Bài viết số 6 - Văn lớp 7

CN

Giải thích câu tục ngữ " Thất bại là mẹ thành công "

LD
7 tháng 4 2018 lúc 18:18

Bạn tham khảo bài này nhé

Trên bước đường đời, để có được những thành công trong sự nghiệp cũng như trong cuộc sống, mỗi người chúng ta đều phải trải qua một quá trình làm việt miệt mài. Trong quá trình ấy, có thể chúng ta sẽ gặp những thất bại hay sai lầm. Tuy nhiên, từ những thất bại ấy, ta sẽ gặt hái được nhiều thành công hơn. Vì thế, người ta thường nói: “Thất bại là mẹ thành công”. Nhưng muốn hiểu được điều mà ông bà ta gửi gắm, ta phải hiểu được ý nghĩa của câu tục ngữ này và đó cũng là vấn đề mà ta cần phải giải thích hôm nay.
Trước hết, ta phải hiểu “thất bại” là gì? Thất bại chính là những lần vấp ngã, là khi công việc của ta gặp khó khăn, không có kết quả tốt như chúng ta mong đợi. Còn thành công thì lại trái ngược lại. Thành công có nghĩa là đạt được những kết quả mà ta mong muốn và hoàn thành công việc ấy một cách thuận lợi và tốt đẹp. Mẹ là những người sinh ra con, nhờ có mẹ mới có con. Từ những ý nghĩa trên, ông bà ta muốn nhắn nhủ với chúng ta rằng: Chính những thất bại trong cuộc sống sẽ giúp ta thành công trên đường đời.
Thế thì tại sao thất bại lại là mẹ thành công? Mới đầu ta thấy câu nói trên có vẻ mâu thuẫn với nhau. Thất bại và thành công là hai chuyện trái ngược nhau hoàn toàn, không hề có liên hệ gì với nhau cả. Nhưng sau một hồi suy ngẫm, ta thấy được rằng câu tục ngữ này chẳng hề vô lý chút nào cả mà trái lại, nó rất liên kết với nhau. Bởi vì sau khi mỗi lần thất bại, ta sẽ tìm ra nguyên nhân dẫn đến những sai sót của ta, từ đó rút ra được những kinh nghiệm quý báu, giúp ta tránh phạm những sai lầm đó nữa và ngày càng tiến tới bước đường thành công hơn
Đối với những người dễ nản chí thì câu nói này có vẻ như sai nhưng đối với những người kiên trì và bền chí thì chắc chắn đúng. Để đạt được thành công thì những vấp ngã thiếu sót hầu như không thể tránh khỏi. Đó là một điều tất yếu. Thất bại còn giúp ta rèn luyện ý chí, giúp ta tự tin và bản lĩnh hơn. Trong cuộc sống thường ngày, mấy ai trong chúng ta mà không gặp những sai phạm vấp ngã. Khi chúng ta còn thơ bé, trong những lần chập chững biết đi, chẳng phải chúng ta đã té ngã bao nhiêu lần ư? Trong lúc tập chạy se đạp, có phải bạn đã té xe đến độ trầy cả chân sao? Nếu những lúc ấy ta buông xuôi thì có lẽ đến giờ chúng ta vẫn chưa biết đi, chưa biết đi xe đạp đấy. Nhiều người nổi tiếng trên thế giới cũng có lần gặp những thất bại. Nhà bác học Loius Pasture lúc còn nhỏ là một học sinh trung bình. Về môn Hoá, ông đứng hạng mười lăm trong tổng số hai mươi hai học sinh. Sự thất bại đó không làm ông nản lòng mà còn là động lực để giúp ông vươn cao, trở thành nhà bác học nổi tiếng.
Vì vậy, bạn đừng bao giờ sợ thất bại. Bởi vì một người mà luôn sợ thất bại, lúc nào cũng muốn mình sống một đời mà không có một sai lầm nào cả thì bạn là một người ảo tưởng, hoặc là hèn nhát không bao giờ dám đối mặt với cuộc sống. Nếu lúc nào bạn cũng lo âu là mình sẽ luôn gặp thất bại thì xin lỗi, bạn chẳng bao giờ tự lập được cả. Bạn sợ té xe thì không thể nào mà đạp xe được, bạn sợ sặc nước thì mãi mãi bạn sẽ không bao giờ biết bơi. Một người mà không chịu được mất mát thì sẽ chẳng được gì. Bạn nên nhớ rằng con đường đời trong cuộc sống không phải lúc nào cũng phải trải đầy hoa hồng và niềm vui không đâu. Nếu trong những việc nhỏ nhặt như thế mà chúng ta còn làm không xong thì làm sao mà ta có thể đương đầu với những gian nan khi ta lớn lên? Chẳng lẽ cuộc đời chúng ta chỉ có thất bại thôi sao? Bạn nên nghĩ rằng: Thất bại và sai lầm bao giờ cũng có hai mặt cả. Tuy nó đem lại cho ta không ít mất mát và thương tổn nhưng nó cũng là những bài học vô cùng đắt giá, giúp ta tránh lặp lại những sai lầm về sau.
Tuy nhiên, bạn cũng cần phải cẩn trọng. Không phải là bạn liều lĩnh hay mù quáng mà lại cố làm ra những sai lầm.Chẳng ai thích sai lầm cả. Có người sau khi phạm sai lầm thì lại chán nản. Kẻ thì sau khi phạm sai lầm lại phạm những sai lầm khác còn nghiêm trọng hơn. Vì vậy, cách xử trí của ta đối với những sai lầm cũng rất quan trọng. Bạn đừng nên bi quan, buông xuôi tất cả. Bởi vì chính trong những lúc nguy nan, những lúc khó khăn nguy nan nhất, nếu ta vẫn bình tĩnh và có ý chí, ta có thể lật ngược lại vấn đề. Ta cần phải tự tin, lạc quan, có nghị lực để vượt qua những trở ngại, khó khăn thử thách để đạt đến thành công. Một điều quan trọng nữa là ta phải dũng cảm, trung thực nhìn nhận ra thất bại và vượt qua nó, xem thất bại như một động lực lớn giúp ta thành công. Những người khôn ngoan sẽ là người biết rút ra được kinh nghiệm và biết tìm con đường để tiến lên. Cho nên, đừng bao giờ sợ thất bại. Điều đáng trách nhất là khi chúng ta bỏ lỡ những cơ hội quý giá chỉ vì một lý do hết sức đơn giản: Chúng ta chưa cố gắng hết mình.
Là học sinh, đương nhiên chúng ta vẫn gặp rất nhiều thất bai: bị điểm kém, bị thầy cô phê bình, cha mẹ không bằng lòng,…Nhưng chúng ta vẫn không nản chí, không buông xuôi mà ngược lại, ta phải cố gắng nỗ lực hơn trong học tập. Và không chỉ trong việc học tập mà còn trong gia đình, cuộc sống, với những người xung quang.
Câu tục ngữ trên là một lời dạy bảo thiết thực vể những kinh nghiệm trong cuộc sống. Khi hiểu được ý nghĩa của câu tục ngữ rồi, ta có thể tự tin hơn trước những thất bại, khó khăn trong cuộc sống

Bình luận (0)
LD
7 tháng 4 2018 lúc 18:20

Mình có cách ở đầu đoạn rồi mà khi gửi câu trả lời thì nó lại tụt vào nên bạn cố gắng phân đoạn nhé!

-Chúc bạn học tốt-

Bình luận (0)
NT
7 tháng 4 2018 lúc 18:26

Ngạn ngữ phương Tây có câu: “Trên bước đường thành công không có dấu chân của kẻ lười biếng” hàm ý rằng chỉ có sự chăm chỉ, lòng kiên trì mới giúp con người vươn tới thành công. Tục ngữ Việt Nam cũng có câu nhắc đến nguồn gốc của thành công nhưng thấm thía và sâu sắc hơn: “Thất bại là mẹ thành công”. Thành công là gì? Đó là mục tiêu chúng ta đạt được mà trước đó ta đã đặt ra trong cuộc sống của mình. Bạn mong muốn năm nay bạn sẽ đạt danh hiệu học sinh giỏi, cuối năm bạn đã đạt được điều đó. Vậy là bạn thành công rồi đấy! Ngược lại, thất bại là khi ta không đạt được mục đích đã đề ra. Thành công và thất bại, chúng đối lập nhau sâu sắc, tưởng chừng giữa chúng không có mối liên hệ nào. Nhưng kinh nghiệm của dân gian ta đã chỉ ra rằng: Thất bại là mẹ thành công. Nghĩa là giữa hai yếu tố này có mối quan hệ hữu cơ, mật thiết; nói theo cách khác: thất bại là nhân tố tạo ra thành công. Thật vậy! Trong thực tế, để có được thành công, ai cũng từng trải qua thất bại, không ai giành được những thành công lớn ngay từ đầu. Để có được điểm mười tuyệt đối, chắc hẳn bạn đã làm sai dạng bài đó một vài lần. Trước khi cho ra đời những con tiện đẹp mắt, người thợ tiện cũng đã nhiều lần bị trầy xước ở tay và tạo ra những con tiện méo mó, sai kích thước. Những bậc vĩ nhân cũng vậy. A. Nô-ben từng làm nổ phòng thí nghiệm vài lần trước khi chế tạo ra được loại thuốc nổ hoàn hảo của mình. Lu-I Patx-tơ cũng đã vài lần thất bại trước khi tìm ra loại vắc-xin phòng bệnh dại. Hay như A. Anh-xtanh, bộ óc vĩ đại nhất thế kỉ XX, thuở nhỏ ông lại bị coi là chậm phát triển do thành tích học tập quá… “bê bết!”… Nhưng với tất cả mọi người, dù là người thường hay những bậc vĩ nhân, điều quan trọng là sau những thất bại, chúng ta nhìn thẳng vào đó để tìm nguyên nhân và rút ra những bài học quý giá. Những kinh nghiệm ấy vô cùng quý báu, nó là tri thức cho những lần thực hành sau giúp ta thực hành thành công. Không chỉ vậy, thất bại còn là động lực để chúng ta tiếp tục tìm tòi, học hỏi. Những người thực sự khao khát học hỏi, khám phá thế giới thường có lòng tự trọng rất cao. Trong số họ, ít ai dễ dàng chịu đầu hàng. Thất bại khiến niềm kiêu hãnh và lòng tự trọng của họ bị tổn thương. Chính điều đó thúc đẩy họ tìm tòi, học hỏi và làm việc nhiều hơn nữa để thực hiện bằng được công việc của mình. Bà Tống Khánh Linh khi sang Mĩ du học, trong kì thi vấn đáp đầu tiên bà bị những người bạn ngoại quốc mỉa mai: “Trung Quốc là một bãi rác, một bãi rác lớn”. Kì thi đó bà thất bại. Nhưng Tống Khánh Linh đã nỗ lực học tập không ngừng và ở kì thi sau bà thi đỗ với số điểm rất cao. Tương tự như vậy, trong thực tế, có những học sinh học kém vì lòng tự trọng, quyết không thua kém bạn bè đã cần cù học hỏi và trở thành học sinh học giỏi, vượt xa nhiều bạn cùng lớp.

Con đường học tập là con đường nhiều chông gai vất vả, rất khó tránh khỏi những thất bại: không giải được bài toán, không viết được bài văn, không được điểm cao trong bài kiểm tra, không đạt danh hiệu học sinh giỏi… Nhưng khi đã thấu hiểu tư tưởng câu tục ngữ “Thất bại là mẹ thành công” chúng em sẽ nổ lực để vượt qua những thất bại tạm thời để nỗ lực hơn vì những thành công lớn phía trước.

Bình luận (0)
NT
7 tháng 4 2018 lúc 18:26

I. Mở bài: giới thiệu câu tục ngữ “ thất bại là mẹ thành công”
Trong cuộc sống mỗi chúng ta có ai chưa từng thất bại. những thất bạn dù nhỏ hay lớn đều có một tác động rất lớn đến mỗi con người. có người đã không thể tự đứng lên sau vấp ngã. Đã bao giờ bạn tự hỏi thành công là gì mà bao kẻ phải bỏ cuộc, thất bạn là gi mà đã làm bao người chán nản. vậy để có những thành công đó hay vượt qua những thất bại ấy ta phải làm những gi?. Để khuyên chúng ta có động lực sau những lần thất bại để có được những thành công ông bà ta đã có câu “ thất bại là mẹ thành công”. Chúng ta cùng đi tìm hiểu câu tục ngữ này.

II. Thân bài
1. Giải thích câu tục ngữ “ thất bại là mẹ thành công”
* Nghĩa đen

- Thất bại là những lần vấp ngã, khó khăn trong công việc và cuộc sống. là những công việc ta vạch định không đạt được kết quả như mong muốn.
- Thành công là đạt dược những kết quả đạt được theo ý ta muốn, và công việc đó được hoàn thành tốt đẹp, xuất sắc.
- Mẹ: mẹ là người đã sinh ra, đã tạo nên con, vậy để có những thành công cần phải có thất bại.
* Nghĩa bóng câu tục ngữ “ thất bại là mẹ thành công”
Mỗi người chúng ta ai cũng từng trải qua thất bại một lần. vượt qua thất bại như thế nào mới là cách tốt, nhưng thất bại thường có hai loại người và hai phản ứng khác nhau:
- Có người bỏ cuộc như một con chim trúng tên thì tất yếu phải sợ cung
- Có những người quyết tâm để đạt được thành công. Khi thất bại họ đem vấn đề ra mổ xẻ, phân tích, tìm nguyên nhân để tiếp tục công việc của mình. Và đó là những người có những kinh nghiệm lớn, thành công lớn.
2. Tại sao “ thất bại là mẹ thành công”?
- Sự mâu thuẫn của câu nói, “ thành công” hoàn toàn trái ngược với “ thất bại”.
- Nguyên nhân: vì sau khi mỗi lần thất bại ta sẽ tìm được nguyên nhân dẫn đến sai sót của công việc, giúp ta có kinh nghiệm và giúp ta tránh được những sai lầm và bước tiếp đến thành công.
3. Tác động của thất bại
- Đối với người dễ nản chí
- Đối với người có ý chí
- Dẫn chứng:
+ lúc nhỏ ta tập xe, sau mỗi lần té đau là ta sẽ biết đi
+ nhà bác học Edison đã thất bại hang ngàn lần trước khi ông sang tạo ra chiếc bóng đèn.

III. Kết bài
- Khẳng định tính đúng đắn của vấn đề
- Từ những phân tích rút ra kinh nghiệm cho bản thân.

Bình luận (0)

Các câu hỏi tương tự
BS
Xem chi tiết
HT
Xem chi tiết
H24
Xem chi tiết
NH
Xem chi tiết
HH
Xem chi tiết
NN
Xem chi tiết
DC
Xem chi tiết
MN
Xem chi tiết
NA
Xem chi tiết