Hướng dẫn soạn bài Chữ người tử tù - Nguyễn Tuân

NT

Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi:

- Dạ bẩm, thế ra y văn võ đều có tài cả. Chà chà!

- , cũng gần như vậy. Sao thầy lại chặc lưỡi?

- Tôi thấy những người có tài thế mà đi làm giặc thì đáng buồn lắm. Dạ bẩm, giả thử tôi là đao phủ, phải chém những người như vậy, tôi nghĩ mà thấy tiêng tiếc.

- Chuyện triều đình quốc gia, chúng ta biết gì mà bàn bạc cho thêm lời. Nhỡ lại vạ miệng thì khốn…

(Nguyễn Tuân, Chữ người tử từ)

Câu 1. Đoạn trích trên được viết theo thể loại văn học nào?

Câu 2. Phương thức biểu đạt nào được sử dụng trong đoạn trích?

Câu 3. Chỉ ra nghĩa sự việc trong câu văn: “Dạ bẩm, thế ra y văn võ đều có tài cả. Chà chà!”.

Câu 4. Nêu rõ ý nghĩa của những từ ngữ mang nghĩa tình thái trong đoạn trích: Dạ bẩm, thế ra, chà chà, ờ, đáng, lắm, nhỡ lại.

LH
20 tháng 2 2020 lúc 8:25

1. Đoạn trích được viết theo thể loại truyện ngắn.

2. Phương thức biểu đạt chính của văn bản là tự sự.

3. Nghĩa sự việc trong câu "Dạ bẩm, thế ra y văn võ đều có tài cả. Chà chà" là thầy thơ lại ca ngợi Huấn Cao là người văn võ song toàn.

4. Nghĩa tình thái:

- Dạ bẩm: thưa gửi, kính trọng

- Thế ra: phát hiện ngạc nhiên

- Chà chà: cảm thán

- Ờ: đồng tình

- Lắm: nhiều, tuyệt đối

- Nhỡ lại: sự việc không may, tiếc nuối

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa

Các câu hỏi tương tự
HP
Xem chi tiết
HC
Xem chi tiết
LT
Xem chi tiết
DU
Xem chi tiết
QD
Xem chi tiết
PT
Xem chi tiết
NN
Xem chi tiết