Bài 25. Phương trình cân bằng nhiệt

TT
5 tháng 5 2017 lúc 14:37

câu 16( tương tự câu 15 và 20)

tóm tắt:

\(m_1=m_2=2\left(kg\right)\\ t_1=10^0C\\ t_2=100^0C\\ t=?\)

theo phương trình cân bằng nhiệt:

\(Q_1=Q_2\Leftrightarrow m_1\cdot c_{ }\cdot\Delta t_1=m_2\cdot c\cdot\Delta t_2\\ \Leftrightarrow m_1\left(t-t_1\right)=m_2\cdot\left(t_2-t\right)\\ \Leftrightarrow t-t_1=t_2-t\\\Leftrightarrow t-10=100-t\\ \Leftrightarrow t+t=100+10\\ \Leftrightarrow2t=\Leftrightarrow110\\\Leftrightarrow t=\dfrac{110}{2}=55^0C\)

Vậy nhiệt độ cân bằng là 55 độ C

Bình luận (0)
DM
5 tháng 5 2017 lúc 15:32

Mình giúp bạn vài câu tự luận nhé :) vì mình cũng sắp thi HK :V

Câu 9 :

Ta nói nhiệt dung riêng của nước là 4200J/kg.K có nghĩa là muốn làm cho 1kg nước nóng lên thêm 1 độ C cần truyền cho nước một nhiệt lượng 4200 J.

Câu 10 :

Nhiệt lượng cần cung cấp cho quả cầu đồng nóng lên từ 10 độ C lên 50 độ C là :

\(Q=m\cdot c\cdot\left(t_2-t_1\right)=0,2\cdot380\cdot\left(50-10\right)=3040\left(J\right)\)

Vậy để cho quả cầu đồng nóng lên từ 10 độ C lên 50 độ C thì cần cung cấp một nhiệt lượng là 3040 J.

Bình luận (0)
DM
5 tháng 5 2017 lúc 15:39

Câu 11 :

Tóm tắt :

\(m=0,5kg\)

\(c=4200Jkg.K\)

\(t_1=15^oC\)

\(t_2=100^oC\)

\(Q=?\)

Giải :

Nước khi ở trong tự nhiên, ở nhiệt độ không khí bình thường thì nước sẽ có nhiệt độ khoảng từ 12 độ C đến 15 độ C. Ở đây ta lấy nhiệt độ nước là 15 độ C.

Nhiệt lượng cần cung cấp để nước từ 15 độ C nóng lên 100 độ C là :

\(Q=m\cdot c\cdot\left(t_2-t_1\right)=0,5\cdot4200\cdot\left(100-15\right)=178500\left(J\right)\)

Vậy để nước từ 15 độ C nóng lên 100 độ C cần cung cấp một nhiệt lượng cần thiết là 178500 J.

Bình luận (0)
DM
5 tháng 5 2017 lúc 15:57

Câu 12 : Tại vì khi đun, lớp nước phía dưới nóng lên => nở ra => thể tích tăng => trọng lượng không đổi => trọng lượng riêng giảm => nhẹ đi và sẽ di chuyển lên trên. Còn lớp nước lạnh ở trên có trọng lượng riêng lớn hơn => nặng hơn và sẽ di chuyển xuống dưới.

Câu 13 : Tóm tắt :

\(m_1=0,5kg\)

\(t_1=120^oC\)

\(m_2=3kg\)

\(t_2=4^oC\)

\(c_{nc}=4200Jkg.K\)

\(c_{Al}=880Jkg.K\)

\(t=?\)

Giải :

Nhiệt lượng quả cầu nhôm tỏa ra để nhiệt độ giảm từ 120 độ C xuống nhiệt độ cân bằng là :

\(Q_{tỏa}=m_1c_{Al}\cdot\left(t_1-t\right)\)

Nhiệt lượng nước thu vào để nhiệt độ tăng từ 4 độ C lên nhiệt độ cân bằng là :

\(Q_{thu}=m_2c_{nc}\cdot\left(t-t_2\right)\)

Theo ptcb nhiệt ta có Q tỏa = Q thu :

\(m_1c_{Al}\cdot\left(t_1-t\right)=m_2c_{nc}\cdot\left(t-t_2\right)\)

\(\Leftrightarrow0,5\cdot880\cdot\left(120-t\right)=3\cdot4200\cdot\left(t-4\right)\)

\(\Rightarrow t\approx7,9^oC\)

Vậy nhiệt độ cân bằng là 7,9 độ C.

Bình luận (0)
DM
5 tháng 5 2017 lúc 16:12

Câu 15 : Tóm tắt :

\(m_1=m_2=0,5kg\)

\(t_1=4^oC\)

\(t_2=100^oC\)

\(t=?\)

Giải :

Nhiệt lượng lượng nước thứ nhất thu vào là :

\(Q_{thu}=m_1\cdot c=\left(t-t_1\right)\)

Nhiệt lượng lượng nước thứ hai tỏa ra là :

\(Q_{tỏa}=m_2\cdot c\cdot\left(t_2-t\right)\)

Theo ptcb nhiệt ta có : Q tỏa = Q thu :

\(m_2\cdot c\cdot\left(t_2-t\right)=m_1\cdot c\cdot\left(t-t_1\right)\)

\(0,5\cdot c\cdot\left(100-t\right)=0,5\cdot c\cdot\left(t-4\right)\)

\(\Rightarrow t=52^oC\)

Vậy nhiệt độ cân bằng là 52 độ C.

Câu 16 : Tóm tắt :

\(m_1=m_2=2kg\)

\(t_1=10^oC\)

\(t_2=100^oC\)

\(t=?\)

Giải :

(Bài số 16 giống y bài 15, chỉ khác số liệu, ta làm nhanh) :

Theo ptcb nhiệt ta có : Q tỏa = Q thu :

\(m_2\cdot c\cdot\left(t_2-t\right)=m_1\cdot c\cdot\left(t-t_1\right)\)

\(2\cdot c\cdot\left(100-t\right)=2\cdot c\cdot\left(t-10\right)\)

\(\Rightarrow t=55^oC\)

Vậy nhiệt độ cân bằng là 55 độ C.

Bình luận (0)
DM
5 tháng 5 2017 lúc 16:19

Câu 20 : Tóm tắt :

\(m_1=m_2=0,2kg\)

\(t_1=100^oC\)

\(t_2=4^oC\)

a) \(PTCBN\)

b) \(t=?\)

Giải :

Nhiệt lượng lượng nước thứ nhất tỏa ra để nhiệt độ từ 100 độ C giảm xuống đến nhiệt độ cân bằng là :

\(Q_{tỏa}=m_1\cdot c\cdot\left(t_1-t\right)\)

Nhiệt lượng lượng nước thứ hai thu vào để nhiệt độ từ 4 độ C tăng đến nhiệt độ cân bằng là :

\(Q_{thu}=m_2\cdot c\cdot\left(t-t_2\right)\)

a) Theo ptcb nhiệt ta có : Q tỏa = Q thu :

\(m_1\cdot c\cdot\left(t_1-t\right)=m_2\cdot c\cdot\left(t-t_2\right)\)

b) Từ ptcb nhiệt suy ra :

\(0,2\cdot c\cdot\left(100-t\right)=0,2\cdot c\cdot\left(t-4\right)\)

Đơn giản \(c\) : \(0,2\cdot\left(100-t\right)=0,2\cdot\left(t-4\right)\)

\(\Rightarrow t=52^oC\)

Vậy nhiệt độ cân bằng của cả hệ là 52 độ C.

Bình luận (0)
AV
5 tháng 5 2017 lúc 17:13

Câu 5: A. Nhỏ hơn 100m\(^3\)

Câu 6: A. Nhiệt độ của vật

Câu 7: Trong quá trình cơ học,động năng và thế năng có thể chuyển hóa lẫn nhau nhưng cơ năng thì không đổi.Người ta nói cơ năng được bảo toàn.

Câu 8 : 1-B (Nhiệt độ của vật càng cao thì các nguyên tử,phân tử cấu tạo nên vật chuyển động càng nhanh)

Câu 9: Ta nói nhiệt dung riêng của nước là 4200J/kg.k.Có nghĩa là cần một lượng nhiệt 4200J để làm cho 1kg nước tăng lên 1 độ C

Bình luận (0)
TT
7 tháng 5 2017 lúc 15:53

tóm tắt

m=0.2 kg

c=380

t1=10oC

t2=50oC

Nhiệt lượng cần cung cấp cho quả cầu nhôm đén 50oC là:

Q=m.c.(t2-t1)=0.2.380.(50-10)=3040J

Bình luận (0)

Các câu hỏi tương tự
MC
Xem chi tiết
KZ
Xem chi tiết
H24
Xem chi tiết
PC
Xem chi tiết
BT
Xem chi tiết
TV
Xem chi tiết
H24
Xem chi tiết