọt nước thì đại dương là quá to lớn. Vậy những điều mà chúng ta chưa biết, không biết còn rất nhiều so với những gì mà chúng ta đã biết.

- Sự đối lập giữa điều đã biết chỉ là 1 giọt nước còn những điều chưa biết là cả một đại dương bao la đã là một động lực rất lớn để thôi thúc chúng ta khám phá, tìm hiểu về vũ trụ, tự nhiên và xã hội. Đây là một vấn đề lớn mà chúng ta cần phải nhìn nhận thật rõ ràng và để có những hành động cụ thể như học tập, nghiên cứu, tìm hiểu trong các ngành khoa học tự nhiên cũng như xã hội.

2. Phân tích, chứng minh, bình luận.

a. Phân tích.


- Bằng thực tiễn trong học tập, nghiên cứu và công tác của chúng ta. Khi ta càng học tập, khám phá ra những điều mới mẻ trong đại dương bao la kiến thức của nhân loại thì ta lại càng thấy những điều ấy còn quá nhỏ bé, ít ỏi và hạn chế biết chừng nào,...

- Dẫn chứng: trong khoa học tự nhiên, khoa học xã hội, những vấn đề văn hoá xã hội khác,...

- Tác động của câu nói đó với việc học tập của học sinh, sinh viên đang ngồi trên ghế nhà trường, giảng đường đại học là rất tích cực, nó giúp cho mọi người nhìn nhận lại chính mình, về những hiểu biết của mình còn hạn chế. Để từ đó có hành động cụ thể để luôn luôn nâng cao những hiểu biết của mình và những người khác.

b. Chứng minh.

- Bằng chính bản thân mình trong quá trình học tập, nghiên cứu...

- Bằng kinh nghiệm của những người lớn tuổi,...

c. Bình luận.

- Khi ta học càng cao thì ta càng phải khiêm tốn vì cho dù những hiểu biết của ta có nhiều đến đâu cũng là quá bé nhỏ so với những điều mà chúng ta chưa biết.

- Để từ đó tránh thái độ tự mãn, tự kiêu tự đại cho rằng mình đã hiểu biết nhiều, đã giỏi rồi mà không học tập, nghiên cứu, tìm hiểu nữa...

- Vì thế V.Lênin cũng có phát biểu rằng: Học, học nữa, học mãi!

3. Mở rộng.

III. KTVĐ.


- Khẳng định sự đúng đắn lời phát biểu của I.Newton. ý nghĩa, tác dụng giáo dục đối với chúng ta – đặc biệt là thế hệ trẻ đang ngồi trên ghế nhà trường, giảng đường đại học,...

- Bài học cho bản thân, bạn bè,...

Đề3:

Trái Đất đang nóng dần lên, băng tan ngày càng nhiều, nước biển dâng nhanh. Lũ lụt. Hạn hán.Vòi rồng ,đã đến lúc chúng ta phải bảo vệ chính mình. Công việc quan trọng hàng đầu là cần biết bảo vệ rừng. Bởi vì bảo vệ rừng là bảo vệ cuộc sống của chúng ta.

Vậy rừng có nghĩa là gì? Rừng có nghĩa là một quần thể cây cối mọc lau năm trên một khu đât rộng lớn. ta có thể liẹt kê đến một số khu rừng cả của Việt Nam và thế giới như: rừng U Minh; rừng Nam Cát Tiên; rừng Cúc Phương;…Rừng đóng một vai trò cực kì quan trọng đôi với đời sống nhân loại.

Do đặc tính sinh học chất diệp lục có trên lá cây mà rùng như một cỗ máy kì diệu, hấp thụ khí độc khí bụi bẩn và trả lại cho nhân loại là những chất khí sạch sẽ trong lành. Bởi vậy mà rừng còn được gọi là “ lá phổi xanh của Trái Đất”. Ngoài ra rừng còn giúp điều hòa khí hậu mát mẻ trong lành.

Không chỉ thế rừng còn giúp giữ đất; bảo vệ đất khi mưa trút xuống gặp từng tầng tầng lớp lớp những tán lá rộng lớn ngăn cản vận tốc chảy của nước từ trên đồi xuống để rừng khỏi bị rửa trôi đi lứop đất màu mỡ vô cùng quý giá; cũng giống như khi gặp lũ những tán lá cây lớn rậm rạp làm ngâưn cản vận tốc chảy của nước lũ để có đủ thời gian ngấm sâu vào lòng đất. Từ đó rừng còn có tác dụng tránh bị rửa trôi tránh, xói mòn.ở trên các sa mạc, hoang mạc rừng chống cát bay ra những vùng đất khác làm cho sa mạc, hoang mạc bị thu hẹp dần và hầu như không còn được mở rộng.

Bên cạnh đó , rừng còn mang lại nhiều giá trị kinh tế cao. Những cây trong rừng như đinh, lim, sếu, táu… là nguồn cung cấp gỗ lớn phục vụ cho nhu cầu vật chất của con người bao gồm các đồ dùng như bàn ghế, tủ, nhà, cửa…Đặc biệt là các loài cây giúp ta chữa bệnh, sản xuất ra các hóa chất cần thiết như thảo quả, linh chi,… Rừng cũng là nơi trú ngụ, là ngôi nhà chung thân thương của biết bao loài chim thú: cú, sẻ, hổ, báo, sư tử. Hệ thực vật, động vậtphong phú là cơ sở đẻ rừng còn phát triển nghành du lịch sinh thái. Rất nhiều các quốc gia đã thành công với quy mô này.
Nhà thơ Tố Hữu đã từng có câu:

“Núi giăng thành lũy thép giày
Rừng che bộ đội rừng vây quân thù”

Đối với ta rừng là “rừng vàng”, còn đối với kẻ thù rừng là “rừng thiêng nước độc” như vậy là ngoài những lợi ích nêu trên rừng còn mang giá trị tinh thần trong những cuộc kháng chiên của quân và dân ta. Rừng còn che các cô chú bộ đôi qua dãy Trường Sơn mang vũ khí đến miền Nam để giải cứu đất nước dưới ách thống trị của đế quốc Mỹ.

Rừng đã mang lại những lưọi ích quý báu như vậy mà đã có nhiều người chặt phá rừng một cách không thương tiếcmà lại còn tàn phá dã man. Ở các cách rừng, có những kẻ ngang nhiên chạt phá rừng để kiếm lời vẫn còn xảy ra thường xuyên, làm kiệt quệ tài nguyên thiên nhiên rừng những kẻ đó mới đáng bị chừng trị trước pháp luật. Cũng có những người vì muốn mưu sinh nên họ mới phải chặt phá rừng, săn bắt thú và bán cho những người giàu với cái giá cực kì rẻ mặc; đó là do hiểu biết của họ còn kém, hoàn cảnh bắt buộc và nhà nước chưa chủ động quan tâm đến họ. Một số dân tộc tiểu số ít người họ có biết đâu được vai trò quan trọng của rừng đối với đời sống chúng ta nếu thiếu bóng những cánh rừng xanh. Những viêc du cư du canh của họ rất có hại như: họ phải đốt rừng để trồng cây lương thực cach tác xong vài ba vụ đât hết chất màu họ lại bỏ đến khu rừng khác để sinh sống… Nếu chặt phải rừng phòng hộ hay còn gọi là rừng đầu nguồn sẽ gây ra hậu quả khôn lường như không ngăn được bão lớn, lũ lụt.

Rừng thật quý giá phải không các bạn? Nên chúng ta phải có ý thức bảo vệ rừng, tuyên truyền cho mọi người để cùng nhau thực hiện bảo vệ rừng, nếu thấy các hành vi chặt phá hay phá hoại rừng thì phải nhắc nhở hoặc báo với các cơ quan thẩm quyền để trừng phạt nghiêm khắc kẻ cố tình làm phá hoại rừng. Các bạn ơi chúng ta hãy cùng nhau bảo vệ rừng nhé!


Bình luận (0)
H24
24 tháng 3 2017 lúc 20:39

Câu "Điều ta biết chỉ như một giọt nước, điều ta chưa biết mênh mông như đại dương" của ai vậy?

Bình luận (0)
LT
1 tháng 12 2017 lúc 15:06

1." điều ta biết chỉ như một giọt nước, điều ta chưa biết như một đại dương" hãy làm sáng tỏ ý kiến trên.

Làm:

“Các điều chúng ta biết chỉ là một giọt nước. Các điều chúng ta không biết là cả một đại dương”

Newton

Kho tri thức về tự nhiên, xã hội của con người ngày nay là một đại dương bao la. Nhưng những gì mà con người chưa khám phá ra còn nhiều hơn gấp ngàn lần những điều ta biết. Cho dù chúng ta học trong nhà trường và ngoài xã hội có nhiều đến đâu thì những điều ta biết vẫn là bé nhỏ so với biển trời kiến thức mà nhân loại đã có được và chưa có được. Chính vì thế mà nhà bác học nổi tiếng I.Newton đã phát biểu thật đúng rằng: “Các điều chúng ta biết chỉ là một giọt nước. Các điều chúng ta không biết là cả một đại dương”.

“Các điều chúng ta biết chỉ là một giọt nước”: có nghĩa là, muốn nhấn mạnh đến những hiểu biết của chúng ta về những gì nhân loại đã khám phá, tìm hiểu về vũ trụ, tự nhiên, xã hội loài người cũng chỉ bằng một giọt nước trong đại dương bao la. Một giọt nước là quá nhỏ bé so với cả đại dương mênh mông bao la. Vậy những điều mà chúng ta biết là vô cùng hạn chế, ít ỏi so với những điều ta chưa biết.

“Các điều chúng ta không biết là cả một đại dương”: có nghĩa là, muốn nhấn mạnh đến những gì mà chúng ta chưa biết, không biết về vũ trụ, trái đất, tự nhiên và xã hội còn rất nhiều như là cả một đại dương mênh mông bao la. So với một giọt nước thì đại dương là quá to lớn. Vậy những điều mà chúng ta chưa biết, không biết còn rất nhiều so với những gì mà chúng ta đã biết.

Sự đối lập giữa điều đã biết chỉ là 1 giọt nước còn những điều chưa biết là cả một đại dương bao la đã là một động lực rất lớn để thôi thúc chúng ta khám phá, tìm hiểu về vũ trụ, tự nhiên và xã hội. Đây là một vấn đề lớn mà chúng ta cần phải nhìn nhận thật rõ ràng ... và để có những hành động cụ thể như học tập, nghiên cứu, tìm hiểu trong các ngành khoa học tự nhiên cũng như xã hội.

Bằng thực tiễn trong học tập, nghiên cứu và công tác của chúng ta. Khi ta càng học tập, khám phá ra những điều mới mẻ trong đại dương bao la kiến thức của nhân loại thì ta lại càng thấy những điều ấy còn quá nhỏ bé, ít ỏi và hạn chế biết chừng nào,...

Tác động của câu nói đó với việc học tập của học sinh, sinh viên đang ngồi trên ghế nhà trường, giảng đường đại học là rất tích cực, nó giúp cho mọi người nhìn nhận lại chính mình, về những hiểu biết của mình còn hạn chế. Để từ đó có hành động cụ thể để luôn luôn nâng cao những hiểu biết của mình và những người khác.

Khi ta học càng cao thì ta càng phải khiêm tốn vì cho dù những hiểu biết của ta có nhiều đến đâu cũng là quá bé nhỏ so với những điều mà chúng ta chưa biết.

Để từ đó tránh thái độ tự mãn, tự kiêu tự đại cho rằng mình đã hiểu biết nhiều, đã giỏi rồi mà không học tập, nghiên cứu, tìm hiểu nữa...

Vì thế V.Lênin cũng có phát biểu rằng: Học, học nữa, học mãi!

Khẳng định sự đúng đắn lời phát biểu của I.Newton. ý nghĩa, tác dụng giáo dục đối với chúng ta – đặc biệt là thế hệ trẻ đang ngồi trên ghế nhà trường, giảng đường đại học,...

Bình luận (0)
LT
1 tháng 12 2017 lúc 15:23

3.Chứng minh: Bảo vệ rừng là bảo vệ cuộc sống chúng ta.

Làm:

“Rừng đang kêu cứu!” “Hãy bảo vệ lá phổi xanh của con người!”… Hàng trăm tít báo! Hàng ngàn lời kêu gọi! Đó là tất cả những gì mang chúng ta đang đối diện khi môi trường tuyệt vọng kêu cứu. Xã hội phát triên, nhịp sống công nghiệp hiện đại đưa con người tiến cao hơn trong mọi lĩnh vực. Nhưng song song với nó là sự ô nhiễm nghiêm trọng môi trường sống. Hậu quả tất yếu của “thế kỉ công nghiệp” là hàng ngàn hécta rừng đang bị hủy diệt, tầng ôzôn ngày một lâm nguy. Tại sao con người nhẫn tâm hủy hoại sừng? Tại sao quá ít người nhận thức được sự quan trọng của lá phổi xanh, sự nghiêm trọng tàn khốc nếu vẫn tiếp tục tàn phá rừng?

Có thể khẳng định chắc chắn: không có rừng, không có cây xanh đồng nghĩa với sự hủy diệt của con người và tất cả các sinh vật trên thế giới.

Vì sao ư? Có lẽ ai cũng sẽ trả lời được câu hỏi này. Vì đơn giản, ai cũng sẽ biết: cây xanh hấp thủ CO2 và thải khí O2 ra môi trường, cung cấp dưỡng khí co con người và toàn thể sinh giới.

Quá trình quang hợp của cây xanh giúp điều hòa cân bằng khí quyển: giải phóng O2 là dưỡng khí cho sinh giới và hấp thụ, cố định lượng CO2 góp phần ngăn chặn hiệu ứng nhà kính. Chỉ với cây xanh mà con người được lợi cả đôi bề: có dưỡng khí để thở và chống lại hậu quả của việc thủng tầng ôzôn. Theo số liệu của V.V.Pôlevoi (1989) thì “mỗi năm cây xanh thải vào khí quyển lượng ôxi tf 70 – 120 tỉ tấn. Và dung lượng dưỡng khí ấy được dùng cung cấp cho tất cả các cơ thể dị dưỡng thiếu khí như người, động vật…” Rừng – quần thể cây xanh – có vai trò đặc biệt trong việc duy trì nồng độ cao của ôxi trong khí quyển. Các nhà khoa học đã tính ra rằng 1 ha rừng vào mùa xuân và mùa hè trong thời gian một giờ thải vào khí quyển một lượng ôxi đủ cho 200 người hô hấp. Bênh cạnh đó, sự quang hợp giải phóng O2 còn góp phần rất quan trọng trong sự hình thành tầng ôzôn được ra bởi sự quang phân li phân tử O2 dưới tác động của bức xạ mặt trời. Tầng ôzôn giúp chúng ta tránh khỏi sự hủy hoại của tia tự ngoại… “Lí lẽ đơn giản ấy thiết nghĩ ai trong chúng ta cũng đều được học qua từ những ngày còn là học sinh tiểu họ. Ấy vậy mà có nhiều người vẫn cố quên hay cố tình quên, để tự động viên hành vi sai trái của mình là “Ôi chao! Rừng thì bạt ngàn, chặt phá vài hécta thì có là bao”. Điều đó thật không thể chấp nhận. Công nghiệp phát triển đã dẫn đến biết bao là sự ra đi vĩnh viễn của hàng ngàn cánh rừng. Đã vậy, khói thải từ các nhà máy và bụi bẩn từ cuộc sống hiện đai lại góp phần không nhỏ trong việc phá hủy tầng ôzôn. Vừa bị giảm đi đáng kể lượng dưỡng khí vì rừng bị tàn phá, con người phải đối diện với biết bao hậu quả khôn lường của việc tầng ôzôn ngày một lâm nguy. Liệu sẽ ra sao nếu một ngày rừng không còn? Thật chẳng dám tưởng tưởng đến cái cảnh đó. Không còn O2 cho chúng ta hô hấp, tầng ôzôn bị tàn phá hoàn toàn, tia tử ngoại chiếu thẳng xuống trái đất… Khi ấy, liệu cuộc sống sẽ còn?

Nên nhớ, địa cầu được gọi là “hành tinh xanh” bởi tất cả các hành tinh thuộc Thái Dương hệ đều không còn có được màu xanh của rừng, của biển, của sự sống, của niềm tin… như Trái Đất. Chính vì thế, phải giữ vững màu xanh hạnh phúc của rừng, của cây xanh, của niềm tự hào vì có được một người bạn trung thành tiếp dưỡng cuộc sống cho chúng ta.

Nói đến hành tinh xanh, lại có thêm một lí do để chúng ta phải bảo vệ rừng. Phải giữ gìn nguồn tài nguyên vô giá ấy. Rừng không chỉ là môi trường cho cây xanh quang hợp mà còn là thiên đường nơi cõi thế cho những người yêu thiên nhiên. Ngày xưa, chính Nguyễn Trãi đã chấp nhận đánh đổi quyền thế, bổng lộc để trở về ở ẩn Côn Sơn, để cảm nhận đươc phong vị trong lành của rừng xanh.

“Côn Sơn suối chảy rì rầm

Ta nghe như tiếng đàn cầm bên tai

…Côn Sơn có đá rêu phơi

Ta ngồi trên đá như ngồi chiếu êm

Trong rừng thông mọc như nêm

Tìm nơi bóng mát ta ngâm thơ nhàn…”

Ung dung, thanh thảnh và tự tại biết bao nơi núi đồi hoang dã mà cũng đầy thú vị ấy. Từng câu thơ mở ra trước mắt ta khung cảnh hữu tình hùng vĩ. Chợt nghe lòng bao cảm xúc thăng hoa, tự trong ta khẽ khàng tri ân thiên nhiên núi rừng. Cảm ơn Người vì đã cho đời những Côn Sơn, những rừng xanh… Cảnh đẹp này liệu có bất kì máy móc công nghệ nào tự tạo ra được chăng?

Rời Côn Sơn và rời thế kỉ XVI của Nguyễn Trãi, lúc thiên nhiên vẫn chưa “vướng đục bụi… công nghiệp”, ta đến Việt Bắc những năm đầu thế kỉ XX. Chao ôi, làm sao Tố Hữu lại may mắn chứng kiến bức tứ tình lỗng lẫy đến thế của núi rừng:

“Rừng xanh hoa chuối đỏ tươi

Đèo canh ánh nắng dao gài thắt lưng

Ngày xuân mơ nở trắng rừng

Nhớ người đang nón chuốt từng sợi giang

Ve kêu rừng phách đổ vàng

Nhớ cô em gái hái măng một mình

Rừng thu trăng rọi hòa bình

Nhớ ai tiếng hát ân tình thủy chung…”

Sao mà ta ghen tị với Tố Hữu đến thế! Bốn bức tranh như được vữ từ chốn bồng lai chứ chẳng phải cảnh đẹp của hạ giới. Ấy vậy mà đó là thật đấy, và nhờ nhà thơ ta chứng kiến bốn mùa xoay chuyển ở Việt Bắc với tất cả rung động nhỏ nhặt nhất của thiên nhiên. Và cũng tài tình biết bao khi chỉ vỏn vẹn một câu lục mà cái hồn, cái thần sắc của cảnh đẹp từng mùa cứ thế đi vào thơ, lung linh, dịu dàng… Đọc những dòng thơ mà tư thấy lòng đang sống trong cảnh đang thưởng ngoạn núi rừng với tất cả niềm say mê. Sao mà kì vĩ thế chốn rừng sâu? Sao mà tươi mát lạ thường cái màu xanh của chồi non lộc biếc.

Giờ đây chắc khó tìm lại cái “tiếng đàn cầm” trong lành ở Côn Sơn hay màu trắng tinh khiết của rừng mơ Việt Bắc. Ta về ta nhớ những hoa cùng người. Có thể tình dân Việt Bắc vẫn nồng ấm thủy chung nhưng hoa rừng Việt Bắc chẳng biết đã lưu lạc phương nào. Đau xót biết bao nhiêu!

Ấy vậy mà còn có những kẻ nhẫn tâm chặt cây làm nhà, đốt rừng làm rẫy. Chẳng lẽ tâm hồn họ không cảm thấy chua xót khi nhìn lá phổi xanh của mình quặn đau? Chẳng lẽ trước màu xanh bạt ngàn ấm áp của rừng, họ không thấy lòng se lại những cảm xúc ngổn ngang? Đó là một hành động không thể chấp nhận được dù với bất cứ lí do nào. Cần có những biện pháp mạnh để ngăn chặn việc hủy hoại môi trường sống, hủy hoại cả tương lai của con người. Bởi rừng không chỉ là lá phổi, là nguồn dưỡng khí giúp ta tồn tại, là nơi bảo vệ ta khỏi hiểm họa hiệu ứng nhà kính… mà hơn hế rừng còn là người bạn trung thành nhất của ta. Nói cách khác, rừng nuôi dưỡng ta cả thể xác lẫn tâm hồn. Nhất là khi cuộc sống ngày càng vội vã, hay một lần đến hòa mình vào thảm thực vật của rừng xanh. Chính nơi ấy sẽ cho ta cảm giác yên bình, thanh thản và nhận thức sâu sắc rằng cần lắm phải bảo vệ rừng, bảo vệ lá phổi xanh.

Thật đáng sợ nếu một ngày “hành tinh xanh” của chúng ta không còn màu xanh của lá cây, rừng già. Chính vì thế, chúng ta hãy bảo vệ rừng, bảo vệ nguồn sống của con người. Hãy giữ mãi sắc xanh hi vọng của “Hành tinh xanh”, giữ cho “lá phổi” của Mẹ Thiên nhiên luôn trong lành…

Nhà thơ Lâm Thị Mĩ Dạ đã từng viết:

Con người không có tình yêu
Như trái đất này không có lá.

Vâng, tình yêu cần thiết cho con người như thế nào thì thiên nhiên cũng cần thiết cho con người như thế ấy. Chính vì vậy mà thật chính xác khi nói rằng “bảo vệ rừng là bảo vệ cuộc sống của chúng ta”.

Thật vậy, những cánh rừng bát ngát xanh từ bao đời nay đã gắn bó với con người như một người bạn tốt. Rừng ví như một lá phổ khổng lồ để thanh lọc bầu không khí của con người. Nhịp thở đều đặn, kiên nhẫn của rừng cũng chính là nhịp thở khoẻ mạnh của mỗi thân thể cường tráng của chúng ta. Rừng còn là một bức bình phong vĩ đại, một vành đai vững trắc để tránh gió bão từ biển khơi cuồng nộ cuốn vào hòng phá tan cuộc sống của chúng ta. Cũng nhờ vành đai ấy mà đất đai không bị sạt lở, cuốn trôi ra biển. Cuộc sống con người chỉ thực sự yên bình khi ngoài kia, những cánh rừng được phủ xanh bát ngát, vẫn rì rào cùng gió ngàn muôn thuở. Chưa hết, rừng còn chứa đựng trong lòng nó biết bao tài nguyên quý giá. Bên cạnh nguồn cung cấp gỗ quý phục vụ xuất khẩu, sinh hoạt của con người. Rừng còn là nguồn dược liệu vô cùng quan trọng. Biết bào loài thực vật đã trở thành những bài thuốc có giá trị chữa bệnh cho con người. Rừng còn là xứ sở của những loài động vật phong phú, đa dạng, đóng góp biết bao lợi ích cho cuộc sống của chúng ta. Những mỏ khoáng sản mà con người tìm thấy từ sâu thẳm trong lòng đất cũng đã nói với chúng ta rằng: sự có mặt của rừng là một phần không thể thiếu trong sự sống và phát triển nhiều mặt của con người.

Còn nhớ, trong những năm chiến tranh ác liệt, rừng cũng đã không ngại dâng hiến sức vóc của mình để che chở cho con người và góp phần lập chiến công. “Rừng che bộ đội, rừng vây quân thù”. Rừng cũng đã phải gánh chịu những mất mát, hi sinh, những tổn thất nặng nền như dân tộc chúng ta: những trận bôm rung trời chuyển đất, những đợt đại bác liên hồi và tàn bạo, nhất là chất độc màu da cam … đã làm bao cánh rừng cụt ngọn, cháy két, nham nhở vết thương. Nhưng, kì diệu thay, cũng như con người Việt Nam, rừng vẫn không chịu đầu hàng, kiêu hãnh vươn lên trong tư thế kiên cường, bất khuất. Những cánh rừng đi ra từ chiến tranh dần hồi sinh, mạnh mẽ, giàu sức sống hơn xưa. Rừng đã cùng chúng ta đánh giặc. Rừng lại tiếp tục cùng ta dựng xây một Việt Nam ngày càng lớn mạnh không ngừng.

Nhưng, tại sao vẫn nghe thấy tiếng kêu cứu khẩn thiết từ đại ngàn vọng lại ? Vâng, lại bắt đầu từ chính tham vọng của con người. Tất nhiên, không phải là tất cả nhưng dù chỉ một bộ phận nhỏ thôi cũng gây lên bao đau đớn cho người bạn của chúng ta. Chỉ vì lợi nhuận, một số kẻ không chiến thắng nổi lòng tham đã tàn phá sức vóc cường tráng của rừng. Nạn đốt rừng làm nương rẫy vẫn còn rất bừa bãi. Những loại thú quý hiếm ngày một khan hiếm dần. Và hậu quả thế nào, hẳn chúng ta đã thấm. Thiên tai xảy ra liên miên. Con người chứ không ai khác lại là nạn nhân của cơn cuồng nộ dữ dội từ thiên nhiên. Thiên nhiên nổi dậy, giận dữ, điên cuồng chính là sự trừng phạt cho hành động phản bội, thiếu ý thức dựng xây của chính con người ấy thôi… Không biết, những kẻ thiếu lương tri và trách nhiệm có một phút nào tự vấn lương tâm khi chứng kiến những trận cuồng phong của thiên nhiên ?

Rừng đang kêu cứu, những con người có lương tâm cũng đang kêu cứu. Cứu lấy rừng và cũng chính là cứu lấy cuộc sống của con người. Lời kêu cứu đang rất dòng dã, thúc giục. Mỗi người chúng ta hay cùng nhau góp sức bởi: bảo vệ rừng cũng chính là bảo vệ cuộc sống của chúng ta.

Bình luận (0)

Các câu hỏi tương tự
TN
Xem chi tiết
TT
Xem chi tiết
MD
Xem chi tiết
PT
Xem chi tiết
NM
Xem chi tiết
PH
Xem chi tiết
TT
Xem chi tiết
NH
Xem chi tiết
CL
Xem chi tiết