Tham khảo:
Đất nước Việt Nam trải dài hơn 2000 cây số, phong cảnh nơi nào cũng đẹp đẽ, cuốn hút lòng người. Nếu du khách làm một cuộc hành trình xuyên Việt bằng tàu hoả từ Bắc vào Nam thì khi qua vùng duyên hải miền Trung, ắt hẳn sẽ ngạc nhiên và thích thú trước rừng dừa bạt ngàn chạy dài ven biển.
Ở dải đất miền Trung quê em, dừa là chủ yếu. Không biết cây dừa mọc trên đất này từ bao giờ và tại sao lại chọn vùng cát trắng, biển xanh là nơi sinh sôi phát triển? Cây dừa thân màu nâu sẫm. Trên thân có nhiều lớp bẹ dừa già đã rụng in thành dấu chi chít. Phía ngọn cây lá mọc thành vòng tròn, xoè đều. Những lá nhỏ màu xanh thẫm mọc nối tiếp nhau xuôi theo hai bên cuốn. Tàu dừa rộng cả mét và dài đến ba, bốn mét. Hoa dừa mọc thành từng chùm lớn, gồm nhiều hoa nhỏ như hạt lúa, màu trắng ngà, có mùi thơm diu nhẹ.
Dừa ra trái quanh năm. Trái kết thành từng quày. Bốn năm quày lớn, nhỏ chen xít nhau thành ngọn. Trái dừa tròn, phía đuôi hơi thon lại, màu xanh thẫm. Ngoài cùng là lớp vỏ dày, sơ bao bọc gáo cứng. Tiếp đó là lớp cùi trắng tinh, béo ngậy và trong cùng là nước dừa mát ngọt lành.
Rừng dừa quê em có nhiều loại khác nhau: Dừa xiêm thấp lè tè, trái tròn, nước ngọt; dừa nếp lơ lửng giữa trời, trái vàng xanh mơn mởn; dừa lửa trái to, vỏ xanh hồng…
Cây dừa mang lại rất nhiều lợi ích cho con người. Thân dừa làm máng nước, làm cầu bắt qua kênh mương, làm vật liệu chắn sóng và cát biển. Lá dừa được dùng để gói bánh, làm tranh lợp nhà, làm vật liệu trang trí trong những dịp lễ, Tết; cọng lá làm chổi, chẻ nhỏ làm vách. Xơ dừa làm thảm, bện dây rất tốt nhất là đối với người đánh cá vì dây dừa mềm, nhưng chắc, chịu mưa chịu nắng. Ngày nay, người ta lấy thân dừa và xơ dừa phơi khô, xay nhuyễn ra làm phân bón cây xanh rất tốt. Gáo dừa làm gáo, làm muôi, làm đồ thủ công trang trí mỹ nghệ đẹp tuyệt vời. Cùi dừa non làm bánh kẹo, làm mứt; cùi dừa già ép lấy dầu, sử dụng trong nhiều sản phẩm công nghiệp. Đặc biệt nước dừa ngọt mát là thứ nước giải khát tinh khiết thượng hạng, giàu chất bổ dưỡng, nhất là trong những ngày hè.
Trong rừng dừa xanh tốt bao thế hệ cây nối tiếp nhau. Bên cạnh gốc dừa lão bạc phếch màu thời gian là những gốc dừa tơ đang vươn lên mạnh mẽ. Cả không gian tràn ngập một màu xanh mát mắt. Trời xanh, nước xanh và dừa xanh kết hợp hài hoà tạo nên một khung cảnh êm đềm thơ mộng hiếm có. Gió thổi lồng lộng, những hàng dừa xào xạc vi vu ngân lên một bản đàn bất tận.
Dừa mọc khắp nơi, từ ven biển cho đến trong làng, mọc cả ngoài đồng, ngoài bãi. Dưới bóng dừa râm mát, người dân quê em vui sống một cuộc sống lao động, tuy vất vả nhưng yên bình biết mấy! Bởi vậy mà qua bao thế kỉ, cây dừa gắn bó thân thiết với cuộc sống vật chất và đời sống tinh thần của người dân quê em. Cây dừa mãi mãi song hành cùng với con người.
“Dừa xanh sừng sững giữa trời
Đem thân mình hiến cho đời thuỷ chung
Mỗi loài cây đều có tiếng nói riêng, có hương vị riêng. Nhưng cây dừa quê em với vẻ đẹp của nó đã đi vào thơ ca, nhạc hoạ. Đối với những người con xa xứ, hình ảnh rừng dừa bát ngát tượng trưng cho linh hồn của quê hương nên mỗi khi nghĩ đến một nỗi xúc động, bâng khuâng khó tả lại trào dâng.
Chúc bạn học tốt!
Tham khảo dàn ý :
1. Mở bài: Liên tưởng hình ảnh gợi nhớ đến loài cây em yêu quý, ví dụ: mùa lại về trong tiếng ve sầu nức nở gọi những cuộc chia tay, mỗi lần nghe tiếng ve kêu, tôi lại nhớ đến màu hoa phượng đỏ, loài cây đã gắn cả tuổi thơ tôi.
Tình cảm của bản thân dành cho loài cây ấy và giá trị tinh thần mà nó mang lại.
2. Thân bài
a. Biểu cảm về hình dáng, đặc điểm của loài cây
- Biểu cảm từ cái nhìn bao quát đến chi tiết
- Chọn những đặc điểm điển hình để nêu cảm nghĩ. Để tránh nhầm lẫn với văn miêu tả, khi biểu cảm về hình dáng đặc điểm của cây, cần dùng nhiều phương pháp gợi tả, nhân hóa, ẩn dụ và đưa tình cảm của mình vào.
+ Ví dụ biểu cảm về lá dừa: nếu có thể tôi muốn được ôm bàn tay uyển chuyển ấy để ngủ ngon lành trong giấc ban trưa.
+ Biểu cảm về hoa phượng: Có phải những ước mơ điểm 10 của lũ học trò đã hóa thân vào màu hoa phượng để hoa phượng cứ đỏ rực, tinh khôi…
b. Biểu cảm những đặc điểm của từng loại cây: gốc, vỏ, thân, cành, lá, hoa, quả…
- Biểu cảm về công dụng, vai trò của cây với cuộc sống và với bản thân em
+ Công dụng về thân, gốc, lá, hoa, quả…đối với đời sống người nông dân
+ Biểu cảm về vai trò của loài cây ấy với gia đình, trường học của em.
+ Giá trị tinh thần mà loài cây ấy mang lại
Hình ảnh trong thơ ca, âm nhạc, hội họa
Tình cảm thủy chung, gắn bó, son sắt…của loài cây với con người.
- Vai trò của loài cây với bản thân em
+ Người bạn tuổi thơ, gắn bó từng kỉ niệm
+ Dạy em bài học làm người, cùng em lớn lên..
3. Kết bài: Loài cây ấy có còn vị trí như ngày xưa nữa không. Khẳng định lại tình cảm của em dành cho loài cây dù thời gian đã ca nhưng kí ức tươi đẹp và những kỉ niệm mà cây mang lại vẫn trong lòng của em. Mở rộng vấn đề, mơ ước của em và hi vọng gắn với loài cây ấy.
Mỗi quê hương đều có những loại quả đặc trưng riêng, nếu như Thanh Hà, Hải Dương nổi tiếng với vải thiều thì quê hương tôi nỏi tiếng về quả bưởi. Ngay từ khi còn rất nhỏ tôi quá quen với hình ảnh những quả bưởi căng mọng trong vườn rồi. Khi đó chưa hiểu biết tôi chưa biết được những công dụng cũng như tính chất của bưởi quê tôi nhưng khi lớn lên rồi tôi mới nhận ra được hết những điều đó. Đối với tôi cũng như quê hương tôi, bưởi không chỉ là một thức quả ăn ngon ngọt, không chỉ là mặt hàng để buôn bán mà nó còn là một tự hào về cái chỉ có quê hương tôi mới có, mới ngon chuẩn vị bưởi.
Bưởi là cây họ vân hương. Tháng Giêng, Hai bưởi ra hoa; hoa trắng phau như cúc bạch ngọc, hương thơm ngào ngạt. Tháng 8, tháng 9 là mùa thu hoạch bưởi. Bưởi còn có một tên gọi khác đó là Bòng.
Hình quả bưởi nhìn chung là hình tròn, nó không phải dạng tròn xoe mà tròn theo cách nhìn chung ước lệ mà thôi. Những quả bưởi khi còn bé trông rất đáng yêu, nó chỉ nhỏ như một hạt đỗ màu xanh nhỏ nhắn khép nép trong những cánh hoa đang ngập ngừng chưa muốn rời cành bay đi. Khi to lên màu xanh đậm ấy được thay bằng một màu xanh dịu nhạt hơn, hiền hòa hơn những cái mắt trên quả bưởi cũng dễ nhìn thấy hơn. Bưởi càng to thì vỏ của nó càng trở nên căng mộng và xanh nhẹ nhàng hơn. Vượt qua, nếm trải biết bao nhiêu sương bình minh, biết bao những giọt mưa tươi mát, biết bao cái nắng hè oi ả nó đã lớn lên giống như một con người trưởng thành. Nhìn những quả bưởi to lông lốc chỉ muốn vặt xuống thưởng thức liền. Khi bưởi chín bưởi có màu vàng hoặc màu vàng chanh trông rất đẹp, những quả bưởi thi nhau líu cây nặng trĩu như đứa trẻ thơ cứ đùa nghịch nũng nịu với mẹ vậy. Khi ấy những tép bưởi đã căng mọng những nước và rất ngon, mùi của nó thì phảng phất khiến cho người ta si mê.
Công dụng của bưởi rất lớn, những quả bưởi to tròn căng mọng những nước trở thành mặt hàng được người dân ưa chuộng, với các chất có trong bưởi càng làm cho người ta thêm yêu thích nó. Nhưng thực chất vấn đề nằm ở chỗ không chỉ có những chất có lợi cho sức khỏe mà bưởi còn rất là ngon miệng, vị bưởi không phải quá ngọt, tùy từng quả có vị khác nhau. Có hai loại bưởi chua và bưởi ngọt, thì bưởi ngọt dễ ăn, còn bưởi chua thì phải ăn kèm với bột canh. Có một loại trung tính thì cũng rất dễ ăn vừa chua lại vừa có vị ngọt. Đó là công dụng lớn nhất của bưởi, là một loại hoa quả tốt cho sức khỏe. Không những thế bưởi còn là một loại quả không thể thiếu trong mâm ngũ quả những dịp tết đến xuân về, hay rằn trung thu của trẻ em. Ngoài ra cũng có rất nhiều mỹ phẩm chiết xuất từ bưởi có tác dụng tốt cho tóc. Đó là ngày nay kho khoa học công nghệ đã phát huy ra những sản phẩm ấy nhưng ngày xưa khi máy móc chưa phát triển tầm hiểu biết của con người còn hạn hẹp thì các bà các mẹ của chúng ta ngày xưa phơi khô vỏ bưởi rồi rồi đem đun lấy nước để gội đầu. Khi gội thì thấy rất thơm và còn vương mùi mãi đến ngày hôm sau vẫn còn phảng phất. Thêm nữa những vỏ bưởi khi được những người phụ nữ khéo tay bổ một cách vô cùng nghệ thuật không làm rách hết tất cả vỏ bưởi mà vẫn lấy được múi bưởi ra. Những vỏ bưởi ấy trở thành cái mũ cho lũ con nít chơi, đội lên đầu mà đùa nhau xưng vương xưng bá. Đó là một trong những kỉ niệm tuổi thơ mà tôi không thể nào quên. Nhưng trò đó đa số dành cho con trai mà thôi. Lũ con gái chúng tôi thì chơi một trò nữ tính hơn. Sau những mùa thu còn sót lại trên cây những quả bưởi lỡ thì, nó ra không đúng thời vụ, ra sau nên đành phải bỏ, nhưng tất cả những thứ ấy không bao giờ là bỏ đi cả. Làng quê là vậy mà không bao giờ lãng phi bất cứ cái gì. Và những quả bưởi con kia rõ ràng là vẫn có giá trị vẫn có công dụng của nó. Những quả bưởi chỉ bé bằng nắm tay ấy được đêm cho chúng tôi chơi chắt, chơi chuyền. Trò chơi này hiếm có nơi nào có vì nó cũng là một trò chơi dân gian hiếm hoi, không phổ biến như trò trốn tìm. Bằng những que tre được gót thon dài chúng tôi lấy những quả bưởi kia làm quả để tung lên đón rồi bắt lấy những cây chuyền kia. Như vậy đấy tất cả những công dụng của quả bưởi thật sự đến bây giờ tôi mới hiểu hết, à mà có thể là chưa hết vì giá trị của nó theo khoa học còn nhiều điều mà tôi phải học nữa.
Như vậy qua đây chúng ta đã hiểu thêm về những vẻ đẹp hình dáng từ ngoài vào trong cũng như những công dụng tốt đẹp của nó cho cuộc sống thân yêu của chúng ta. Làm sao quên được những đêm trung thu cùng bạn bè anh em gần xa phá cỗ, những múi bưởi thơm ngon mát mát đã là một thức quả không thể thiếu được. Nó dường như là một hương vị cần có của tuổi thơ mỗi con người vậy. Vì thế tôi cảm thấy rất hạnh phúc khi bưởi là một loại quả đặc trưng cho quê hương mình.
A. Mở bài:
- Giới thiệu về cây bưởi mà em biết.
- Cảm nhận về cây bưởi như thế nào?
B. Thân bài:
1. Biểu cảm về các đặc điểm của cây:
- Cây bưởi cao chừng năm mét.
– Lá bưởi non có màu xanh tươi, hơi nhọn, mỏng manh.
– Hoa bưởi trắng, năm cánh mịn, uốn cong xuống dưới.
– Mùi hương dịu nhẹ, tinh tế.
– Quả bưởi tròn, vỏ ngoài màu xanh
Em thích màu của lá cây...
Cây đơm hoa vào tháng... và hoa đẹp như...
Những trái cây lúc nhỏ... lúc lớn... và khi chín... gợi niềm say sưa hứng thú ra sao?
Miêu tả lại niềm thích thú khi được hái những trái cây và thưởng thức nó.
Mỗi khi mùa quả qua đi, trong em lại nhóm lên một cảm giác đợi mong mùa quả mới như thế nào?
Với riêng em, em thích nhất đặc điểm gì ở loài cây đó?
2. Có thể kể một kỉ niệm sâu sắc của bản thân với cây bưởi (ví dụ: kỉ niệm đầu tiên khiến em yêu thích loài cây đó...).
- Cảm nhận của bản thân:
+ Tôi yêu quý cây bưởi vì nó không chỉ là người bạn, người tri kỉ, mà nó là người cất giữ những kỉ niệm về thời thơ ấu, là người luôn dõi theo từng bước chân của tôi.
C. Kết bài:
- Khẳng định lại tình cảm yêu quý của em với cây bưởi.
- Tổng kết lại cảm nhận cây bưởi như thế nào?
“Những chiếc giỏ xe, chở đầy hoa phượng. Em chở mùa hè của tôi đi đâu…?”
Có lẽ, những ai đã trải qua thời học sinh đầy nghịch ngợm với biết bao là kỉ niệm đẹp, hồn nhiên, vô tư lự, đều biết đến loài cây mà hoa của nó được nhiều người mệnh danh cho, là “Hoa Học Trò”- Cây phượng. Đócũng là loài cây mà tôi vô cùng yêu quý.
Cây phượng vĩ trường tôii, nhìn từ xa, phượng có cái dáng đứng kiêu hãnh và cô độc khi mỗi độ hè về. Thân cây to, sần sùi, in ngang dọc những vết cắt đã khô mủ nhựa sau những lần phá phách của đám học trò. Rễ cây ăn sâu vào đất, có rễ trồi lên, đâm nứt toạc khoảng si măng, ngoằn ngoèo hình thù như con rắn, phô sức sống căng tràn, mãnh liệt. Những cành cây khẳng khiu, đâm nhánh, tỏa ra như ôm lấy góc sân nhỏ mà lũ chúng tôi, cái Ngọc, cái Thảo vẫn hay tụm năm, tụm ba ngồi ôn bài hay chuyện phiếm. Lá phượng nhỏ, như lá me, đối xứng nhau như xương cá, với màu xanh hút mắt, lòa xòa. Khi những cơn gió bất ngờ đổ ập cái bàn tay hung bạo của mình, dùng cái động tác như người lớn xoa đầu trẻ nhỏ, những chiếc lá nhỏ xíu lả tả rơi xuống như mưa thu, buồn buồn, nhàn nhạt.
Hè về, là khoảng thời gian hoa phượng khoe sắc. Bật lên giữa nền trời là một màu đỏ thắm của hoa phượng, như những đốm lửa nhỏ, lập lòe. Cánh phượng xòe to, những nhụy hoa vươn lên rồi cong mình, một màu nâu đỏ hơi vàng, mà chúng tôi vẫn thơ thẩn kiếm cho kì được để chơi “đá gà”, một trong những trò chơi một thời đầy trò nghịch dại. Hoa phượng mọc thành chùm, vươn cao trên những cành cây đón nắng. Những chùm phượng đỏ quay quắt với những kỉ niệm tuổi học trò hồn nhiên, vô tư lự. Đôi khi, một vài bông hoa phượng bị gió vô tình giật ra khỏi lòng mẹ, rơi lửng thửng, chậm chạp, từ tốn, những cánh hoa xoay xoay trong gió, vô tình rơi giữa cuốn lưu bút tặng nhau ngày chia tay của những học sinh cuối cấp hay khẽ khàng nằm giữa sân trường vắng lặng. Màu đỏ của cánh hoa vẫn đẹp, màu vàng của nắng như ướp lên đó vị mật sóng sánh. Tiếng ve, bản giao hưởng vọng đâu đó trên nhành xanh tít tắp và ngập tràn sắc đỏ. Gió mùa hè vẫn cứ thổi, đưa đi sắc nắng nhuộm cam và bông phượng đỏ trôi ngập ngừng sắc thắm, lửng thửng làm bâng khuâng đâu đó tiếng cười đùa còn in trên nền gạch hành lang dài hút mắt.nhưng chúng tôi phải chuẩn bị cho kỳ thi sắp tới. Lúc đó tôi rất căng thẳng nhưng khi nghĩ đến cây phượng với những đốm lửa nhỏ li ti lòng tôi tràn đầy nhiệt huyết, tự tin nghĩ mình sẽ vượt qua kì thi đầy khó khăn đó.
Rồi thời gian cũng trôi qua, ngày mà chúng tôi phải xa cách nhau. Phượng âm thầm, chứng kiến cảnh tượng chia tay xa cách, những giọt nước mắt long lanh. Cứ thế phượng thả những cánh hoa xuống đất, đếm từng giây từng phút xa cách học trò. Hoa phượng rơi, cứ rơi,… Hoa rạt rào lay động khi các bạn ra về. Hoa phượng xót xa, thương nhớ.
Học trò đã về hết, chỉ còn phượng ở lại một mình, phượng cô đơn giữa sân vắng. Phượng đứng canh gác nhà trường, sân trường, cổng trường . Hè đang yên vắng, mọi nơi đều buồn bã, trường ngủ, cây cối ngủ. Chỉ có hoa phượng thức đề làm vui cho cánh trường. Hoa phượng thức nhưng thỉnh thoảng cũng mệt nhọc, buồn bã, muốn lim dim, ngáp ngủ. Gió thổi qua nhè nhẹ, phượng giật mình, hoa rụng.
Ba tháng hè trôi qua, hôm nay đã là ngày khai trường, phượng chờ đợi, nhớ nhung để rồi vỡ òa vui sướng khi được gặp lại các bạn học sinh. Những học sinh cũ đến thăm trường, trong mắt họ là màu sắc đỏ rực cây phượng vĩ như những giọt nước mắt chứa đầy sự nhớ nhung mái trường, thầy cô, lớp học, bạn bè, những kỷ niệm thân thương đẹp đẽ dưới gốc phượng,…. Phượng đón chào các bạn cũ và vui vẻ chờ đợi gương mặt mới của trường. Đâu đâu cũng có tiếng cười nói vui vẻ,.
Có thể nói, phượng như là một người bạn, người đồng hành của chúng tôi, những cô cậu học trò vẫn còn ham chơi và nghịch như quỷ sứ. Nhưng phượng vẫn dịu dàng, ân cần, che chở và chứng kiến sự trưởng thành của chúng tôi. Dù có lớn lên hay xa mái trường cho đi nữa nhưng tôi vẫn không quên được những kỉ niệm tốt đẹp với cây phượng, với loài cây mang loài hoa chúng tôi vẫn ưu ái gọi: Hoa học trò.
mk tự làm nha