Bài viết số 6 - Văn lớp 7

H24

Em hãy viết đoạn văn phát biểu cảm ngĩ về hình ảnh con cò trong các bài ca dao đã học

HL
11 tháng 1 2017 lúc 19:47

Không biết tự bao giờ con cò đã đi vào ca dao dân ca của dân tộc ta giản dị và mộc mạc đằm thắm. Con có là con vật gắn bó thân thiết nhất với người nông dân. Nó còn là biểu tượng cho người nông dân suốt ngay lam lũ vì miếng cơm mang áo. Bài ca dao ” Con cò mà đi ăn đêm” người xưa đã mượn tiếng kêu thương của con cò khi lâm nạn để nói về người dân lao động với phẩm chất đáng quý ” Chết vinh còn hơn sống nhục”.

Con cò mà đi ăn đêm

Đậu phải cành mềm lộn cổ xuống ao.

Ông ơi! ông vớt tôi nao,

Tôi có lòng nào ông hãy xáo măng.

Có xáo thì xáo nước trong,

Đừng xáo nước đục đau lòng cò con.

Đọc bài ca dao ta có thể cảm nhận được đây là một bài ca dao ngụ ngôn. Lý tưởng cuộc sống được ngụ ý trong con cò đi kiếm ăn và gặp nạn.

Con cò mà đi ăn đêm

Đậu phải cành mềm lộn cổ xuống ao.

Con cò chỉ đi kiếm ăn ban ngày nhưng trong bài ca dao này lại ngược lại. Con cò phải đi kiếm ăn vào ban đêm. Chứng tỏ một điều rằng người nông dân vì nghèo khổ, vì miếng cơm manh áo mà phải đi kiếm ăn ban đêm nữa. Đọc đến đây người đọc đã thương cảm cho số phận của con cò. Chữ “mà” trong câu ca dao làm nổi bật cấu trúc tương phản, gợi nhiều xót xa cho một đời cò. Trong đem tối phải mài mò kiếm ăn nghịch cảnh bị lộn cổ xuống áo là đúng. Vì đêm tối có ai nhìn thấy rõ đâu là chỗ đậu an toàn được.

Cò mẹ cần cù, chịu khó kiếm ăn những tưởng sẽ được ấm no, hạnh phúc. Bầy cò con sẽ hạnh phúc và vui mừng biết nhường nào khi mẹ tha về được nhiều mồi hơn. Cuộc đời cò vất vả lận đạn chịu nhiều đắng cay không lời nào kể xiết được. Con cò đã lộn cổ xuống ao, cò có cánh, cò bay giỏi, có rơi xuống nước cò vẫn bay lên được. Thế nhưng cái chết đã đến kề bên, tất cả như quay lưng đi đang trách móc cò. Tiếng cò kêu thương trong đem khuya nghe thật sâu thẳm và sầu não.

Ông ơi ! ông vớt tôi nao

Tôi có lòng nào ông hãy xáo măng.

Có xáo thì xáo nước trong,

Đừng xáo nước đục đau lòng cò con.

Từ ''ông'' được nhắc lại đến ba lần, hai từ ''tôi'' được điệp lại như một nốt nhấn bi thảm cho bài ca dao. Cò mong được ông cứu vớt, được đoái thương. Ông mà cò gọi có thể là tác giả là người duy nhất được chứng kiến cái cảnh đáng thương ấy. Cò là tượng trưng cho người nông dân lao động nghèo khổ bị á bức bóc lột nặng nề trong xã hội phong kiến. Ông gặp cò đi kiếm ăn ban đêm, ông đi đâu trong đêm khuya vắng vậy? Ông ở đây cũng có nghĩa là nông dân đã chứng kiến đông loại mình bị gặp nạn.

Ông ơi! ông vớt tôi nao

Lời khuẩn cầu của cò hoàn toàn không phải sự sống mà vì tấm lòng trong sạch của mình.

Tôi có lòng nào ông hãy xáo măng

Rõ rằng trong lời phân trần của mình cò không sự chết mà cò muốn đem cái chết để chứng minh cho cho tấm lòng trong sạch khi đi vào đường cụt ngõ hẻm. Khi phải đi kiếm ăn vào ban đêm người ta sẽ nghĩ ngay đến những người có hành động bất chính vì ban ngày sợ bị phát hiện ra mới đi hành động vào ban đêm. Cò đi kiếm ăn về ban đêm không phải vì sợ mà vì sự nghèo khổ ban ngày đã cần cù vất vả nhưng vẫn không đủ sống nên tranh thủ kiếm thêm vào ban đêm những mong cuộc sống mình được ấm no hạnh phúc hơn. Cò đi ăn đêm nhưng cò không phải là kẻ bất lương cò hiền lành lương thiện.

Con cò trong bài ca dao này là hình ảnh ẩn dụ, về biểu tượng về người nông dân một nắng hai sương. Đó là những người nông dân chịu thương chịu khó. Bất hạnh của cò lộn cổ xuống ao cũng là sự bất hạnh của nhân dân lao động trong xã hội suy tàn.

Trải qua hàng ngàn năm, người nông dân Việt Nam đã đổ mồ hôi công sức vất vả làm ăn. Làm ra hạt gạo cụ khoai nuôi sống bản thân nhưng thực ra thân phận của họ chẳng khác nào thân phận con cò trong bài ca dao này. Ước muốn sau cùng của con cò là:

Có xáo thì xáo nước trong

Đừng xáo nước đục đau lòng cò con.

Cò muốn chất nơi nước trong. Nếu được lựa chọn cò xin chết ở nơi nước trong chứ không chết ở nơi nước đục. Lời van xin của cò mang nhiều trắc ẩn, người lao động Việt Nam sống trong cuộc đời lam lũ, đôi khi họ trở thành con cò mà đi ăn đêm, nhưng dẫu xa vào bùn nhơ nhuốc họ vẫn muốn vượt lên để sống một cuộc sống thanh cao.

Đã có biết bao câu tục ngữ nêu lên cách ứng xử giản dị mà thanh cao: ” Đói cho sạch, rách cho thơm”, “Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn”.

Qua thân phận con cò tác giả đã lên lên một triết lý nhân sinh tuyệt đẹp ca ngợi tâm hồn trong sạch nhân hậu thà chết trong còn hơn sống đục.

Trải qua hàng nghìn năm đấu tranh dựng nước và giữ nước, người dân cày Việt Nam bằng lòng dũng cảm của mình đã giữ vững nền độc lập tự do và những phẩm chất đáng quý : cần cù, chịu thương chịu khó, hiền lành, chất phác…Đọc bài ca dao trên chúng ta càng cảm phục yêu mến họ.

Bình luận (2)

Các câu hỏi tương tự
HC
Xem chi tiết
DT
Xem chi tiết
CC
Xem chi tiết
BS
Xem chi tiết
TT
Xem chi tiết
HG
Xem chi tiết
NH
Xem chi tiết
NM
Xem chi tiết
DA
Xem chi tiết