Bài 2: Chất

NN

Giải thích hiện tượng "ma trơi"

Và....

Giải thích hiện tượng "nước chày đá mòn"

Giúp mik vs ạ hihi

CA
30 tháng 8 2017 lúc 20:32
Ma trơi là hiện tượng các hợp chất phốtpho được hình thành từ hoạt động của vi khuẩn sống dưới lòng đất phần mộ (gồm hai chất đó là phốtphin (PH3) và diphotphin) trong xương người và sinh vật dưới mồ bốc lên thoát ra ngoài, gặp không khí trong một số điều kiện sẽ bốc cháy thành lửa các đốm lửa nhỏ với độ sáng khá nhỏ (xanh nhạt), lập lòe, khi ẩn khi hiện. Ban đêm mới thấy được ánh sáng còn ban ngày thì các đốm lửa này có thể bị ánh sáng mặt trời che khuất. Thành phần chủ yếu của đá là CaCO3. Trong không khí có khí CO2 nên nước hòa tan một phần tạo thành axit H2CO3. Do đó xảy ra phản ứng hóa học : CaCO3 + CO2 + H2O <-> Ca(HCO3)2 Khi nước chảy cuốn theo Ca(HCO3)2, theo nguyên lí dịch chuyển cân bằng thì cân bằng sẽ chuyển dịch theo phía phải. Kết quả là sau một thời gian nước đã làm cho đá bị bào mòn dần.
Bình luận (0)
ND
30 tháng 8 2017 lúc 20:35
Bản chất của hiện tượng này được giải thích với sự tham gia của 2 chất khí đó là photphin(PH3) và diphotphin(P2H4), P2H4 là chất có khả năng tự cháy trong không khí, khi cháy nó tạo ra nhiệt lượng làm tăng nhiệt độ lên đến khoảng 150oC sau đó PH3 tiếp tục cháy và kết quả là xuất hiện “ngọn lửa ma trơi”.

PH3, P2H4 xuất hiện do sự phân hủy xương, xác động thực vật ở khu vực như đầm lầy, nghĩa địa. Đó là nguồn photpho rất lớn để hình thành PH3,P2H4 bằng hoạt động của các vi khuẩn trong đất. Chúng tích tụ lại và khi gặp điều kiện thuận lợi thì bốc cháy. Khi nước chảy trên đá, do lực chảy của dòng nước, đá bị bào mòn, nước hòa tan các chất khoáng trong đá như Ca2+, Mg2+... nếu ở sông suối thì hiện tượng nước chảy trên đá là nguyên nhân chính dẫn đến nước biển có vị mặn vì nó hòa tan các ion khoáng rồi đổ ra biển. CHÚC BẠN HOK TỐT
Bình luận (1)

Các câu hỏi tương tự
HS
Xem chi tiết
H24
Xem chi tiết
HN
Xem chi tiết
CX
Xem chi tiết
MY
Xem chi tiết
TP
Xem chi tiết
DV
Xem chi tiết
HH
Xem chi tiết
TN
Xem chi tiết