Bài viết số 6 - Văn lớp 7

ST

giải thích câu: Không thầy đố mầy làm nên"

ai biết thì giúp vs

LB
26 tháng 3 2017 lúc 8:49

Câu ca dao trên NHẤN MẠNH ý nghĩa của sự dạy dỗ của thầy cô. Nếu đi thiếu đi sự dạy dỗ chúng ta sẽ ko thể phát triển toàn chuyện. Mà người góp phần quan trọng nhất đó chính là thầy cô. Từ đó nó còn mách bảo chúng ta phải biết ơn thầy cô và cố gắng học tập để ko phụ lòng của họ.

Tick mk nha. Thank kiu nhìu nhé

Bình luận (1)
CU
26 tháng 3 2017 lúc 8:51
nhớ cảm ơn mình nha!!!
Trong xã hội, người thầy mang một vai trò rất quan trọng trong việc tu dưỡng, rèn luyện, hình thành, phát triển, hoàn thiện nhân cách của lứa tuổi học sinh. Điều đó cũng được ông cha ta quan niệm, khẳng định từ hàng nghìn đời nay. Chính vì vậy trong kho tàng tục ngữ, ca dao dân ca Việt Nam có câu: “Không thầy đố mày làm nên” để bộc lộ rõ nét điều đó.​ Câu tục ngữ trên mang hình thức thách đố nhưng bản chất lại là câu khẳng định, nó còn mang cấu trúc kiểu phủ định, thuộc loại câu hỏi tu từ. Hai từ: “thầy” – “mày”, từ “mày” không có ý nghĩa hạ thấp giá trị học sinh mà để đi liền với chữ “thầy” cho vần và dễ nhớ. Câu tục ngữ này nêu lên vai trò quan trọng của người thầy đối với nền giáo dục và học sinh, đồng thời cũng nhắc nhở chúng ta phải biết ơn, kính trọng thầy cô giáo. Không chỉ vậy, câu tục ngữ này còn mang giá trị truyền thống tôn sư trọng đạo của dân tộc Việt Nam từ rất lâu đời.​ Thầy không chỉ là người dạy dỗ chúng ta về kiến thức mà còn là người dạy ta đạo đức, phẩm chất, giá trị mỗi con người. Học chữ, học làm việc, tất cả mọi cái học đều phải có thầy. Có thể nói thầy như thế hệ đi trước, trải qua biết bao kinh nghiệm trong cuộc sống, nay truyền thụ lại kiến thức cho học sinh, mở đường chỉ lối, giúp ta có con đường đúng đắn nhất để đi. Công lao đó không gì sánh nổi. Những ngày đầu tiên bước vào lớp, thầy đã dìu dắt, dạy dỗ, chỉ bảo. Thầy dạy học đếm, học viết, học đánh vần. Lên lớp cao, thầy dạy cho chúng ta những điều sâu sắc. Suốt quá trình học tập thì thầy là người luôn sát cánh bên ta, trợ giúp, nâng đỡ , chắp cánh cho ta bay vào tương lai. Không một người học sinh nào có thể thành đạt vào đời mà không có sự kèm cặp của thầy. Tất nhiên là nếu thầy dạy cho chúng ta mà chúng ta không biết tiếp nhận, không biết vận dụng thì công sức của thầy cũng chỉ là không. Chính vì vậy chúng ta cần phải biết rằng tâm huyết của thầy dành cho chúng ta là hết mình nên chúng ta cũng phải nỗ lực, cố gắng, chịu khó để không phụ lòng những công ơn đó. Công lao của thầy đối với sự nghiệp sau này của học sinh là vô cùng lớn, nó chính là mầm mống của sự thành đạt. Khi một người thầy hết lòng vì học sinh thì đó chính là niềm đam mê yêu nghề của thầy và cũng là tư tưởng lớn trong nền giáo dục.​ Chúng ta có được ngày hôm nay cũng chính là do sự dìu dắt của thầy. Thầy đã truyền thụ kiến thức, rèn giũa những phẩm chất cao quý tốt đẹp trong mỗi con người chúng ta để chúng ta trở thành những viên kim cương sắc bén, đã được gọt giũa, luôn toả sáng trong đường đời, và cũng chính điều đó nhắc nhở chúng ta hãy biết kính trọng người thầy ở mọi lúc mọi nơi, hình ảnh của người thầy phải đi vào sự tôn kính trong mỗi chúng ta. Hãy biết vận dụng vốn kiến thức của thầy đã truyền thụ kết hợp với khả năng vốn có của bản thân để tạo nên một sự thành đạt rực rỡ trong cuộc đời của mình. Đó chính là những gì thầy mong muốn, gửi gắm niềm tin ở ta. Và nó cũng thể hiện lòng tôn kính một cách sắc nét nhất đối với thầy. Câu tục ngữ này mang giá trị trường tồn cùng thời gian và trong bất kì hoàn cảnh nào thì nghĩa của nó cũng luôn được chấp nhận, khẳng định. Không chỉ vậy, câu tục ngữ còn mang hình thức giản dị, âm điệu vui nhộn, nhưng ẩn chứa trong đó là biết bao nỗi niềm, tâm sự của ông cha ta.​ Nói tóm lại câu tục ngữ này muốn nói với chúng ta một điều sâu sắc nhất. Đó chính là hãy hiểu được vai trò giá trị của người thầy, hãy biết suy nghĩ một cách toàn diện nhất để có những thái độ bộc lộ sự kính trọng đối với thầy, không chỉ là lời nói, mà còn bằng hành động. Hãy thể hiện rằng, chúng ta là những con người văn minh, biết đạo lí làm người và xứng đáng là người con đất Việt.​
Bình luận (0)
PN
26 tháng 3 2017 lúc 12:42

Giải thích câu tục ngữ sau: Không thầy đố mày làm nên. Từ ngàn xưa, ông cha ta vốn có truyền thống “tôn sư trọng đạo”. Theo quan niệm “Quân, sư, phụ” thì người thầy luôn giữ một vị trí rất quan trọng trong xã hội, nhất là đối với sự nghiệp của người học trò . bởi lẽ đó tục ngữ mới có câu : “Không thầy đố mày làm nên”. Câu tục ngữ nhằm khẳng định vai trò của người thầy trong công tác giáo dục và nhắc nhở con cháu phải biết ơn , biết kính trọng thầy.

Ngày nay, với một thời đại mới mà khoa học kĩ thuật và nhu cầu vật chất của con người, của xã hội đang phát triển mạnh thì ta cần hiểu lời dạy trên như thế nào cho đúng?

Câu tục ngữ giản dị nhưng ta cũng nên hiểu cho chính xác ý nghĩa của nó. “Làm nên” ở đây có nghĩa là có được sự nghiệp, thành đạt công danh. Như vậy, nếu không có người thầy thì người trò không thể nào thành đạt được. Câu tục ngữ như một lời thách thức “đố mày”, đồng thời cũng là lời răn dạy mang tính khẳng định vị trí, vai trò của người thầy trong sự thành đạt, làm được việc của người trò.

Thật vậy, thầy là người cung cấp kiến thức, hướng dẫn mở mang trí óc cho ta biết để ta biết được những điều hay, điều lạ. Lúc còn bé thơ, khi lần đầu tiên đến trường, thầy là người cầm tay ta nén nót từng chữ cái, đánh vần từng con số rồi dạy cho ta đọc vần, đọc chũ...dần dần ta mới có được những kiến thức, những hiểu biết cao hơn, rộng hơn nhưu ngày hôm nay. Công ơn ấy có thể sánh với công ơn sinh thành dưỡng dục của cha mẹ; bởi cha mẹ có công sinh ta ra và nuôi dưỡng ta khôn lớn còn người thầy có công “khai hóa” trí não ta, dẫn dắt ta đến một tương lai tươi sáng.

Trước kia, theo lối học khoa bảng, người học trò hoàn toàn phụ thuộc vào một người thầy. Thầy dạy gì, trò học nấy. Người thầy là người quyết định tài năng và sự thnahf đạt của người trò. Vì vậy mới có Nguyễn Dữ học trò của Nguyễn Bỉnh Khiêm, Phạm Sư Mạnh học trò của thầy Chu Văn An....đã làm rạng danh cho người thầy. Cho nên ông cha ta dạy : “Không thầy đố mày làm nên”là không sai.

Ngày nay, để phù hợp với thời đại tiến bộ của khoa học, việc học tập có nhiều thay đổi. Người học trò học nhiều môn học và được nhiều thầy giảng dạy, hướng dẫn hơn. Giờ đây, người thầy đóng vai trò chủ đạo, nghĩa là chỉ truyền đạt kiến thức, hướng đãn cho người học trò học tập nghiên cứu. Và kiến thức ấy có dduocj tiếp thu, và áp dụng thực hành tốt hay không là ở vai trò của người học trò. Như vậy, người trò trở thành người chủ động. Hay nói cách khác,người học trò phải tự thân vận độngvà đây mới là yếu tố quan trọng quyết định sự thành đạt của người học trò. Vì lẽ đó, cho nên người học trò phải biết chắt lọc, sáng tạo những kiến thức, những hieur biết mà ta có được chính là do công lao của người thầy bồi dưỡng vun đắp nên. Và những kiến thức ấy là những viên gạch tiếp nối, tiếp nối xây nên những nấc thang để ta vững bước đi lên trên đường đời. Hiểu được điều này, ta càng thấm thía câu tục ngữ “Nhất tự vi sư, bán tự vi sư” mà ông cha ta đã từng nhắc nhở bao đời nay. Vì vậy, bổn phận của người học trò là phải biết ơn thầy cô giáo. Đó là đạo lý làm người, là hành vi của người có nhân cách. Đay cũng là nền tảng để xây dựng một xã hội văn minh tốt đẹp.

Thế nhưng hiện nay, trong xã hôi ta còn biết bao kẻ “ăn cháo đá bát”. Họ đã quên công ơn của thầy cô giáo, những người đã từng dạy dỗ, rèn luyện họ nên người. Những hạng người ấy đáng để cho người đời chê trách và phê phán. Thậm chí còn có những kẻ đối xử tệ bạc với thầy cô như chửi mắng, hành hung làm xúc phạm đến danh dự, đến nghề nghiệp của thầy cô giáo. Phải chăng đay là hành động biết ơn của những hạng người vô liêm sỉ?

Ngày nay, người thầy cũng được hiểu theo nghĩa rộng hơn- những người “dạy nghề”. Bởi lẽ đau nhất thiết sự thành đạt “làm nên” của người học trò đều phải là “mảnh bằng” là “học vị”, mà mỗi người học sinh phải tự hướng đời mình, tương lai mình bằng một nghề nghiệp thích hợp và ổn định. Và nghề nghiệp đó cũng cần phải có người hướng dẫn, chỉ dạy mới làm nên được. Như vậy, dù ở lĩnh vực nào vai trò và vị trí của người thầy vẫn còn quan trọng trong việc dìu dắt hướng dẫn người học trò đi đén kết quả tốt đẹp. Và kết quả ấy có rực rỡ vinh quang hay không là do bản thân nổ lực của người học trò. Bên cạnh đó, gia đình, bạn bè, sách vở và xã hội cũng là những yếu tố không kém quan trọng để góp phần vào việc “làm nên”ấy.

Biết ơn thầy, yêu kính thầy là nghĩa vụ thiêng liêng của những ai đã trải qua cuộc đời làm người họctrò. Đó là tình cảm không thể thiếu được ở mỗi người chúng ta. “Không thầy đố mày làm nên”mãi mãi là lời nhắc nhở, giáo dục sâu sắc về việc rèn luyện nhân cách đạo đức cho thế hệ trẻ hiện nay.

Bình luận (0)
NV
26 tháng 3 2017 lúc 9:55
Trong xã hội, người thầy mang một vai trò rất quan trọng trong việc tu dưỡng, rèn luyện, hình thành, phát triển, hoàn thiện nhân cách của lứa tuổi học sinh. Điều đó cũng được ông cha ta quan niệm, khẳng định từ hàng nghìn đời nay. Chính vì vậy trong kho tàng tục ngữ, ca dao dân ca Việt Nam có câu: “Không thầy đố mày làm nên” để bộc lộ rõ nét điều đó.​ Câu tục ngữ trên mang hình thức thách đố nhưng bản chất lại là câu khẳng định, nó còn mang cấu trúc kiểu phủ định, thuộc loại câu hỏi tu từ. Hai từ: “thầy” – “mày”, từ “mày” không có ý nghĩa hạ thấp giá trị học sinh mà để đi liền với chữ “thầy” cho vần và dễ nhớ. Câu tục ngữ này nêu lên vai trò quan trọng của người thầy đối với nền giáo dục và học sinh, đồng thời cũng nhắc nhở chúng ta phải biết ơn, kính trọng thầy cô giáo. Không chỉ vậy, câu tục ngữ này còn mang giá trị truyền thống tôn sư trọng đạo của dân tộc Việt Nam từ rất lâu đời.​ Thầy không chỉ là người dạy dỗ chúng ta về kiến thức mà còn là người dạy ta đạo đức, phẩm chất, giá trị mỗi con người. Học chữ, học làm việc, tất cả mọi cái học đều phải có thầy. Có thể nói thầy như thế hệ đi trước, trải qua biết bao kinh nghiệm trong cuộc sống, nay truyền thụ lại kiến thức cho học sinh, mở đường chỉ lối, giúp ta có con đường đúng đắn nhất để đi. Công lao đó không gì sánh nổi. Những ngày đầu tiên bước vào lớp, thầy đã dìu dắt, dạy dỗ, chỉ bảo. Thầy dạy học đếm, học viết, học đánh vần. Lên lớp cao, thầy dạy cho chúng ta những điều sâu sắc. Suốt quá trình học tập thì thầy là người luôn sát cánh bên ta, trợ giúp, nâng đỡ , chắp cánh cho ta bay vào tương lai. Không một người học sinh nào có thể thành đạt vào đời mà không có sự kèm cặp của thầy. Tất nhiên là nếu thầy dạy cho chúng ta mà chúng ta không biết tiếp nhận, không biết vận dụng thì công sức của thầy cũng chỉ là không. Chính vì vậy chúng ta cần phải biết rằng tâm huyết của thầy dành cho chúng ta là hết mình nên chúng ta cũng phải nỗ lực, cố gắng, chịu khó để không phụ lòng những công ơn đó. Công lao của thầy đối với sự nghiệp sau này của học sinh là vô cùng lớn, nó chính là mầm mống của sự thành đạt. Khi một người thầy hết lòng vì học sinh thì đó chính là niềm đam mê yêu nghề của thầy và cũng là tư tưởng lớn trong nền giáo dục.​ Chúng ta có được ngày hôm nay cũng chính là do sự dìu dắt của thầy. Thầy đã truyền thụ kiến thức, rèn giũa những phẩm chất cao quý tốt đẹp trong mỗi con người chúng ta để chúng ta trở thành những viên kim cương sắc bén, đã được gọt giũa, luôn toả sáng trong đường đời, và cũng chính điều đó nhắc nhở chúng ta hãy biết kính trọng người thầy ở mọi lúc mọi nơi, hình ảnh của người thầy phải đi vào sự tôn kính trong mỗi chúng ta. Hãy biết vận dụng vốn kiến thức của thầy đã truyền thụ kết hợp với khả năng vốn có của bản thân để tạo nên một sự thành đạt rực rỡ trong cuộc đời của mình. Đó chính là những gì thầy mong muốn, gửi gắm niềm tin ở ta. Và nó cũng thể hiện lòng tôn kính một cách sắc nét nhất đối với thầy. Câu tục ngữ này mang giá trị trường tồn cùng thời gian và trong bất kì hoàn cảnh nào thì nghĩa của nó cũng luôn được chấp nhận, khẳng định. Không chỉ vậy, câu tục ngữ còn mang hình thức giản dị, âm điệu vui nhộn, nhưng ẩn chứa trong đó là biết bao nỗi niềm, tâm sự của ông cha ta.​

Nói tóm lại câu tục ngữ này muốn nói với chúng ta một điều sâu sắc nhất. Đó chính là hãy hiểu được vai trò giá trị của người thầy, hãy biết suy nghĩ một cách toàn diện nhất để có những thái độ bộc lộ sự kính trọng đối với thầy, không chỉ là lời nói, mà còn bằng hành động. Hãy thể hiện rằng, chúng ta là những con người văn minh, biết đạo lí làm người và xứng đáng là người con đất Việt.​

Bình luận (0)
NV
26 tháng 3 2017 lúc 9:55

Dân tộc Việt Nam có truyền thống hiếu học. Vai trò của người thầy luôn được đề cao. Tục ngữ có câu “Không thầy đố thầy làm nên” nói lên vai trò quan trọng dạy dỗ của người thầy.

Thầy là người truyền đạt kiến thức cho ta. Người thầy có tầm quan trọng rất lớn, là yếu tố tác động trực tiếp đến quá trình học tập và rèn luyện của người học sinh.

Nhân dân ta đề cao vai trò cảu người thầy cũng là đề cao việc học tập. Bất cứ điều gì cũng phải học để có kiến thức, có kinh nghiệm. Học trong nhà trường và thực tiễn cuộc sống.

Câu tục ‘không thầy đố mày làm nên” là hoàn toàn đúng.

Trong xã hội phong kiến, vai trò của người thầy được đặt ở vị trí cao. Theo thứ bậc trong xã hội phong kiến “quân, sư, phụ” mà người quân tử luôn phải ghi nhớ. Vị trí của người thầy còn cao hơn cả người cha.

Thầy là người truyền đạt kiến thức Nho giáo, lễ giáo phong kiến. Người học trò ngoài học lễ nghĩa ra còn mong muốn đạt công danh “vượt vũ môn” . Do đó, người học phụ thuộc hoàn toàn vào người thầy.

Từ xưa nhân dân ta có truyền thống “tôn sư trọng đạo”. Người thầy là tấm gương đạo đức trong sáng cho ta noi theo. Nhiều người thầy là tấm gương đạo đức như Chu Văn An, Nguyễn Đình Chiểu,... Sở dĩ có truyền thống quý báu đó cũng là vì nhận thức sâu sắc tầm quan trọng, vai trò của người thầy.

Bất kì kiến thức nào, kinh nghiệm nào cũng là kết quả của trí tuệ đúc rút qua nhiều năm, nhiều thế hệ. Vì vậy, việc học tập là quan trọng và cần thiết. Không có thầy dạy thì không nắm được tri thức của nhân loại.

Trong tuổi ấu thơ của chúng ta, thầy là người cầm tay nắn nót từng nét chữ đầu đời.

Thầy Chu Văn an dạy nhiều học trò thành tài, đỗ đạt thành quan giúp nước. Khi thầy được mời vào triều, hai người học trò lễ phép đứng hầu, các quan khác chức danh thấp hơn thấy vậy không dám ngồi. Từ đó cho chúng ta thấy, thầy giúp cho người học trò thành tài và lễ phép. Người học trò tôn trọng, ghi nhớ công ơn dạy bảo.

Kiến thức ngày nay vô cùng vô tận. Thầy là người đi trước, đúc kết kinh nghiệm có được mà truyền dạy cho chúng ta. Nếu ta không được thầy dạy thì gặp khó khăn vất vả và có khi thất bại.

“Thầy” không nên chỉ hiểu theo nghĩa hẹp, bó gọn trong phạm vi nhà trường, Trong cuộc sống, những người tài giỏ giàu kinh nghiệm chỉ bảo, dẫn dắt chúng ta đến là người “thầy”. Vì thế nhân dân ta có câu “nhất tự vi sư, bán tự vi sư”.

Học thầy không có nghĩa là “thầy bảo sao làm vậy”, mà phải biết kết hợp với sự nỗ lực cảu bản thân mới đạt được kết quả tốt đẹp. Ngoài việc học trong nhà trường, chúng ta cần tìm hiểu thêm những thông tin có liên quan đến sự giảng dạy cảu thầy. Cah843ng hạn như, tìm hiểu thông tin trên sách báo, mạng Internet…

Bên cạnh việc học thầy phải học bạn “học thầy không tày học bạn” và học cả những người xung quanh, học tập một cách toàn diện. Ngoài tác động của người thầy, còn có những yếu tố gia đình, bạn bè, xã hội cũng không kém phần quan trọng, vì thế không nên tuyệt đối hóa vai trò cảu người thầy.

Câu tục ngữ “không thầy đố mày làm nên” không ai cũng có thể hiểu hết. Nhất là thế hệ trẻ ngày nay, có một bộ phận không lo học tập chỉ biết ăn chơi đua đòi. Họ xem sự giảng dạy của thầy cô là trách nhiệm và thơ trước sự dạy bảo đó.

Thầy cô và học sinh có khoảng cách. Học sinh rụt rè khi bày tỏ quan điểm trước thầy cô. Học sinh cần có sự tranh luận trong quá trình học tập với thầy cô để có sự tác động hai chiều, không phải là một chiều thụ động. Thầy cô sẽ tận tình giải thích từ đó người học sẽ nhanh chóng tiếp thu kiến thức.

Học trò còn thiếu sự tôn trọng trong cách xưng hô với thầy cô. Họ đặc biệt dành cho người dạy dỗ mình. Trong đó có biệt danh tốt, thầy cô chấp nhận vì cảm thấy có sự gần gũi. Hai người xem nhau như bạn và thoải mái bày tỏ với nhau. Nhưng cũng có những biệt danh xấu dùng để trêu chọc về thầy cô khi trò chuyện, điều đó là một việc làm xấu cần loại bỏ.

Chỉ có một lời chê trách khi lười học bị điểm kém mà có hiện tượng trò đánh thầy hay tạt axit người dạy bảo mình mà phương tiện báo chí nêu gần đây. Những hành động đó thật đáng phê phán, chúng ta cần hiểu lời chê trách đó chỉ muốn động viên trong học tập vì thầy cô có quan tâm đến ta.

Câu tục ngữ sẽ mãi mãi có giá trị không phải hiện nay mà cả thế hệ mai sau. Đây là truyền thống tố đẹp của dân tộc ta.

Bình luận (0)
NV
26 tháng 3 2017 lúc 9:55

Biết ơn, quý ơn là phẩm chất đạo đức của tình bạn và tình thầy trò. Thầy là người cho ta nhiều kiến thức. Bạn là người giúp ta phát triển những kiến thức đã học. Những điều này đã được cha ông ta truyền lại qua hai câu tục ngữ :

“Không thầy đố mày làm nên”.

“Học thầy không tày học bạn”.

Tại sao “không thầy đố mày làm nên” ?. Tại sao phải “học thầy không tày học bạn” ?.

Cả hai câu tục ngữ : “Không thầy đố mày làm nên” và “học thầy không tày học bạn” không mâu thuẫn với nhau vì cả hai câu đều có vai trò của người thầy với người học. Trong việc rèn luyện & học tập, người thầy đóng vai trò chủ đạo, tổ chức hướng dẫn và truyền thụ kiến thức bổ ích cho người học. Câu tục ngữ : “không thầy đố mày làm nên” nhằm đề cao vai trò, vị trí và tác dụng quyết định của người thầy, đề cao người thầy là đề cao tinh thần học tập : phải học mới có kiến thức. “Thầy” không có nghĩa là người dạy ở trường mà còn là người giỏi hơn, có thể truyền đạt kinh nghiệm của người đi trước. Không có thầy, không được chỉ bảo, dạy dỗ, không được học hành đến nơi đến chốn, người ta không thể làm tốt bất cứ công việc gì. Những hiểu biết tri thức, khoa học mà mỗi người lĩnh hội được nếu không phải một phần do sự chỉ bảo, hướng dẫn, truyền đạt của người thầy. Rõ ràng nếu không có thầy dạy, không có kinh nghiệm của người đi trước thì không có kiến thức, dễ sai lầm, thất bại.

Ngược lại, câu tục ngữ : “học thầy không tày học bạn” có vẻ như coi nhẹ vai trò, tác dụng của người thầy và đề cao việc học tập ở bạn bè. Cho rằng việc học ở bạn có kết quả cao hơn học ở thầy. Nhưng ta cũng cần phải nhớ rằng kiến thức của bạn có được cũng từ thầy mà ra. Tuy nhiên, học ở bạn có những thuận lợi mà học ở thầy, cô không có : bạn bè cùng lứa, dễ gần gũi, trao đổi, học tập lẫn nhau. Học ở bạn, bản thân mình sẽ thấy được chỗ tốt, chỗ kém của mình mà từ đó cố gắng vươn lên và tiến bộ.

Bên cạnh vai trò của thầy và bạn, sự nỗ lực của bản thân cũng là điều quyết định trong việc học tập và nâng cao kiến thức.

Câu tục ngữ : “không thầy đố mày làm nên” quá đề cao vai trò của người thầy trong việc trưởng thành, lập nghiệp của người học. Mặc dù trong công tác đào tạo con người, người thầy giữ vai trò trung tâm, quyết định nhưng cho rằng “không thầy đố mày làm nên” là điều không thỏa đáng. Chúng ta ai cũng nhìn nhận sự trưởng thành, có sự nghiệp của mỗi con người một phần nhờ công ơn dạy bảo của nhà trường, của thầy cô nhưng một phần cũng phải do bản thân người học phát huy nỗ lực cả nhân, tự bản thân vận động để tiếp thu những cái mới, sáng tạo những cái hay. Trong cuộc sống, môi trường hàng ngày ngoài tác dụng của thầy, người học còn chịu ảnh hưởng của hoàn cảnh xung quanh, của yếu tố khách quan như gia đình, cha mẹ, xã hội… Do đó, tuyệt đối hóa việc học ở thầy, không coi trọng việc học tập ở nơi khác, người khác thì sẽ hạn chế kết quả của công việc.

Tuy nhiên, khẳng định : “Học thầy không tày học bạn” cũng có nhiều chỗ chưa đúng vì câu tục ngữ này đã hạ thấp vai trò và tác dụng của người thầy, đề cao quá mức vai trò của bạn bè trong học tập. Học hỏi, tìm hiểu nơi bạn bè là một trong những yếu tố góp phần vào sự thành đạt của mỗi cá nhân nhưng trong gia đình, người thầy đóng vai trò quyết định, bạn bè đóng vai trò hỗ trợ. Nếu nói rằng bạn bè có trò giúp đỡ, hỗ trợ, bảo ban để cùng nhau học tập tốt hơn thì chúng ta dễ chấp nhận nhưng nói “không tày” thì khó nghe vì ông cha ta đã từng nói :

“Muốn sang thì bắc cầu kiều
Muốn con hay chữ phải yêu lấy thầy”.

Muốn học tốt, bên cạnh việc học ở thầy, ở bạn còn phải có sự nỗ lực, học tập của bản thân. Chúng ta phải khẳng định việc học ở thầy là chủ yếu và còn phải kết hợp với sự nỗ lực của cá nhân người học. Chúng ta không chấp nhận cách học thụ động, nhồi nhét, máy móc.

Ngoài ra, muốn giúp đỡ nhau trong học tập sao cho có kết quả, bạn bè cùng chung chí hướng, chung mục đích học tập, phấn đấu rèn luyện theo nội dung mà người thầy hướng dẫn. Một phần do thầy dạy dỗ bảo ban còn phải mở rộng sự học hỏi, học ở bạn, học trong thực tế.
Chính Hồ Chủ tịch cũng đã khẳng định “phải học ở trường, học ở sách vở, học lẫn nhau, học ở nhân dân, không học nhân dân là thiếu sót lớn”.

Như vậy, trong hoạt động ở nhà trường hiện nay, hai câu tục ngữ không hề mâu thuẫn nhau, đều có ý nhấn mạnh đối tượng đối với người biết vận dụng thì hai câu tục ngữ có ý nghĩa tích cực, bổ sung cho nhau, chỉ cho chúng ta hai nơi học tốt nhất : học ở thầy và học ở bạn.

Hai câu tục ngữ “học thầy không tày học bạn”, “không thầy đố mày làm nên” tách rời nhau, có khía cạnh đúng và hạn chế, nhìn bề ngoài như mâu thuẫn với nhau nhưng phối hợp nội dung hai câu tục ngữ sẽ có lời khuyên học hỏi tốt nhất : chúng ta phải coi trọng việc học ở thầy, đồng thời phải biết học ở bạn.

Bản thân mỗi người học sinh phải biết kính trọng, biết ơn thầy cô giáo, những người đã giúp đỡ, truyền thụ cho chúng ta, dạy dỗ những điều hay lẽ phải cho chúng ta. Và chúng ta cũng vẫn phải khiêm tốn học hỏi nơi bạn bè, đoàn kết chân thành giúp đỡ nhau để cùng nhau tiến bộ.

Bình luận (0)
NV
26 tháng 3 2017 lúc 9:55

Thực tế lịch sử đã cho thấy trong bốn ngàn năm sống còn trên dải đất bên bờ biển Đông đầy sóng gió này,dân tộc Việt Nam chúng ta đã từng gánh chịu biết bao là thiên tai,dịch họa vô cùng ác liệt.Phép lạ nào đã giúp tổ tiên chúng ta vượt qua được mọi khó khăn,điêu đứng ấy để đứng vững cùng bè bạn năm châu ? Phải chăng là ở sức mạnh của tinh thần đoàn kết,tương trợ lẫn nhau ? Phải chăng là nhờ nhân dân ta đã thực hiện đúng như câu tục ngữ mà từ bao đời nay cha ông ta đã truyền đời : “Lá lành đùm lá rách” ?
Nội dung chứa đựng trong câu ấy có thể xem như một bài học về đạo lí làm người,đồng thời phản ánh mối quan hệ tình cảm đậm đà trong xã hội ta ngày trước.
Đọc câu tục ngữ ấy lên,chúng ta hình dung được ngay một hiện tượng rất bình thường trong sinh hoạt hàng ngày của nhân dân ta.Đó là dùng lá cây-lá chuối chẳng hạn-để gói hàng.Nếu lá bị rách,người ta sẽ lấy một tấm lá khác lành lặn bọc lại bên ngoài cho thêm chắc chắn.
Đó là nghĩa đen,nghĩa thực của câu tục ngữ.Thế nhưng về mặt nghĩa bóng thì sao ? Hình ảnh “lá lành”,”lá rách” ở đây tượng trưng cho con người trong những hoàn cảnh riêng khác nhau.”Lá lành” chỉ con người lúc yên ổn,thuận lợi,cuộc sống xuôi chèo mát mái.Trái lại “lá rách” chỉ con người lúc khó khăn,sa cơ lỡ vận.Bằng lối nói tượng trưng,dùng hình ảnh cụ thể và giản dị ấy,câu tục ngữ ngụ ý khuyên chúng ta nên biết chia sẻ,giúp đỡ,thông cảm,xót thương những người bị rơi vào cảnh ngộ cùng quấn,gieo neo.
Với nội dung vừa nói,câu tục ngữ trên đã biểu hiện mối quan hệ tình cảm tốt đẹp,đậm đà của nhân dân ta từ xưa trong xã hội.Thật vậy,đoàn kết tương thân tương ái vốn là truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta.Ngoài câu tục ngữ trên,người xưa còn truyền đời các câu :
“Chị ngã em nâng”.
“Nhiễu điều phủ lấy giá gương
Người trong một nước phải thương nhau cùng”.
“Bầu ơi ! thương lấy bí cùng
Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn”…
Các câu trên đều khuyên nhủ ta hễ là đồng bào thì nên đoàn kết,hợp tác,chặt chẽ với nhau trong tinh thần tương thân tương ái,không nên thờ ơ,ngoảnh mặt,quay lưng trước nỗi bất hạnh của người khác mà trái lại phải luôn luôn quan tâm giúp đỡ,đùm bọc,chở che người khó khăn,thất thế.Những người giàu có nên thương yêu giúp đỡ cho những người nghèo khổ nhất là trong những khi họ gặp hoạn nạn tai ương như lụt lội,cháy nhà,bệnh tật…Những người có địa vị cao,trách nhiệm lớn nên tạo điều kiện,giúp đỡ quần chúng được sống một đời no ấm hạnh phúc.Đúng như tinh thần của người xưa đã từng khuyên dạy :
“Thấy ai đói rách thì thương
Rét thường cho mặc,đói thường cho ăn”.
Trong đời sống xã hội,hoàn cảnh con người dễ thay đổi bất thường khi thành công,khi thất bại.Có cái tính thương người như thể thương thân ấy,thì cuộc sống xã hội mới tránh được mầm mống chia rẽ,xung đột,xây dựng được tình đoàn kết,tương thân,tương ái.Điều đó đủ cho thấy lòng nhân ái hay tình cảm nhân đạo chính là một phẩm chất tốt đẹp mà mỗi cá nhân cần phải có để lấy đó làm nền tảng xây dựng nên một xã hội bình đẳng,thân ái.Cũng phải thấy rằng thờ ơ trước nỗi đau bất hạnh của kẻ khác là một thói xấu,một thái độ ích kỉ,vô lương tâm.
Trong đời sống còn nhiều khó khăn của buổi đầu xây dựng chủ nghĩa xã hội hiện nay,hơn lúc nào hết,lòng nhân ái,tình cảm thương yêu,đùm bọc lẫn nhau ấy phải được nâng lên thành ý thức tự giác ở mỗi con người chúng ta.
Câu tục ngữ được truyền tiếp bao đời nay đủ khẳng định truyền thống cao quý trong đạo lí làm người của dân tộc ta.Chính nhờ sự đoàn kết keo sơn,tinh thần tương thân tương ái đậm đà nên trải qua bao đời Bắc thuộc,Pháp thuộc,và Mĩ thuộc,nhân dân ta vẫn bảo vệ được nền độc lập,bảo vệ được sự sống còn vững mạnh cho đến ngày nay.
Tuy nhiên chúng ta cần phải nhận định,đánh giá đúng tinh thần của câu tục ngữ này.Lá lành đùm lá rách nghĩa là người khỏe mạnh,bình yên phải giúp đỡ người yếu đuối,khó khăn là một bổn phận cần thiết nhưng phải không được xuất phát từ động cơ cá nhân thấp hèn và cũng không phải là hành động ban ơn trịch thượng kiểu bố thí mà nhất thiết phải bắt nguồn từ lòng nhân ái hay tình cảm nhân đạo mà chúng ta vừa phân tích ở trên.Cả người được giúp đỡ cũng vậy,không nên ỷ lại,hoàn toàn sống nhờ vào tình thương xót của người khác để trở nên thụ động,biếng lười.Họ phải vươn lên xứng đáng để làm nên mối quan hệ bình đẳng thân ái với người khác.
Tóm lại,tình yêu thương đùm bọc nhau là một truyền thống đẹp đẽ về đạo lí làm người đã được dân tộc ta giữ vững và phát triển qua nhiều thế hệ,trải qua các giai đoạn lịch sử của đất nước,nhất là trong khó khăn,hoạn nạn,dịch họa,thiên tai.
Ngày nay,truyền thống ấy cần được kế thừa và phát huy mạnh mẽ hơn nữa.Mỗi người chúng ta phải có ý thức đoàn kết tương ái,tương thân,tương trợ nhau trong sinh hoạt,học tập và sẵn sàng tích cực tham gia các công tác cứu trợ xã hội.Tuy nhiên,hơn ai hết,thanh niên chúng ta cần chống tư tưởng ỷ lại,đề cao tinh thần tự lực cánh sinh.
NHỚ THANKS MÌNH NHA!

Bình luận (0)
NV
26 tháng 3 2017 lúc 9:55

Dân tộc Việt Nam có truyền thống hiếu học. Vai trò của người thầy luôn được đề cao. Tục ngữ có câu “Không thầy đố thầy làm nên” nói lên vai trò quan trọng dạy dỗ của người thầy.
Thầy là người truyền đạt kiến thức cho ta. Người thầy có tầm quan trọng rất lớn, là yếu tố tác động trực tiếp đến quá trình học tập và rèn luyện của người học sinh.

Nhân dân ta đề cao vai trò cảu người thầy cũng là đề cao việc học tập. Bất cứ điều gì cũng phải học để có kiến thức, có kinh nghiệm. Học trong nhà trường và thực tiễn cuộc sống.

Câu tục ‘không thầy đố mày làm nên” là hoàn toàn đúng.

Trong xã hội phong kiến, vai trò của người thầy được đặt ở vị trí cao. Theo thứ bậc trong xã hội phong kiến “quân, sư, phụ” mà người quân tử luôn phải ghi nhớ. Vị trí của người thầy còn cao hơn cả người cha.

Thầy là người truyền đạt kiến thức Nho giáo, lễ giáo phong kiến. Người học trò ngoài học lễ nghĩa ra còn mong muốn đạt công danh “vượt vũ môn” . Do đó, người học phụ thuộc hoàn toàn vào người thầy.

Từ xưa nhân dân ta có truyền thống “tôn sư trọng đạo”. Người thầy là tấm gương đạo đức trong sáng cho ta noi theo. Nhiều người thầy là tấm gương đạo đức như Chu Văn An, Nguyễn Đình Chiểu,... Sở dĩ có truyền thống quý báu đó cũng là vì nhận thức sâu sắc tầm quan trọng, vai trò của người thầy.

Bất kì kiến thức nào, kinh nghiệm nào cũng là kết quả của trí tuệ đúc rút qua nhiều năm, nhiều thế hệ. Vì vậy, việc học tập là quan trọng và cần thiết. Không có thầy dạy thì không nắm được tri thức của nhân loại.

Trong tuổi ấu thơ của chúng ta, thầy là người cầm tay nắn nót từng nét chữ đầu đời.

Thầy Chu Văn an dạy nhiều học trò thành tài, đỗ đạt thành quan giúp nước. Khi thầy được mời vào triều, hai người học trò lễ phép đứng hầu, các quan khác chức danh thấp hơn thấy vậy không dám ngồi. Từ đó cho chúng ta thấy, thầy giúp cho người học trò thành tài và lễ phép. Người học trò tôn trọng, ghi nhớ công ơn dạy bảo.

Kiến thức ngày nay vô cùng vô tận. Thầy là người đi trước, đúc kết kinh nghiệm có được mà truyền dạy cho chúng ta. Nếu ta không được thầy dạy thì gặp khó khăn vất vả và có khi thất bại.

“Thầy” không nên chỉ hiểu theo nghĩa hẹp, bó gọn trong phạm vi nhà trường, Trong cuộc sống, những người tài giỏ giàu kinh nghiệm chỉ bảo, dẫn dắt chúng ta đến là người “thầy”. Vì thế nhân dân ta có câu “nhất tự vi sư, bán tự vi sư”.

Học thầy không có nghĩa là “thầy bảo sao làm vậy”, mà phải biết kết hợp với sự nỗ lực cảu bản thân mới đạt được kết quả tốt đẹp. Ngoài việc học trong nhà trường, chúng ta cần tìm hiểu thêm những thông tin có liên quan đến sự giảng dạy cảu thầy. Cah843ng hạn như, tìm hiểu thông tin trên sách báo, mạng Internet…

Bên cạnh việc học thầy phải học bạn “học thầy không tày học bạn” và học cả những người xung quanh, học tập một cách toàn diện. Ngoài tác động của người thầy, còn có những yếu tố gia đình, bạn bè, xã hội cũng không kém phần quan trọng, vì thế không nên tuyệt đối hóa vai trò cảu người thầy.

Câu tục ngữ “không thầy đố mày làm nên” không ai cũng có thể hiểu hết. Nhất là thế hệ trẻ ngày nay, có một bộ phận không lo học tập chỉ biết ăn chơi đua đòi. Họ xem sự giảng dạy của thầy cô là trách nhiệm và thơ trước sự dạy bảo đó.

Thầy cô và học sinh có khoảng cách. Học sinh rụt rè khi bày tỏ quan điểm trước thầy cô. Học sinh cần có sự tranh luận trong quá trình học tập với thầy cô để có sự tác động hai chiều, không phải là một chiều thụ động. Thầy cô sẽ tận tình giải thích từ đó người học sẽ nhanh chóng tiếp thu kiến thức.

Học trò còn thiếu sự tôn trọng trong cách xưng hô với thầy cô. Họ đặc biệt dành cho người dạy dỗ mình. Trong đó có biệt danh tốt, thầy cô chấp nhận vì cảm thấy có sự gần gũi. Hai người xem nhau như bạn và thoải mái bày tỏ với nhau. Nhưng cũng có những biệt danh xấu dùng để trêu chọc về thầy cô khi trò chuyện, điều đó là một việc làm xấu cần loại bỏ.

Chỉ có một lời chê trách khi lười học bị điểm kém mà có hiện tượng trò đánh thầy hay tạt axit người dạy bảo mình mà phương tiện báo chí nêu gần đây. Những hành động đó thật đáng phê phán, chúng ta cần hiểu lời chê trách đó chỉ muốn động viên trong học tập vì thầy cô có quan tâm đến ta.

Câu tục ngữ sẽ mãi mãi có giá trị không phải hiện nay mà cả thế hệ mai sau. Đây là truyền thống tố đẹp của dân tộc ta.

Bình luận (0)
NV
26 tháng 3 2017 lúc 9:56

hực tế lịch sử đã cho thấy trong bốn ngàn năm sống còn trên dải đất bên bờ
biển Đông đầy sóng gió này,dân tộc Việt Nam chúng ta đã từng gánh chịu biết bao là
thiên tai,dịch họa vô cùng ác liệt.Phép lạ nào đã giúp tổ tiên chúng ta vượt qua được
mọi khó khăn,điêu đứng ấy để đứng vững cùng bè bạn năm châu ? Phải chăng là ở sức
mạnh của tinh thần đoàn kết,tương trợ lẫn nhau ? Phải chăng là nhờ nhân dân ta đã
thực hiện đúng như câu tục ngữ mà từ bao đời nay cha ông ta đã truyền đời : “Lá lành
đùm lá rách” ?
Nội dung chứa đựng trong câu ấy có thể xem như một bài học về đạo lí làm
người,đồng thời phản ánh mối quan hệ tình cảm đậm đà trong xã hội ta ngày trước.
Đọc câu tục ngữ ấy lên,chúng ta hình dung được ngay một hiện tượng rất bình
thường trong sinh hoạt hàng ngày của nhân dân ta.Đó là dùng lá cây-lá chuối chẳng
hạn-để gói hàng.Nếu lá bị rách,người ta sẽ lấy một tấm lá khác lành lặn bọc lại bên
ngoài cho thêm chắc chắn.
Đó là nghĩa đen,nghĩa thực của câu tục ngữ.Thế nhưng về mặt nghĩa bóng thì
sao ? Hình ảnh “lá lành”,”lá rách” ở đây tượng trưng cho con người trong những hoàn
cảnh riêng khác nhau.”Lá lành” chỉ con người lúc yên ổn,thuận lợi,cuộc sống xuôi
chèo mát mái.Trái lại “lá rách” chỉ con người lúc khó khăn,sa cơ lỡ vận.Bằng lối nói
tượng trưng,dùng hình ảnh cụ thể và giản dị ấy,câu tục ngữ ngụ ý khuyên chúng ta
nên biết chia sẻ,giúp đỡ,thông cảm,xót thương những người bị rơi vào cảnh ngộ cùng
quấn,gieo neo.
Với nội dung vừa nói,câu tục ngữ trên đã biểu hiện mối quan hệ tình cảm tốt
đẹp,đậm đà của nhân dân ta từ xưa trong xã hội.Thật vậy,đoàn kết tương thân tương ái
vốn là truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta.Ngoài câu tục ngữ trên,người xưa còn
truyền đời các câu :
“Chị ngã em nâng”.
“Nhiễu điều phủ lấy giá gương
Người trong một nước phải thương nhau cùng”.
“Bầu ơi ! thương lấy bí cùng
Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn”…
Các câu trên đều khuyên nhủ ta hễ là đồng bào thì nên đoàn kết,hợp tác,chặt
chẽ với nhau trong tinh thần tương thân tương ái,không nên thờ ơ,ngoảnh mặt,quay
lưng trước nỗi bất hạnh của người khác mà trái lại phải luôn luôn quan tâm giúp
đỡ,đùm bọc,chở che người khó khăn,thất thế.Những người giàu có nên thương yêu
giúp đỡ cho những người nghèo khổ nhất là trong những khi họ gặp hoạn nạn tai ương
như lụt lội,cháy nhà,bệnh tật…Những người có địa vị cao,trách nhiệm lớn nên tạo
điều kiện,giúp đỡ quần chúng được sống một đời no ấm hạnh phúc.Đúng như tinh
thần của người xưa đã từng khuyên dạy :
“Thấy ai đói rách thì thương
Rét thường cho mặc,đói thường cho ăn”.
Trong đời sống xã hội,hoàn cảnh con người dễ thay đổi bất thường khi thành
công,khi thất bại.Có cái tính thương người như thể thương thân ấy,thì cuộc sống xã
hội mới tránh được mầm mống chia rẽ,xung đột,xây dựng được tình đoàn kết,tương
thân,tương ái.Điều đó đủ cho thấy lòng nhân ái hay tình cảm nhân đạo chính là một
phẩm chất tốt đẹp mà mỗi cá nhân cần phải có để lấy đó làm nền tảng xây dựng nên
một xã hội bình đẳng,thân ái.Cũng phải thấy rằng thờ ơ trước nỗi đau bất hạnh của kẻ
khác là một thói xấu,một thái độ ích kỉ,vô lương tâm.
Trong đời sống còn nhiều khó khăn của buổi đầu xây dựng chủ nghĩa xã hội
hiện nay,hơn lúc nào hết,lòng nhân ái,tình cảm thương yêu,đùm bọc lẫn nhau ấy phải
được nâng lên thành ý thức tự giác ở mỗi con người chúng ta.
Câu tục ngữ được truyền tiếp bao đời nay đủ khẳng định truyền thống cao quý
trong đạo lí làm người của dân tộc ta.Chính nhờ sự đoàn kết keo sơn,tinh thần tương
thân tương ái đậm đà nên trải qua bao đời Bắc thuộc,Pháp thuộc,và Mĩ thuộc,nhân dân
ta vẫn bảo vệ được nền độc lập,bảo vệ được sự sống còn vững mạnh cho đến ngày
nay.
Tuy nhiên chúng ta cần phải nhận định,đánh giá đúng tinh thần của câu tục ngữ
này.Lá lành đùm lá rách nghĩa là người khỏe mạnh,bình yên phải giúp đỡ người yếu
đuối,khó khăn là một bổn phận cần thiết nhưng phải không được xuất phát từ động cơ
cá nhân thấp hèn và cũng không phải là hành động ban ơn trịch thượng kiểu bố thí mà
nhất thiết phải bắt nguồn từ lòng nhân ái hay tình cảm nhân đạo mà chúng ta vừa phân
tích ở trên.Cả người được giúp đỡ cũng vậy,không nên ỷ lại,hoàn toàn sống nhờ vào
tình thương xót của người khác để trở nên thụ động,biếng lười.Họ phải vươn lên xứng
đáng để làm nên mối quan hệ bình đẳng thân ái với người khác.
Tóm lại,tình yêu thương đùm bọc nhau là một truyền thống đẹp đẽ về đạo lí
làm người đã được dân tộc ta giữ vững và phát triển qua nhiều thế hệ,trải qua các giai
đoạn lịch sử của đất nước,nhất là trong khó khăn,hoạn nạn,dịch họa,thiên tai.
Ngày nay,truyền thống ấy cần được kế thừa và phát huy mạnh mẽ hơn nữa.Mỗi
người chúng ta phải có ý thức đoàn kết tương ái,tương thân,tương trợ nhau trong sinh
hoạt,học tập và sẵn sàng tích cực tham gia các công tác cứu trợ xã hội.Tuy nhiên,hơn
ai hết,thanh niên chúng ta cần chống tư tưởng ỷ lại,đề cao tinh thần tự lực cánh sinh.

Bình luận (0)
NV
26 tháng 3 2017 lúc 9:56

Dân tộc Việt Nam có truyền thống hiếu học. Vai trò của người thầy luôn được đề cao. Tục ngữ có câu “Không thầy đố thầy làm nên” nói lên vai trò quan trọng dạy dỗ của người thầy.

Thầy là người truyền đạt kiến thức cho ta. Người thầy có tầm quan trọng rất lớn, là yếu tố tác động trực tiếp đến quá trình học tập và rèn luyện của người học sinh.

Nhân dân ta đề cao vai trò cảu người thầy cũng là đề cao việc học tập. Bất cứ điều gì cũng phải học để có kiến thức, có kinh nghiệm. Học trong nhà trường và thực tiễn cuộc sống.

Câu tục ‘không thầy đố mày làm nên” là hoàn toàn đúng.

Trong xã hội phong kiến, vai trò của người thầy được đặt ở vị trí cao. Theo thứ bậc trong xã hội phong kiến “quân, sư, phụ” mà người quân tử luôn phải ghi nhớ. Vị trí của người thầy còn cao hơn cả người cha.

Thầy là người truyền đạt kiến thức Nho giáo, lễ giáo phong kiến. Người học trò ngoài học lễ nghĩa ra còn mong muốn đạt công danh “vượt vũ môn” . Do đó, người học phụ thuộc hoàn toàn vào người thầy.

Từ xưa nhân dân ta có truyền thống “tôn sư trọng đạo”. Người thầy là tấm gương đạo đức trong sáng cho ta noi theo. Nhiều người thầy là tấm gương đạo đức như Chu Văn An, Nguyễn Đình Chiểu,... Sở dĩ có truyền thống quý báu đó cũng là vì nhận thức sâu sắc tầm quan trọng, vai trò của người thầy.

Bất kì kiến thức nào, kinh nghiệm nào cũng là kết quả của trí tuệ đúc rút qua nhiều năm, nhiều thế hệ. Vì vậy, việc học tập là quan trọng và cần thiết. Không có thầy dạy thì không nắm được tri thức của nhân loại.

Trong tuổi ấu thơ của chúng ta, thầy là người cầm tay nắn nót từng nét chữ đầu đời.

Thầy Chu Văn an dạy nhiều học trò thành tài, đỗ đạt thành quan giúp nước. Khi thầy được mời vào triều, hai người học trò lễ phép đứng hầu, các quan khác chức danh thấp hơn thấy vậy không dám ngồi. Từ đó cho chúng ta thấy, thầy giúp cho người học trò thành tài và lễ phép. Người học trò tôn trọng, ghi nhớ công ơn dạy bảo.

Kiến thức ngày nay vô cùng vô tận. Thầy là người đi trước, đúc kết kinh nghiệm có được mà truyền dạy cho chúng ta. Nếu ta không được thầy dạy thì gặp khó khăn vất vả và có khi thất bại.

“Thầy” không nên chỉ hiểu theo nghĩa hẹp, bó gọn trong phạm vi nhà trường, Trong cuộc sống, những người tài giỏ giàu kinh nghiệm chỉ bảo, dẫn dắt chúng ta đến là người “thầy”. Vì thế nhân dân ta có câu “nhất tự vi sư, bán tự vi sư”.

Học thầy không có nghĩa là “thầy bảo sao làm vậy”, mà phải biết kết hợp với sự nỗ lực cảu bản thân mới đạt được kết quả tốt đẹp. Ngoài việc học trong nhà trường, chúng ta cần tìm hiểu thêm những thông tin có liên quan đến sự giảng dạy cảu thầy. Cah843ng hạn như, tìm hiểu thông tin trên sách báo, mạng Internet…

Bên cạnh việc học thầy phải học bạn “học thầy không tày học bạn” và học cả những người xung quanh, học tập một cách toàn diện. Ngoài tác động của người thầy, còn có những yếu tố gia đình, bạn bè, xã hội cũng không kém phần quan trọng, vì thế không nên tuyệt đối hóa vai trò cảu người thầy.

Câu tục ngữ “không thầy đố mày làm nên” không ai cũng có thể hiểu hết. Nhất là thế hệ trẻ ngày nay, có một bộ phận không lo học tập chỉ biết ăn chơi đua đòi. Họ xem sự giảng dạy của thầy cô là trách nhiệm và thơ trước sự dạy bảo đó.

Thầy cô và học sinh có khoảng cách. Học sinh rụt rè khi bày tỏ quan điểm trước thầy cô. Học sinh cần có sự tranh luận trong quá trình học tập với thầy cô để có sự tác động hai chiều, không phải là một chiều thụ động. Thầy cô sẽ tận tình giải thích từ đó người học sẽ nhanh chóng tiếp thu kiến thức.

Học trò còn thiếu sự tôn trọng trong cách xưng hô với thầy cô. Họ đặc biệt dành cho người dạy dỗ mình. Trong đó có biệt danh tốt, thầy cô chấp nhận vì cảm thấy có sự gần gũi. Hai người xem nhau như bạn và thoải mái bày tỏ với nhau. Nhưng cũng có những biệt danh xấu dùng để trêu chọc về thầy cô khi trò chuyện, điều đó là một việc làm xấu cần loại bỏ.

Chỉ có một lời chê trách khi lười học bị điểm kém mà có hiện tượng trò đánh thầy hay tạt axit người dạy bảo mình mà phương tiện báo chí nêu gần đây. Những hành động đó thật đáng phê phán, chúng ta cần hiểu lời chê trách đó chỉ muốn động viên trong học tập vì thầy cô có quan tâm đến ta.

Câu tục ngữ sẽ mãi mãi có giá trị không phải hiện nay mà cả thế hệ mai sau. Đây là truyền thống tố đẹp của dân tộc ta.

Bình luận (0)
TP
26 tháng 3 2017 lúc 9:57

I- MỞ BÀI:

– Truyền thống “Tôn sư trọng đạo” được nhân dân ta luôn đề cao. Người thầy đóng vai trò quan trọng tròng công tác giáo dục.

– Tục ngữ có câu “Không thầy đố mày làm nên”.

– Khẳng định vai trò to lớn của người thầy đối với sự nghiệp của người học trò, đồng thời cũng là lời nhắc nhở con cháu phải biết ơn, kính trọng thầy cô giáo.

II- THÂN BÀI:

a) Giải thích:

– Câu tục ngữ giản dị, nhưng cũng cần hiểu cho chính xác ý nghĩa của nó. “Làm nên” ở đây có nghĩa là có được công danh, sự nghiệp, thành đạt. Như vậy, nếu không có người thầy dạy dỗ thì người học trò không thể nào thành đạt được. Câu tục ngữ như một lời thách thức “đố mày" đồng thời cũng là lời răn dạy mang tính khẳng định vị trí, vai trò của người thầy đối với sự thành đạt của người học trò.

b) Tại sao người thầy có vai trò quan trọng như thế trong sự nghiệp của người trò?

– Thầy là người hướng dẫn, cung cấp kiến thức, mở mang trí óc cho ta, dạy cho ta những điều hay, điều phải. Lúc còn bé thơ, thầy dạy ta từng chữ cái, từng con số… Rồi dần dần lớn lên, thầy dạy ta những điều hiểu biết cao hơn, rộng hơn… để ta có được kiến thức như hôm nay. Thầy đã bỏ nhiều công sức, tâm huyết để rèn luyện, giáo dục ta nên người có tri thức, có đạo đức. Công ơn ấy có thể sánh ngang bằng với công ơn cha mẹ.

– Không có một người học trò nào thành đạt, có công danh sự nghiệp với đời mà không do người thầy dạy dỗ cả. Điều này khẳng định vai trò vô cùng to lớn của người thầy: “Không thầy đố mày làm nên”.

– Ngày nay, người thầy đóng vai trò chủ đạo, trò là người chủ động. Do vậy, thầy là người cung cấp kiến thức, hướng dẫn thực hành còn tiếp thu kiến thức để áp dụng thực hành tốt hay không là do ở người học trò. Đây chính là tự thân vận động, là yếu tố quan trọng quyết định sự thành đạt của người học trò. “Thầy dạy tốt, trò học tốt” thì sự làm nên mới có giá trị cao, công danh sự nghiệp mới rạng rỡ. Vì vậy, những kiến thức, những hiểu biết mà ta có được chính là do công lao của người thầy bồi dưỡng vun đắp, nên ta phải biết ơn thầy, kính trọng thầy. Đây cũng là đạo lí làm người, là hành vi của người có nhân cách, đạo đức.

III-KẾT BÀI:

– Biết ơn thầy, yêu kính thầy là nghĩa vụ, bổn phận thiêng liêng của những ai đã trải qua cuộc đời làm người học trò. Đó là tình cảm không thể thiếu được ở mỗi chúng ta.

– Đây là lời giáo dục sâu sắc về việc rèn luyện nhân cách, đạo đức cho thế hệ trẻ.



Bình luận (0)
HW
26 tháng 11 2021 lúc 15:13

chó nhà mầy

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa

Các câu hỏi tương tự
NH
Xem chi tiết
BD
Xem chi tiết
ND
Xem chi tiết
MH
Xem chi tiết
NA
Xem chi tiết
JB
Xem chi tiết
TK
Xem chi tiết
ST
Xem chi tiết
TC
Xem chi tiết