Hỗn hợp A gồm 3 khí NH3,N2,H2. Dẫn hỗn hợp A vào bình có nhiệt độc cao. Sau phản ứng phân hủy NH3 thu được hỗn hợp B có thể tích tăng 25% so với A. Dẫn B đi qua CuO nung nóng sau đó loại nước thì chỉ còn một chất khí có thể tích giảm 75% so với B. Tính phần trăm thể tích của khí NH3,N2,H2 trong A.
Trộn lẫn 4 lít N2 với 10 lít H2, sau phản ứng thu được 2 lít NH3. Tính hiệu suất phản ứng. (N=14;H=1) A. 40% B. 30% C. 25% D. 50%
3. cho 4 lit N2 tác dụng với 9 lit H2 trong điều kiện thích hợp sẽ tạo ra bao nhiêu lit NH3? ( Giả sử hiệu suất phản ứng đạt 25%)
Nạp 32 lít hỗn hợp khí gồm N2, H2 (có tỉ lệ thể tích lần lượt là 1 : 3) vào bình phản ứng để tổng hợp NH3. Nếu hiệu suất phản ứng là 55% thì thể tích NH3 tạo thành là bao nhiêu lít (các khí đo dùng điều kiện)
A. 3,2 lít
B. 2 lít
C. 8,8 lít
D. 1,5 lít
Trộn 8 lít H2 với 3 lít N2 rồi đun nóng với chất xúc tác bột sắt. Sau phản ứng thu được 9 lít hh khí. Tính hiệu suất phản ứng. Các thể tích đo ở cùng điều kiện nhiệt độ, áp suất.
Phải dùng bao nhiêu lít khí nitơ và bao nhiêu lít khí hidro để điều chế 17 gam NH3, biết rằng hiệu suất chuyển hóa thành amoniac là 25%. Các thể tích khí đo được ở đktc.
A. 44,8 lít N2 và 13,44 lít H2.
B. 22,4 lít N2 và 134,4 lít H2.
C. 22,4 lít N2 và 67,2 lít H2.
D. 44,8 lít N2 và 67,2 lít H2.
Một hỗn hợp khí gồm NH3, N2, H2. Để tách NH3 khỏi hỗn hợp , đầu tiên người ta cho hỗn hợp đó tác dụng hoàn toàn với 1 kg dung dịch H2SO4 60% ; sản phẩm thu được cho tác dụng hoàn toàn với dung dịch NaOH 1M. Biết rằng hiệu suất của mỗi phản ứng bằng 90%.
a/ Tính thể tích NH3 thu được ở đktc. b/ Tính thể tích dung dịch NaOH cần dùng.Khi tổng hợp NH3 từ N2 và H2 (điều kiện thích hợp) thấy rằng nồng độ khi cân bằng của N2 là 0,02M ,H2:2M ,NH3:0.6M.Hằng số cân bằng của phản ứng là :
A.3,25 B.2,25 C.2 D.1,25