Giúp tớ với, sắp thi rồi. Mơn trước!♥♥♥
Thức ăn có vai trò gì đối với cơ thể con người? Nêu chức năng của các chất dinh dưỡng. Mục đích của việc phân nhòm thức ăn là gì? Thức ăn được phân làm mấy nhóm? Kể tên. Tại sao phải giữ vệ sinh thực phẩm? Muốn đảm bài an toàn thực phẩm thì phải lưu ý những yếu tố gì? Nêu một số biện pháp phòng tránh nhiễm độc thực phẩm thường dung. Em hãy kể tên các phương pháp chế biến thực phẩm thường dùng. Thế nào là bữa ăn hợp lí? Trong ngày nên ăn mấy bữa chính? Đó là những bữa nào? Nêu nguyên tắc tổ chức bữa ăn hợp lí trong gia đình.1. Thức ăn có vai trò rất quan trọng đối với cơ thể con người:
- Cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết
- Bổ sung năng lượng cho cơ thể
- Đáp ứng nhu cầu tiêu hóa
- Giúp cơ thể phát triển khỏe mạnh, chống chịu được bệnh tật
- Đảm bảo quá trình phát triển và duy trì sự sống
2. Các chất dinh dưỡng bao gồm:
- Chất đạm: Giúp cơ thể phát triển tốt, là nguyên liệu tạo nên cấu trúc của cơ thể về kích thước, chiều cao, cân nặng... Chất đạm cần thiết cho việc tái tạo các tế bào đã chết. Ngoài ra, còn góp phần tăng khả năng đề kháng và cung cấp năng lượng cho cơ thể
- Chất đường bột: Là nguồn chủ yếu cung cấp năng lượng cho mọi hoạt động của cơ thể như: vui chơi, làm việc, hoạt động, giải trí... Chuyển hóa thành các chất dinh dưỡng khác
- Chất béo: Cung cấp năng lượng, tích trữ dưới da ở dạng một lớp mỡ và giúp bảo vệ cơ thể. Chuyển hóa một số vitamin cần thiết cho cơ thể
- Sinh tố: Giúp hệ thần kinh, hệ tiêu hóa, hệ tuần hoàn, xương, da... hoạt động bình thường. Tăng cường đề kháng cho cơ thể. Giúp cơ thể phát triển tốt, luôn khỏe mạnh, vui vẻ
- Chất khoáng: Giúp cho sự phát triển của xương, hoạt động của cơ bắp, tổ chức hệ thần kinh, cấu tạo hồng cầu và sự chuyển hóa của cơ thể
- Nước: Là thành phần chủ yếu, là môi trường cho mọi chuyển hóa và trao đổi chất của cơ thể. Giúp đào thải các chất cặn bã, nuôi dưỡng tế bào, điều hòa thân nhiệt,...
- Chất xơ: Là phần thực phẩm mà cơ thể không tiêu hóa được. Chất xơ của thực phẩm giúp ngăn ngừa táo bón, làm cho những chất thải mềm để dễ dàng thải ra khỏi cơ thể
3. Việc phân nhóm thức ăn giúp cho người tổ chức bữa ăn có thể mua đủ các loại thực phẩm cần thiết và thay đổi món ăn cho đỡ nhàm chán, hợp khẩu vị, thời tiết... nhưng vẫn đảm bảo việc cân bằng dinh dưỡng
Thức ăn được chia làm 4 nhóm:
- Nhóm giàu chất béo
- Nhóm giàu chất đạm
- Nhóm giàu chất đường bột
- Nhóm giàu vitamin, chất khoáng
4. Phải giữ vệ sinh thực phẩm vì để tránh thực phẩm khỏi nhiễm trùng, nhiễm độc và biến chất
Muốn đảm bảo an toàn thực phẩm cần phải lưu ý đến an toàn thực phẩm khi mua sắm, khi chế biến và bảo quản
5. +Phòng tránh nhiễm trùng:
- Rửa tay sạch sẽ trước khi ăn
- Vệ sinh nhà bếp sạch sẽ sau khi nấu
- Rửa kĩ thực phẩm trước khi nấu
- Nấu chín thực phẩm
- Đậy thức ăn cẩn thận sau khi nấu chín
- Bảo quản thực phẩm chu đáo...
+Phòng tránh nhiễm độc:
- Không dùng thực phẩm có chất độc như: cá nóc, nấm lạ, khoai tây mọc mầm...
- Không dùng các thức ăn đã bị biến chất, bị nhiễm chết độc hóa học hay thuốc trừ sâu...
- Không dùng thực phẩm, đồ hộp đã quá hạn sử dung và bị phồng
6. Các phương pháp chế biến thực phẩm thường dùng:
- Luộc, nấu, kho
- Hấp (đồ)
- Nướng
- Rán, rang, xào
7. Bữa ăn hợp lí là bữa ăn có sự phối hợp các loại thực phẩm với đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết theo tỉ lệ thích hợp để cung cấp cho nhu cầu của cơ thể về năng lượng và về các chất dinh dưỡng
8. Trong ngày, nên ăn 3 bữa chính:
- Bữa sáng: Sau khi ngủ dậy, bụng đói nên ăn đủ năng lượng cho lao động, học tập cả buổi sáng. Bữa sáng nên ăn vừa phải
- Bữa trưa: Sau buổi lao động, cần ăn bổ sung đủ chất, nên ăn nhanh để có thời gian nghỉ ngơi và tiếp tục làm việc
- Bữa tối: Sau một ngày lao động, cần ăn tăng khối lượng với đủ các món ăn nóng, ngon lành và các loại rau, củ, quả để bù đắp cho năng lượng bị tiêu hao trong ngày
9. Nguyên tắc tổ chức bữa ăn hợp lí trong gia đình:
*Nhu cầu của các thành viên trong gia đình:
- Tùy thuộc vào lứa tuổi, giới tính, thể trạng và công việc mà mỗi người có những nhu cầu dinh dưỡng khác nhau. Từ đó định chuẩn cho việc chọn mua thực phẩm
*Điều kiện tài chính:
- Cân nhắc về số tiền hiện có để mua thực phẩm
- Mỗi bữa ăn đủ chất dinh dưỡng không cần phải đắt tiền
*Sự cân bằng chất dinh dưỡng:
- Cần chọn đủ thực phẩm của 4 nhóm (nhóm giàu chất đạm, nhóm giàu chất béo, nhóm giàu chất đường bột, nhóm giàu vitamin chất khoáng) để tạo thành một bữa ăn hoàn chỉnh
*Thay đổi món ăn:
- Để tránh nhàm chán, có thể thay đổi các phương pháp chế biến, trình bày và màu sắc... để có món ăn ngon miệng
(Có gì sai mong bạn bỏ qua nha, chúc bạn học tốt)
1.Thức ăn có những vai trò đối vs chúng ta là
-Cung cấp đủ chất dinh dưỡng và kháng thể
-Giúp chúng ta chống chịu đc với bệnh
-Làm cho cơ thể khỏe mạnh
-Phát triển cơ thể và làm cân bằng
2.Chức năng của chất béo:
- Cung cấp năng lượng
- Bảo vệ cơ thể(lớp mỡ dưới lớp da)
- Chuyển hóa một số vitamin cần thiết cho cơ thể.
Chức năng dinh dưỡng của chất đạm
-Giúp cơ thể phát triển
-Giúp tái tạo các tế bào chết
-Tăng sức đề kháng
-Cung cấp năng lượng cho cơ thể
Chức năng dinh dưỡng của chất đường bột:
- Chất đường bột là nguồn chủ yếu cung cấp năng lượng cho mọi hoạt động của cơ thể.
- Chuyển hóa thành các chất dinh dưỡng khác.
Chức năng dinh dưỡng của vitamin:
- Giúp hệ thần kinh, hệ tiêu hóa, hệ tuần hoàn, xương, da…hoạt dộng bình thường.
- Tăng khả năng đề kháng cho cơ thể, giúp cơ thể phát triển khỏe mạnh…
Chức năng dinh dưỡng của chất khoáng:
- Chất giúp cho sự phát triển của xương, hoạt động của cơ bắp, cấu tạo hồng cầu và sự chuyển hóa của cơ thể.
Chức năng dinh dưỡng của nước:
- Chuyển hóa và trao đổi chất cho cơ thể.
- Điều hòa thân nhiệt.
Chức năng dinh dưỡng của chất xơ:
-Giúp ngăn ngừa bệnh táo bón
3.- Việc phân nhóm thức ăn giúp cho người tổ chức bữa ăn mua đủ các loại thực phẩm cần thiết và thay đổi món ăn cho đỡ nhàm chán, hợp khẩu vị, thời tiết... mà vẫn đảm bảo cân bằng dinh dưỡng theo yêu cầu của bữa ăn.
- Căn cứ vào giá trị dinh dưỡng, thức ăn được phân làm 4 nhóm:
+ Nhóm giàu chất béo.
+ Nhóm giàu vitamin, chất khoáng.
+ Nhóm giàu chất đường bột.
+ Nhóm giàu chất đạm.
4.-Vì giữ vệ sinh thực phẩm là giữ cho thực phẩm không bị nhiễm trùng,nhiễm độc,tránh gây ngộ độc thức ăn
Muốn đảm bảo an toàn thực phẩm ta cần lưu ý những điều sau :
- Chọn thực phẩm sạch ko úa màu
- Không mua những thực phẩm đóng gói mà không có nhãn mác
- Không mua các loại thịt khô( như bò khô,...)
- Không mua các loại thịt mà khi sờ vào nguội ( vì có thể là thịt cũ ) và thịt có màu đỏ tươi.
- Không mua thịt siêu nạc hoặc thịt siêu mỡ ( loail thịt đó người nuôi thường cho ăn cám tăng trọng )
- Khi mua thực về chế biến nên rửa thật kĩ để tránh ngộ độc
- Không mua các thực phẩm ăn sẵn
5.- Rửa kĩ thực phẩm , nấu chín thực phẩm , đậy kĩ thực phẩm
- Không dùng các thực phẩm bị biến chất hoặc bị nhiễm các chất độc hóa học...
- Không dùng những đồ hộp đã quá hạn sử dụng, những hộp bị phồng.
- Không dùng các thực phẩm có chất độc
6.+ Luộc
+ Chiên
+ Rang
+ Xào
+ Hấp
+ Nướng
+ Kho
+ Nấu
7.Bữa ăn hợp lí, có chất lượng là:
- Đảm bảo đủ thành phần dinh dưỡng, vitamin, muối khoáng
- Có sự phối hợp đảm bảo cân đối tỉ lệ các thành phần thức ăn
8. Trong ngày nên ăn 3 bữa chính. Đó là:
+ Bữa sáng
+ Bữa trưa
+ Bữa tối
9.- Nhu cầu các thành viên trong gia đình.
- Điều kiện tài chính.
- Sự cân bằng chất dinh dưỡng được thể hiện qua việc chọn mua thực phẩm cho phù hợp.
- Sự thay đổi món ăn và hình thức trình bày