Văn mẫu lớp 8

HG

Dựa vào các văn bản "Chiếu Thời Đô" và "Hịch Tướng Sĩ" , hãy nêu suy nghĩ của em về vai trò của người lãnh đạo anh minh như Lý Công Uẩn và Trần Quốc Tuấn với vận mệnh đất nước.

DT
16 tháng 3 2019 lúc 21:29

Đối với một quốc gia, nhắc đến những nhà lãnh đạo đất nước là nhắc đến những người đứng đầu bộ máy hành chính nhà nước hay tổ chức quân sự, văn hoá...

Đứng trên cương vị một nhà lãnh đạo, trước hết họ phải là những người có tầm nhìn xa trông rộng, nhận định đúng tình hình đất nước, từ đó xác định đúng nhiệm vụ của cả dân tộc.

Lí Công Uẩn và Trần Quốc Tuấn đều là những nhà lãnh đạo tài ba, uyên bác thông hiểu kim cổ đông tây. Vị vua đầu tiên của triều Lý đã nhắc đến gương chuyển đô của vua Bàn Canh nhà Thương, nhà Chu. Trần Quốc Tuấn lại nêu gương những anh hùng hào kiệt, biết xả thân vì chủ tướng vì đất nước: Do Vu, Dự Nhượng, Kỉ Tín,... Có thể nói, biết "ôn cố” để "tri tân" là một trong những tố chất không thể thiếu của một nhà lãnh đạo. Và từ việc "nhớ chuyện cũ", các nhà lãnh đạo tài ba đã thể hiện thiên năng "biết chuyện mới, chuyện đời nay” rất tài tình.

Nhà Đinh, Lê "không noi theo dấu cũ Thương Chu" giữ nguyên vị trí kinh đô tại Hoa Lư mà đất Hoa Lư chỉ là chốn núi rừng hiểm trở, khắc nghiệt. Điều đó khiến thời vận đất nước gặp nhiều trắc trở. Lịch sử cũng đã chứng minh điều đó, hai nhà Đinh Lê triều vận ngắn ngủi, nhân dân gặp nhiều khó khăn. Có thể nói, việc phê phán hai triều Đinh, Lê một phần lớn đã thể hiện tầm nhìn lãnh đạo của Lí Công Uẩn. Ông đã nhìn rõ một thực tế quan trọng: đất nước đang bước vào thời bình, Hoa Lư không còn phù hợp với vị thế kinh đô nữa!

Trần Quốc Tuấn cũng vậy. Từ thực tế của việc giặc Nguyên Mông xâm lược nước ta lần một và thái độ của chúng hiện nay, ông đã thấu rõ nguy cơ của một cuộc chiến chống xâm lược. Sang nước ta, quân Nguyên Mông “uốn lưỡi cú diều mà sỉ mắng triều đình, đem thân dê chó mà bắt nạt Tể phụ”, “đi lại nghênh ngang”, bắt dân ta cống nạp khoáng sản, vàng bạc.. Vậy rõ ràng, chúng chưa hề thấm thía bài học từ thất bại của cuộc xâm lược lần một và đang mưu mô cuộc chiến tranh ăn cướp lần hai.

Giặc như vậy còn lực lượng quân sĩ ta thì sao? Vị nguyên soái lỗi lạc thêm một lần đau xót khi chứng kiến thực cảnh binh sĩ dưới quyền lơ là mất cảnh giác trước nguy cơ mất nước. Họ “hoặc thích chọi gà, hoặc mê tiếng hát”, chơi cờ... Ông cay đắng chỉ ra một điều tất yếu là khi giặc đến những thú vui ấy chỉ trở thành tai họa “cựa gà trống không đâm thủng áo giáp của giặc”, “tiếng hát hay không thể làm cho giặc điếc tai", “mẹo đánh cờ không thể dùng làm mưu lược nhà binh”…

Từ việc nhìn nhận thấu suốt tình hình đất nước, các nhà lãnh đạo anh minh đều xác định rõ nhiệm vụ của quân và dân. Điều quan trọng là họ có những quyết định đúng đắn, những hành động táo bạo để đưa đất nước đển được bến bờ của sự bình yên và phát triển.

Lí Thái Tổ xác định nhiệm vụ hiện tại là cần dời đô khỏi Hoa Lư. Nhưng dời đô đến đâu? "Thành Đại La.. là nơi trung tâm trời đất,có thế rồng cuộn hổ ngồi lại tiện hướng nhìn sông dựa núi, dân cư không khổ vì ngập lụt, muôn vật phong phú tốt tươi. Xem khắp nước Việt ta chỉ có nơi đây là thánh địa”. Từ việc có ý thức sâu sắc ưu thế của thành Đại La đối với việc phát triển đất nước, Lí Thái Tổ đã có quyết định đúng đắn là thiên đô về mảnh đất văn hiến này.

Trần Quốc Tuấn trên cương vị Tổng chỉ huy cuộc kháng chiến chống quân Nguyên Mông đã khẳng định ý chí đánh giặc của toàn dân tộc đồng thời khuyên khích, động viên tinh thần chiến đấu của binh sĩ. Ông khuyên quân sĩ phải biết “kiềng canh nóng mà thổi rau nguội”, phải biết ra sức tập luyện để sẵn sàng chiến đấu. Không chỉ vậy, ông còn soạn thảo “Binh thư yếu lược” làm sách lược cho binh sĩ tập luyện, rèn quân.



Bình luận (0)
TT
16 tháng 3 2019 lúc 22:23

Chào bạn , mình là Trương Nguyên Đại Thắng ;)

-Bài làm-

Mình in đậm những ý chính để dễ nhớ nhé

Mong các bạn trên không sao chép lại bài mình . MÌNH tự LÀM nên nếu chép lại nhớ ghi nguồn

Mỗi cái nhân không thể tồn tại riêng lẻ mà phải dựa vào cá nhân khác nên vai trò của người lãnh đạo được đề cao. Trong lịch sử phát triển của đất nước,nhiều nhà lãnh đạo nổi tiếng như Trần Quốc Tuấn,Lí Công Uẩn,... Dù tác phẩm ra đời cách chúng ta bao nhiêu thế kỉ,nhưng những câu chữ của người xưa vẫn gợi cho chúng ta suy nghĩ tấm lòng,trách nhiệm của người đứng đầu đối với vận mệnh tổ quốc

Nhà lãnh đạo chính là người đứng đầu 1 tập thể,1 cơ quan,1 tổ chức ,1 cộng đồng,1 đất nước,.... Là người có trách nhiệm chỉ huy , đề ra những chủ trương,đường lối,chính sách đúng đắn cho cả 1 cộng đồng,tổ chức ,tập thể,...Người có trách nhiệm cao nhất đối với tập thể,đất nước,ảnh hưởng đến sự phát triển,tồn vong của đất nước,quốc gia...

Với Lí Công Uẩn, việc ban chiếu dời đô là thể hiện sự quan tâm của Lí Công Uẩn tới hạnh phúc lâu bền của muôn dân,khát vọng xây dựng đất nước ổn định,đời sống nhân dân yêu ổn,phát triển . Vì kinh đô là trung tâm của quốc gia,chuyện dời đô không phải là chuyện nhỏ, Lí Công Uẩn chỉ ít lâu sau khi khai sinh nhà Lý đã đưa ra một quyết định táo bạo ban chiếu dời đô từ Hoa Lư (Ninh Bình) về thành Đại La (Thăng Long), điều này có ý nghĩa đặc biệt,tạo ra một bước ngoặc không nhỏ với vận mệnh quốc gia.Ông là người sáng suốt,tầm nhìn , ý chí giữ vững nền độc lập cùng tấm lòng với non sông đất nước "mưu toan nghiệp lớn,tính kế muôn đời cho con cháu". Vì trong mấy mươi năm,kinh đô Hoa Lư với địa hình núi non hiểm trở đã giúp hai nhà Đinh,Tiền Lê củng cố chính quyền,chống Tống xâm lược,khi Lý Công Uẩn lên ngôi vận mệnh đất nước thay đổi , đất nước lớn mạnh và phát triển, điều cần thiết lúc này là xây dựng đời sống ấm no cho nhân dân,tạo nền tảng vững chắc để bảo vệ nền độc lập của dân tộc,trước yêu cầu của thời kì mới,nhà lãnh đạo cũng phải có những quyết sách phù hợp và kế hoạch dời đô là một quyết sách đúng đắn.Ông cũng là người có trí tuệ,hiểu biết do hiểu được tầm quan trọng của một kinh đô,có tầm nhìn sâu rộng,hiểu biết được những ưu thế thành Đại La. Vị trí thì "ở nơi trung tâm trời đất ,thế rồng cuộn hổ ngồi" , địa thế "rộng mà bằng,đất đai cao mà thoáng" , điều kiện phát triển kinh tế "Dân cư khỏi chịu cảnh khốn khổ ngập lụt,muôn vật cũng được phong phú tốt tươi". Một vị vua thấy được chừng ấy thuận lợi của một vùng đất hản là người thông hiểu phong thủy,lịch sử ,lịch sử , địa lý và có những suy tính lâu bền cho cả nước. Thực tế đã chứng minh với kinh đô Thăng Long,quốc gia Đại Việt đã bước vào một giai đoạn phát triển mới,vững vàng về kinh tế,ổn định về chính trị nhất của lịch sử phong kiến Việt Nam, nếu cứ giữ nguyên kinh đô ở đất Hoa Lư sẽ không có những bước tiến lớn lao ấy.

Với Trần Quốc Tuấn, ông đã khẳng định vai trò to lớn của nhà lãnh đạo trong hoàn cảnh đất nước phải đối mặt với hiểm họa chiến tranh chống ngoại xâm. Trong hoàn cảnh này,vị chủ tướng không những nhìn rõ thế trận mà còn biết tập hợp đông đảo lực lượng , động viên binh sĩ, vì vậy ông viết bài hịch để khơi dậy lòng yêu nước , quyết tâm học tập binh thư yếu lược,đánh giặc để bảo vệ nền độc lập cho nước nhà. Đầu tiên, ông kể ra tội ác tày trời của giặc , khơi gợi lòng căm thù giặc :"Ta thường tới bữa quên ăn,nửa đêm vỗ gối , ruột đau như cắt,nước mắt đầm đìa,chỉ căm tức chưa được xả thịt lột da,nuốt gan uống máu quân thù." Trần Quốc Tuấn vạch ra trước mắt binh sĩ hai con đường , hoặc là nhà tan của nát,đất nước suy vong,hoặc vinh hiển đời đời cùng chiến thắng dân tộc,ông không hề ép buộc mà vạch rõ 2 con đường để họ lựa chọn. Xuất phát từ lòng yêu nước thương dân,lo cho vật chất,tinh thần,danh dự của anh em binh sĩ , "không có mặc thì ta cho áo,không có ăn thì ta cho cơm", chỉ ra cái hại khi họ thờ ơ trước vận mệnh đất nước,vì lợi ích cá nhân. Trần Quốc Tuấn đã tập hợp được đông đảo sức mạnh toàn dân qua lời bài hịch có lí có tình rồi để làm nên tinh thần "sát thát" chiến thắng quân Nguyên Mông vang danh sử sách.Trần Quốc Tuần là hình ảnh tiêu biểu của một nhà lãnh đạo thời chiến, có vai trò quan trọng với toàn dân trước hiểm họa của dân tộ

Rõ ràng qua 2 bài hịch,ta thấy vai trò của người lãnh đạo rất quan trọng,ảnh hưởng đến sự suy vong hoặc hưng thịnh của đất nước. Người lãnh đạo phải là người có tài,có tầm nhìn xa trông rộng,có tấm lòng có thể cảm hóa những tấm lòng khác, biết thu phục lòng người,biết lo cho cuộc sống của muôn người,biết đặt lợi ích của quốc gia trên hết,yêu nước và thương dân.Những người mang lại hạnh phúc cho nhân dân,làm nên những trang sử sách hào hùng cho dân tộc.

KB : Tự làm

Bình luận (0)

Các câu hỏi tương tự
QN
Xem chi tiết
NH
Xem chi tiết
LB
Xem chi tiết
H24
Xem chi tiết
TM
Xem chi tiết
NL
Xem chi tiết
H24
Xem chi tiết
MS
Xem chi tiết
HD
Xem chi tiết