Bài 4: Công thức nghiệm của phương trình bậc hai

VX

Hai ô tô đi cùng một lúc từ A đến B dài 240 km. Mỗi giờ ô tô thứ nhất chạy nhanh hơn ô tô thứ 2 là 12km/h. nên đến địa điểm B trước ô tô thứ 2 là 12 phút. tính vận tốc của ô tô.

2. cho pt:\(x^2-2\left(m+1\right)x+m-6=0\)

a) tìm m để pt có 2 nghiệm phân biệt trái dấu

b) tìm hệ thức độc lập đối với m

AH
7 tháng 7 2019 lúc 23:38

Bài 1:

Gọi vận tốc của ô tô thứ 2 là $v$ (km/h) thì vận tốc ô tô thứ nhất là $v+12$ (km/h)

Thời gian ô tô thứ nhất đi từ A-B: \(t_1=\frac{AB}{v+12}=\frac{240}{v+12}\)

Thời gian ô tô thứ 2 đi từ A-B: \(t_2=\frac{AB}{v}=\frac{240}{v}\)

Ô tô thứ nhất đến sớm hơn ô tô thứ 2 là $12$ phút, hay thời gian ô tô thứ nhất đi ít hơn ô tô 2 là $0,2$ (h)

\(\Rightarrow t_2-t_1=0,2\)

\(\Leftrightarrow \frac{240}{v}-\frac{240}{v+12}=0,2\)

\(\Leftrightarrow \frac{240.12}{v(v+12)}=0,2\Rightarrow v(v+12)=14400\)

\(\Leftrightarrow (v+6)^2=14436\Rightarrow v+6=\sqrt{14436}\) (do $v>0$)

\(\Rightarrow v=\sqrt{14436}-6\approx 114,15\) (km/h)

Vận tốc ô tô thứ nhất: \(v+12\approx 126,15\) (km/h)

Bình luận (0)
AH
7 tháng 7 2019 lúc 23:42

Bài 2:

a)

Để PT có 2 nghiệm phân biệt thì:

\(\Delta'=(m+1)^2-(m-6)>0\)

\(\Leftrightarrow m^2+m+7>0\Leftrightarrow (m+\frac{1}{2})^2+\frac{27}{4}>0\)

\(\Leftrightarrow m\in \mathbb{R}(1)\)

Khi đó, với $x_1,x_2$ là 2 nghiệm của PT trên, áp dụng đl Vi-et, thì để PT có 2 nghiệm trái dấu thì:

\(x_1x_2< 0\Leftrightarrow m-6< 0\Leftrightarrow m< 6(2)\)

Từ $(1);(2)\Rightarrow m< 6$

b) Định lý Vi-et: \(\left\{\begin{matrix} x_1+x_2=2(m+1)\\ x_1x_2=m-6\end{matrix}\right.\)

\(\Rightarrow x_1+x_2-2x_1x_2=2(m+1)-2(m-6)=14\)

Đây chính là hệ thức độc lập của $x_1,x_2$ với $m$

Bình luận (0)
AH
18 tháng 6 2019 lúc 11:49

Bài 2:

a)

Để PT có 2 nghiệm phân biệt thì:

\(\Delta'=(m+1)^2-(m-6)>0\)

\(\Leftrightarrow m^2+m+7>0\Leftrightarrow (m+\frac{1}{2})^2+\frac{27}{4}>0\)

\(\Leftrightarrow m\in \mathbb{R}(1)\)

Khi đó, với $x_1,x_2$ là 2 nghiệm của PT trên, áp dụng đl Vi-et, thì để PT có 2 nghiệm trái dấu thì:

\(x_1x_2< 0\Leftrightarrow m-6< 0\Leftrightarrow m< 6(2)\)

Từ $(1);(2)\Rightarrow m< 6$

b) Định lý Vi-et: \(\left\{\begin{matrix} x_1+x_2=2(m+1)\\ x_1x_2=m-6\end{matrix}\right.\)

\(\Rightarrow x_1+x_2-2x_1x_2=2(m+1)-2(m-6)=14\)

Đây chính là hệ thức độc lập của $x_1,x_2$ với $m$

Bình luận (0)

Các câu hỏi tương tự
JE
Xem chi tiết
NK
Xem chi tiết
NK
Xem chi tiết
AB
Xem chi tiết
HN
Xem chi tiết
JE
Xem chi tiết
HT
Xem chi tiết
LN
Xem chi tiết
JE
Xem chi tiết