Bài 6. Các nước Châu Phi

TP

Em biết gì về Nen-xơn Man-đê-la

KH
17 tháng 10 2018 lúc 20:32

Là Tổng thống Nam Phi từ năm 1994 đến 1999, và là tổng thống Nam Phi đầu tiên được bầu cử dân chủ theo phương thức phổ thông đầu phiếu. Trước khi trở thành tổng thống, Mandela là nhà hoạt động chống chủ nghĩa apartheid (chủ nghĩa phân biệt chủng tộc), và là người đứng đầu Umkhonto we Sizwe, phái vũ trang của Đảng Đại hội Dân tộc Phi(ANC). Vào năm 1962 ông bị bắt giữ và bị buộc tội phá hoại chính trị cùng các tội danh khác, và bị tuyên án tù chung thân. Mandela đã trải qua 27 năm trong lao tù, phần lớn thời gian là ở tại Đảo Robben. Sau khi được trả tự do vào ngày 11 tháng 2 năm 1990, Mandela đã lãnh đạo đảng của ông trong cuộc thương nghị để tiến tới một nền dân chủ đa sắc tộc vào năm 1994. Trong nhiệm kỳ tổng thống của mình từ năm 1994 đến 1999, Mandela thường ưu tiên cho vấn đề hòa giải dân tộc.

Mandela là một nhân vật gây tranh cãi trong suốt cuộc đời của ông. Mặc dù các nhà phê bình cánh hữu đã tố cáo ông là một kẻ khủng bố theo cộng sản và những người cánh tả cực đoan cho rằng ông quá nhiệt tình đàm phán và hòa giải với những người ủng hộ chế độ phân biệt chủng tộc, ông đã nhận được sự hoan nghênh tầm quốc tế vì những hoạt động của ông. Được coi là biểu tượng của dân chủ và công bằng xã hội, Mandela đã nhận hơn 250 giải thưởng trong hơn bốn thập niên, trong đó có Giải Nobel Hòa bình vào năm 1993. Tại Nam Phi, Mandela được đặc biệt kính trọng và được coi là Cha già dân tộc. Ông còn được gọi là Madiba, một tước hiệu danh dự của bộ lạc Xhosa của ông.

Bình luận (0)
TS
17 tháng 10 2018 lúc 20:32

Nen-xơn Man-đê-la sinh ngày 18 – 7 – 1919 trong một gia đình tù trưởng thuộc bộ lạc Tan-bu. Ngay từ khi học đại học, Nen-xơn Man-đê-la đã từ bỏ địa vị thừa kế chức tù trưởng ; chứng tỏ nhân cách của một vị lãnh đạo luôn đấu tranh quên mình vì sự nghiệp giải phóng người da đen và đã làm Chủ tịch Liên minh thanh niên Đại hội dân tộc Phi.
Năm 1942, ông tốt nghiệp đại học ngành luật. Năm 1952, ông mở văn phòng luật sư ở Giô-han-ne-xbơc nhằm bênh vực những người da đen Nam Phi đang bị người da trắng áp bức. Chính quyền Prê-tô-ri-a Nam Phi đã cấm ông tham gia hoạt động chính trị nhưng ông vẫn kiên trì theo đuổi lí tưởng đấu tranh, trở thành người lãnh đạo nổi tiếng của phong trào đấu tranh chống chủ nghĩa phân biệt chủng tộc.
Năm 1964, ông bị chính quyền Prê-tô-ri-a bắt giam và kết án tù chung thân về tội âm mưu lật đổ chính quyền. Sau 27 năm Nen-xơn Man-đê-la bị giam cầm, tháng 2 – 1990, ông được trả tự do. Sau khi ra tù, Nen-xơn Man-đê-la tiếp tục đấu tranh chống chủ nghĩa A-pác-thai. Trước áp lực đấu tranh của người da màu, Hiến pháp của Nam Phi đã chính thức xoá bỏ chế độ phân biệt chủng tộc tháng 11 – 1993.
Tháng 7 – 1991, Đại hội dân tộc Phi (ANC) đã họp, bầu Nen-xơn Man-đê-la làm Chủ tịch. Ngày 10 – 5 – 1994, thắng lợi trong cuộc tổng tuyển cử bầu tổng thống đầu tiên gồm cả người da đen và da trắng ở Nam Phi, Nen-xơn Man-đê-la nhậm chức Tổng thống nước Cộng hoà Nam Phi.

Bình luận (0)
TL
17 tháng 10 2018 lúc 20:35
Nen-xơn Man-đê-la sinh ngày 18 – 7 – 1919 trong một gia đình tù trưởng thuộc bộ lạc Tan-bu. Ngay từ khi học đại học, Nen-xơn Man-đê-la đã từ bỏ địa vị thừa kế chức tù trưởng ; chứng tỏ nhân cách của một vị lãnh đạo luôn đấu tranh quên mình vì sự nghiệp giải phóng người da đen và đã làm Chủ tịch Liên minh thanh niên Đại hội dân tộc Phi.
Năm 1942, ông tốt nghiệp đại học ngành luật. Năm 1952, ông mở văn phòng luật sư ở Giô-han-ne-xbơc nhằm bênh vực những người da đen Nam Phi đang bị người da trắng áp bức. Chính quyền Prê-tô-ri-a Nam Phi đã cấm ông tham gia hoạt động chính trị nhưng ông vẫn kiên trì theo đuổi lí tưởng đấu tranh, trở thành người lãnh đạo nổi tiếng của phong trào đấu tranh chống chủ nghĩa phân biệt chủng tộc.
Năm 1964, ông bị chính quyền Prê-tô-ri-a bắt giam và kết án tù chung thân về tội âm mưu lật đổ chính quyền. Sau 27 năm Nen-xơn Man-đê-la bị giam cầm, tháng 2 – 1990, ông được trả tự do. Sau khi ra tù, Nen-xơn Man-đê-la tiếp tục đấu tranh chống chủ nghĩa A-pác-thai. Trước áp lực đấu tranh của người da màu, Hiến pháp của Nam Phi đã chính thức xoá bỏ chế độ phân biệt chủng tộc tháng 11 – 1993.
Tháng 7 – 1991, Đại hội dân tộc Phi (ANC) đã họp, bầu Nen-xơn Man-đê-la làm Chủ tịch. Ngày 10 – 5 – 1994, thắng lợi trong cuộc tổng tuyển cử bầu tổng thống đầu tiên gồm cả người da đen và da trắng ở Nam Phi, Nen-xơn Man-đê-la nhậm chức Tổng thống nước Cộng hoà Nam Phi.
Bình luận (0)
HS
17 tháng 10 2018 lúc 22:36

Em biết gì về Nen-xơn Man-đê-la?

Trả lời:

Là Tổng thống Nam Phi từ năm 1994 đến 1999, và là tổng thống Nam Phi đầu tiên được bầu cử dân chủ theo phương thức phổ thông đầu phiếu. Trước khi trở thành tổng thống, Mandela là nhà hoạt động chống chủ nghĩa apartheid (chủ nghĩa phân biệt chủng tộc), và là người đứng đầu Umkhonto we Sizwe, phái vũ trang của Đảng Đại hội Dân tộc Phi(ANC). Vào năm 1962 ông bị bắt giữ và bị buộc tội phá hoại chính trị cùng các tội danh khác, và bị tuyên án tù chung thân. Mandela đã trải qua 27 năm trong lao tù, phần lớn thời gian là ở tại Đảo Robben. Sau khi được trả tự do vào ngày 11 tháng 2 năm 1990, Mandela đã lãnh đạo đảng của ông trong cuộc thương nghị để tiến tới một nền dân chủ đa sắc tộc vào năm 1994. Trong nhiệm kỳ tổng thống của mình từ năm 1994 đến 1999, Mandela thường ưu tiên cho vấn đề hòa giải dân tộc.

Mandela là một nhân vật gây tranh cãi trong suốt cuộc đời của ông. Mặc dù các nhà phê bình cánh hữu đã tố cáo ông là một kẻ khủng bố theo cộng sản và những người cánh tả cực đoan cho rằng ông quá nhiệt tình đàm phán và hòa giải với những người ủng hộ chế độ phân biệt chủng tộc, ông đã nhận được sự hoan nghênh tầm quốc tế vì những hoạt động của ông. Được coi là biểu tượng của dân chủ và công bằng xã hội, Mandela đã nhận hơn 250 giải thưởng trong hơn bốn thập niên, trong đó có Giải Nobel Hòa bình vào năm 1993. Tại Nam Phi, Mandela được đặc biệt kính trọng và được coi là Cha già dân tộc. Ông còn được gọi là Madiba, một tước hiệu danh dự của bộ lạc Xhosa của ông.

Bình luận (0)

Các câu hỏi tương tự
VN
Xem chi tiết
TM
Xem chi tiết
BC
Xem chi tiết
NH
Xem chi tiết
TA
Xem chi tiết
PH
Xem chi tiết
TS
Xem chi tiết
MT
Xem chi tiết
PD
Xem chi tiết