Phương pháp thuyết minh

MT

Em hãy thuyết minh  về 1 loài hoa ngày tết

H24
22 tháng 3 2022 lúc 18:39

refer

Trong dịp Tết Nguyên Đán cổ truyền của dân tộc ta, nếu hoa đào là đặc trưng của mùa xuân phương Bắc thì hoa mai lại là đặc trưng của mùa xuân phương Nam. Trong khu vườn hay trước sân mỗi nhà, thường không thể thiếu bóng dáng của cây mai.

Cây hoa mai có nguồn gốc là một loại cây dại mọc trong rừng. Cây cao trên hai mét, thân gỗ, chia thành nhiều nhánh, lá nhỏ cỡ hai ngón tay, màu xanh lục. Tán mai tròn xoè rộng. Cây hoa mai có nhiều loại, phổ biến nhất là mai vàng, sau đó là mai tứ quý, rồi đến mai trắng và mai chiếu thủy.

 

Cây mai vàng dễ sống, ưa đất gò pha cát hoặc đất bãi ven sông. Có thể trồng đại trà thành vườn ruộng hàng vài mẫu mà cũng có thể trồng vài cây trong vườn, hoặc trong chậu sứ. Đất trồng mai có độ ẩm vừa phải và không úng nước. Phân bón cho mai thường là phân bò khô trộn với tro bếp, khô dầu và một ít u-rê, ka-li....

Vào khoảng rằm tháng Chạp (tức 15 tháng 12 Âm lịch) thì người trồng phải tuốt lá cho cây mai. Sau đó giảm tưới nước và bón thúc cho cây nảy nụ. Chỉ sau một tuần là từ các cành, nụ trổ ra chi chít, kết thành từng chùm có cuống rất dài. Bên cạnh mỗi chùm là một túm lá non màu tím nhạt. Trước tết vài ngày, hoa mai lác đác nở. Sáng mùng một Tết, cả cây mai bừng lên một sắc vàng tươi, trông đẹp vô cùng! Mai tứ quý nở quanh năm.

Cánh hoa vàng thẫm nở giữa năm đài hoa tựa như năm cánh sen nhỏ xíu màu đỏ sậm. Khi cánh hoa đã rụng hết, nhụy hoa khô đi thì giữa mỗi bông xuất hiện mấy hạt nhỏ xinh xinh như những hạt cườm, lúc non màu xanh, lúc già chuyển thành màu tím đen lóng lánh. Đứng ngắm vườn mai, ta thầm cảm phục sự mầu nhiệm và hào phóng của tạo hóa.

Mai vàng rực rỡ góp sắc, góp hương với muôn hoa ngày Tết, lại có mai tứ quý cần mẫn, thịnh vượng quanh năm. Mai trắng còn có tên gọi là Bạch Mai. Lúc hoa mới nở có màu hồng phớt, sau chuyển sang trắng, mùi thơm nhẹ nhàng, phảng phất. Mai trắng hơi hiếm bởi khó trồng và được coi là loài hoa quý.

Mai chiếu thủy cây thấp, lá nhỏ lăn tăn, hoa li ti mọc thành chùm màu trắng và thơm ngát, thường được trồng vào chậu hoặc trồng vào hòn non bộ làm cảnh trước sân nhà. Xuân về trên đất phương Nam với màu nắng vàng rực rỡ hòa quyện với không khí tưng bừng náo nức của ngày Tết cổ truyền dân tộc. Nhà ai cũng muốn có một cây mai, hoặc một bình hoa mai tươi nở đúng sáng mồng một đầu năm để lấy may.

 

Trong ba ngày tết, hoa mai chưa khoe sắc vàng rực rỡ thì gia chủ khó mà cảm thấy niềm vui trọn vẹn. Cây mai được xếp vào hàng "tứ quý" trong bộ tranh "tứ bình" đại diện cho bốn mùa trong năm: Mai, lan, cúc, trúc và hoa mai là biểu tượng của mùa xuân. Về mặt ý nghĩa, cây hoa mai tượng trưng cho phẩm giá thanh cao, tốt đẹp của con người.

Trong những năm gần đây, nhân dân miền bắc đón xuân bằng cả sắc hồng thắm của hoa đào và sắc vàng rực rỡ của hoa mai. Hoa mai, hoa đào hiện diện bên nhau, tô điểm thêm cho mùa xuân tràn đầy sức sống của non nước Việt Nam yêu dấu.

thuyết minh về hoa mai

Bình luận (1)
KS
22 tháng 3 2022 lúc 18:39

tham khảo 

Mùa xuân là mùa của cây trái đâm chồi nảy lộc, muôn hoa đua nhau khoe sắc thắm. Mỗi mùa đều gắn liền với những loài hoa khác nhau. Nhắc đến mùa xuân, nhắc đến ngày tết miền Nam thì không thể không nhắc đến hoa mai. Hoa mai đã trở thành loài hoa đặc trưng của mùa xuân phương nam, là loài hoa gọi mùa xuân về.

Không rõ loài hoa mai xuất hiện từ khi nào, nó đã có từ rất lâu đời từ một loại mai rừng ở đồi núi với dáng vẻ giản dị độc đáo. Người xưa đã đem về trồng để bây giờ nó có thể mang đậm sắc màu Tết của miền Nam nước ta. Dần dần mai đã trở nên quen thuộc đối với người dân Việt Nam.

Hoa mai có rất nhiều loại. Dựa vào màu sắc gồm: Hoàng mai (mai vàng), Bạch mai (mai trắng), Thanh mai (mai xanh), Hồng mai (mai hồng, mai đỏ). Còn dựa vào đặc điểm thì mai gồm có: mai Chiếu Thủy, mai Tứ Quý,... Nhưng mai vàng vẫn là loại phổ biến nhất, đẹp nhất.

Cây mai cũng có những đặc sắc riêng nhất là về hình dạng. Thân mai nhỏ, cành gầy, mỏng manh tạo nên vẻ duyên dáng của người con gái trong tà áo dài trang nhã và đài các. Lá mai màu xanh, nhỏ như lá chanh. Nụ mai thì nhỏ, có màu xanh, thuôn dài mọc thành chùm từ bảy đến mười cái.

Khi nở, hoa mai có năm cánh khoác trên mình một bộ đồ màu vàng rực rỡ mà ai cũng thích. Cánh mai mịn màng, mỏng manh làm cho người ta cảm thấy ấm áp lạ thường. Có thể nói cả cây mai đều có màu vàng chỉ riêng lá màu xanh và phấn hoa thì có màu nâu đỏ. Đặc biệt có những cành mai ghép, hoa nở ra thường có sáu đến mười hai cánh. Mai vàng không có mùi thơm.

Mai thuộc loại dễ trồng và cũng dễ chăm sóc. Người ta thường trồng mai bằng cách chọn những hạt mai nhìn mẩy, phơi khô rồi đem gieo vào đất ẩm, có thể gieo trong chậu hoặc ngoài vườn. Nó ưa đất ẩm và ánh sáng nhưng không chịu được úng. Vì vậy cần trồng cây mai nơi cao ráo và phải thường xuyên tưới nước cho cây. Nếu trồng trong chậu thì cần chú ý bón phân và thay đất hàng năm.

Nếu chăm sóc tốt thì khoảng 5 – 7 năm mai có thể cho hoa. Để có một chậu hoa đẹp thường chú ý cắt nhánh, uống cành, tạo thế để có được những chậu mai có hình dạng độc đáo, mang ý nghĩa sâu sắc, đậm chất triết lí Á Đông. Để mai ra hoa đúng vào ba ngày Tết, người trồng mai thường phải chú ý trút lá và canh thời tiết. Năm nào thời tiết nắng ấm thì trút lá trước Tết khoảng hai mươi lăm ngày. Năm nào rét đậm thì phải trút lá sớm hơn.

Quả thật là vậy, hoa mai lúc nào cũng hiện diện trong nhà của mỗi người cũng giống như mâm ngũ quả không thể thiếu trong ngày Tết. Ý nghĩa của hoa mai là luôn mang lại may mắn cho mọi nhà. Không những thế, mai còn biểu thị cho đức tính trung thực, cho sự lịch lãm, thanh khiết của con người.

Người xưa nói quả không sai, chỉ khi gặp hoạn nạn, khó khăn thì mới biết đâu là bạn thật, đâu là bạn giả. Hoa mai cũng vậy, dù nắng mưa bão bùng, thì mai vẫn ngời ngời một sức sống dai dẳng. Điều đó cũng cho thấy được cây mai cũng rất kiên cường, rất chịu khó dù trong hoàn cảnh nào. Bên cạnh đó hoa mai còn là nguồn khai thác vô tận là một đề tài đặc sắc cho các nhà văn, nhà thơ Việt Nam.

Hoa mai đã đi vào lòng người dân Việt Nam bằng nét đẹp giản dị, thanh tao và dịu dàng. Cũng vì ý nghĩa của nó nên hoa mai trong ngày Tết đã trở thành một truyền thống đặc sắc của miền Nam nước ta để nó luôn mang lại sự an lành, hạnh phúc và niềm may mắn cho mọi nhà.

Hoa mai là sứ giả của mùa xuân phương Nam. Không ai có thể phủ nhận vẻ đẹp của mai cũng như quên được màu sắc hoàng gia của nó. Hoa mai là niềm tự hào của người dân Việt.

Bình luận (0)
H24
22 tháng 3 2022 lúc 18:39

Tham khảo:

Mùa xuân đến mang trong mình sự náo nức, vui tươi của ngày Tết. Ngày Tết lại mang trong mình sức sống của mọi vật, của hoa cỏ, cây cối. Hoa thì hoa nào cũng đẹp, cũng thơm, nhưng không ai lại không khẳng định rằng hoa đẹp nhất, thơm nhất, có sức sống mạnh mẽ nhất vào những ngày Tết.

Hoa ngày Tết từ bao đời nay đã trở thành một món ăn tinh thần không thể thiếu của người Hà Nội - người Việt Nam.

Hà Nội vào mùa xuân náo nức lòng người. Tiết xuân se lạnh, những hạt mưa xuân nhẹ nhàng tô thắm cho hoa, làm chồi non lộc biếc nở rộ trong các vườn hoa Nhật Tân, Quảng Bá, Nghi Tàm... Hoa theo các cô hàng hoa tràn vào năm sáu phố phường của thủ đô.

Ngày Tết không thể thiếu hoa đào - một loài hoa đặc trưng cho Hà Nội, biểu tượng cho mùa xuân và sức sống bất diệt của Bắc Việt:

Một đóa đào hoa khéo tốt tươi

Tường xuân mơn mởn thấy xuân cười.

Một đóa hoa đào mang lại bao nhiêu cảm xúc, niềm vui cho mỗi người. Sau mùa đông giá lạnh, hoa đào lại nở rộ như sưởi ấm lòng người, như báo hiệu cho một sự khởi đầu một năm mới đã đến. Hoa đào có nhiều loại nhưng được biết đến nhiều nhất là đào bích, đào phai, đào mộng tự, đào bạch. Thường hoa đào cũng là một trong các thú chơi của người Hà Nội, người chơi đào thường thích đào Sa Pa vì cái vẻ sù sì rêu mốc của cành, loáng thoáng nụ và hoa, được ẩn trong lá một sức sống mãnh liệt, thắng mọi thử thách.

Kể đến hoa đào, không thể không kể đến hoa mai. Khác với hoa đào là biểu trưng của miền Bắc, hoa mai lại là biểu trưng cho miền Nam, biểu trưng cho sự tinh khiết, thanh bạch của tấm lòng tri âm tri kỉ. Mai cũng có rất nhiều loại: chi mai, bạch mai, mai tứ quý, hồng mai, hoàng mai. Thú chơi mai thật cầu kì, công phu, vì để tôn được vẻ đẹp của mai thật không dễ. Nhưng từ bao đời nay, người chơi mai vẫn tiếp thụ được những nét tinh túy của văn hóa đất Việt - văn hóa phương Đông.

Khoảng từ mồng mười Tết trở đi chính là thời điểm hoa lên ngôi với đủ mọi chủng loại. Trong đó, ngoài đào và mai còn có hoa hồng và hoa cúc. Hoa hồng rất được mọi người yêu thích vì nó là tượng trưng cho một tình yêu vĩnh cửu.

Hoa cúc có rất nhiều loại và đậm đà hương sắc như: cúc đại đóa, bạch mi, bạch khổng tước, hồng tử kì, cúc gấm, cúc đồng tiền, cúc ngũ sắc... Trong các loại cây hoa, cúc được xếp hàng thứ tư trong tứ quý (tùng, trúc, mai, cúc). Cúc ưa nhìn là bởi sự giản dị, là bởi vẻ đẹp đằm thắm lưu luyến lòng người. Cúc được ví với tính cách của người quân tử vì vẻ chịu đựng phong trần, thử thách của sương sa, tuyết lạnh mà hoa vẫn tươi và bền bỉ cùng thời gian. Không rung động sao được trước tính cách của một loài hoa đáng để mọi người suy ngẫm. Chẳng thế, các cụ nhà ta thường chơi hoa cúc, uống trà cúc. Chơi cúc và thưởng thức cúc với sự ngưỡng mộ tri âm tri kỉ.

Theo thông lệ hàng năm, vào chiều ba mươi Tết, tôi lại cùng bố mẹ ra chợ Bưởi để mua hoa. Phiên chợ Bưởi những ngày giáp Tết thật đông vui nhộn nhịp. Hoa và người như hòa quyện, xen vào nhau trên con đường tấp nập, nét mặt ai nấy đều hồ hởi, thư giãn. Chứng kiến sự say mê và nâng niu hoa của mọi người, lòng tôi lại dấy lên một suy nghĩ: cái đẹp luôn luôn tồn tại, không chỉ trong hoa, mà còn ở người chơi hoa. Đó chính là những đức tính, tâm hồn cao đẹp của con người Việt Nam ta.

Bình luận (0)
LS
22 tháng 3 2022 lúc 18:42

Tham khảo

Mùa xuân đến mang trong mình sự náo nức, vui tươi của ngày Tết. Ngày Tết lại mang trong mình sức sống của mọi vật, của hoa cỏ, cây cối. Hoa thì hoa nào cũng đẹp, cũng thơm, nhưng không ai lại không khẳng định rằng hoa đẹp nhất, thơm nhất, có sức sống mạnh mẽ nhất vào những ngày Tết.

Hoa ngày Tết từ bao đời nay đã trở thành một món ăn tinh thần không thể thiếu của người Hà Nội - người Việt Nam.

Hà Nội vào mùa xuân náo nức lòng người. Tiết xuân se lạnh, những hạt mưa xuân nhẹ nhàng tô thắm cho hoa, làm chồi non lộc biếc nở rộ trong các vườn hoa Nhật Tân, Quảng Bá, Nghi Tàm... Hoa theo các cô hàng hoa tràn vào năm sáu phố phường của thủ đô.

Ngày Tết không thể thiếu hoa đào - một loài hoa đặc trưng cho Hà Nội, biểu tượng cho mùa xuân và sức sống bất diệt của Bắc Việt:

Một đóa đào hoa khéo tốt tươi

Tường xuân mơn mởn thấy xuân cười.

Một đóa hoa đào mang lại bao nhiêu cảm xúc, niềm vui cho mỗi người. Sau mùa đông giá lạnh, hoa đào lại nở rộ như sưởi ấm lòng người, như báo hiệu cho một sự khởi đầu một năm mới đã đến. Hoa đào có nhiều loại nhưng được biết đến nhiều nhất là đào bích, đào phai, đào mộng tự, đào bạch. Thường hoa đào cũng là một trong các thú chơi của người Hà Nội, người chơi đào thường thích đào Sa Pa vì cái vẻ sù sì rêu mốc của cành, loáng thoáng nụ và hoa, được ẩn trong lá một sức sống mãnh liệt, thắng mọi thử thách.

Kể đến hoa đào, không thể không kể đến hoa mai. Khác với hoa đào là biểu trưng của miền Bắc, hoa mai lại là biểu trưng cho miền Nam, biểu trưng cho sự tinh khiết, thanh bạch của tấm lòng tri âm tri kỉ. Mai cũng có rất nhiều loại: chi mai, bạch mai, mai tứ quý, hồng mai, hoàng mai. Thú chơi mai thật cầu kì, công phu, vì để tôn được vẻ đẹp của mai thật không dễ. Nhưng từ bao đời nay, người chơi mai vẫn tiếp thụ được những nét tinh túy của văn hóa đất Việt - văn hóa phương Đông.

Khoảng từ mồng mười Tết trở đi chính là thời điểm hoa lên ngôi với đủ mọi chủng loại. Trong đó, ngoài đào và mai còn có hoa hồng và hoa cúc. Hoa hồng rất được mọi người yêu thích vì nó là tượng trưng cho một tình yêu vĩnh cửu.

Hoa cúc có rất nhiều loại và đậm đà hương sắc như: cúc đại đóa, bạch mi, bạch khổng tước, hồng tử kì, cúc gấm, cúc đồng tiền, cúc ngũ sắc... Trong các loại cây hoa, cúc được xếp hàng thứ tư trong tứ quý (tùng, trúc, mai, cúc). Cúc ưa nhìn là bởi sự giản dị, là bởi vẻ đẹp đằm thắm lưu luyến lòng người. Cúc được ví với tính cách của người quân tử vì vẻ chịu đựng phong trần, thử thách của sương sa, tuyết lạnh mà hoa vẫn tươi và bền bỉ cùng thời gian. Không rung động sao được trước tính cách của một loài hoa đáng để mọi người suy ngẫm. Chẳng thế, các cụ nhà ta thường chơi hoa cúc, uống trà cúc. Chơi cúc và thưởng thức cúc với sự ngưỡng mộ tri âm tri kỉ.

Theo thông lệ hàng năm, vào chiều ba mươi Tết, tôi lại cùng bố mẹ ra chợ Bưởi để mua hoa. Phiên chợ Bưởi những ngày giáp Tết thật đông vui nhộn nhịp. Hoa và người như hòa quyện, xen vào nhau trên con đường tấp nập, nét mặt ai nấy đều hồ hởi, thư giãn. Chứng kiến sự say mê và nâng niu hoa của mọi người, lòng tôi lại dấy lên một suy nghĩ: cái đẹp luôn luôn tồn tại, không chỉ trong hoa, mà còn ở người chơi hoa. Đó chính là những đức tính, tâm hồn cao đẹp của con người Việt Nam ta.

Bình luận (0)

Các câu hỏi tương tự
MT
Xem chi tiết
MT
Xem chi tiết
MT
Xem chi tiết
NS
Xem chi tiết
DA
Xem chi tiết
DA
Xem chi tiết
CA
Xem chi tiết
NK
Xem chi tiết