Bánh chưng- bánh giầy

NC

Đề 1:Miêu tả khu vườn nhà em vào một buổi sáng đẹp trời

Đề 2 :Tả một nhân vật mà em yêu thích trong truyện cổ tích

Đề 3 : Tả phiên chợ quê em

không chép mạng

LH
1 tháng 5 2018 lúc 13:20

đề nào ,1 hay 2 hay 3

Bình luận (0)
HS
6 tháng 6 2018 lúc 11:49

Đề 1:

Tôi vẫn nhớ mãi lần đầu tiên về quê. Lúc đó tôi sáu tuổi. Trên đường đi, mọi thứ thật mới mẻ làm sao. Khi xe đi trên đường làng, các khóm tre xanh rờn ôm lấy mái đình, mái chùa. Khi xe đỗ, mấy đứa em họ tôi từ trong làng chạy ùa ra. Đám trẻ dẫn mọi người vào nhà. Nhà ông bà không rộng nhưng lại sáng sủa, ấm cúng. Chào ông bà và thắp hương các cụ xong, tôi theo mấy đứa trẻ ra vườn nhà ông bà.

Ánh nắng vàng rực rỡ trùm lên khu vườn. Mây trôi lững lờ. Những vầng mây đó không đủ để che bớt cái nắng chói chang của ngày hè. Gió thổi nhè nhẹ. Khu vườn không rộng nhưng trồng nhiều loại cây, nhiều nhất là cây ăn quả. Mấy đứa em tôi bảo, ông yêu cây lắm, thấy cây nào lạ cũng đem về trồng.

Trong vườn, xanh nhất là cây dủ dẻ. Cây mọc thành bụi rậm, cao lút đầu trẻ con chúng tôi. Những chiếc lá cây màu xanh khoẻ khoắn, mình lá rất cứng, dày đều, cạnh lá trơn láng. Trong tán lá xanh rậm rạp ấy nở nhiều chùm hoa. Năm cánh hoa dủ dẻ màu vàng nhạt, không phải vàng chanh, vàng nghệ, mà là màu vàng của đất. Những cánh hoa rất dày, dày một cách bất thường như được nặn bởi bàn tay khéo léo của những người làm tò he. Hoa không sắc nhưng đầy hương. Dọc hàng rào là những khóm xương rồng cảnh, hoa đủ màu sắc. Góc vườn là cây mít to, sai trĩu quả. Thân cây nâu, có chỗ còn dòng nhựa trắng chảy ra. Cành mít đan xen, lá to như bàn tay người lớn. Từng quả mít nhỏ nằm chen chúc nhau. Hương mít thoang thoảng thật quyến rũ. Đến khi mít chín, quả xanh thẫm. Bên cạnh đó là bụi chuối. Mấy cây chuối mẹ, chuối con đứng quay quần ở góc vườn. Lá chuối to, xoè ra bốn phía, lá non cuộn tròn, dựng đứng lên như cuộn giấy. Lá chuối bóng láng, xanh tươi. Giàn hoa giấy vấn vít leo trên hiên nhà. Hoa màu đỏ thắm, lá xanh tươi. Cạnh hàng rào là một bụi hoa hồng đỏ thắm. Hoa hồng đỏ rực rỡ như muốn ganh đua với sắc đỏ chói chang của ánh mặt trời. Ong bay vòng quanh để lấy phấn hoa và lấy mật. Các chú bướm xanh, bướm trắng bay quanh trên các bông hoa. Mấy giò phong lan rực rỡ được treo trên hàng rào. Hoa phong lan mọc thành từng chùm mềm mại, có phong lan vàng như màu vàng của ánh nắng rực rỡ. Có cành lại trắng muốt, màu trắng của những làn mây. Giữa vườn là một cây nhãn xanh tốt. Hoa nhãn không thơm bằng hoa lan, hoa huệ nhưng tôi cảm nhận được cái mùi thơm phảng phất dịu nhẹ đó. Gần đó là cây ổi. Quả ổi tròn, to mọc thành từng chùm. Kế tiếp đó là mấy cây cau cao ngất ngưởng, thân thẳng đứng. Ông tôi còn trồng rất nhiều loại rau. Luống rau xanh được chia ra hai góc: một góc trồng để bán, một góc để ăn hằng ngày. Những cây rau đay lá xanh mướt. Những cây mùng tơi xoăn, ngọn nhô lên như những chiếc vòi voi bé xíu. Trong vườn, có vài đàn chim sẻ sà xuống ríu rít. Góc vườn phía sau là chỗ nuôi gà. Cô gà mái mơ thấy mồi kêu "tục tục" gọi đàn con lại. Mấy chú gà con rối rít chạy lại, tranh nhau mồi. Khi thấy chúng tôi, đám gà con hốt hoảng chạy về núp dưới cánh mẹ. Gà mẹ xù lông, kêu "quác quác" có ý bảo chúng tôi đi. Trên cành cây treo mấy lồng sáo. Con sáo lông đen mượt, mỏ vàng, chân chì lanh lợi trong chiếc lồng bằng nan tre. Mấy đứa nó bảo, con sáo này khôn lắm, bắt chước tiếng người tốt lắm. Cạnh vườn là ao cá. Trong ao, ông thả cá quả, cá rô, cá chép,… Thế mà tôi câu cả buổi mà chẳng thấy con nào cắn câu. Chị em tôi tha thẩn trong vườn, trò chuyện ríu rít. Nào là chuyện học hành, chuyện ở lớp, đủ thứ chuyện,…

Đã hơn năm giờ chiều, tôi sắp phải về Hà Nội. Khi về, ông bà lại đem quà quê. Nào nếp, nào lạc, gói cho mẹ tôi mỗi thứ một chút để cầm về. Mẹ tôi từ chối thế nào cũng không được. Tôi thích lũ trẻ con dễ gần, thích con đường quê vắng vẻ và đặc biệt là khu vườn nhà ông. Tôi ước mong sao trên thành phố cũng có nhiều khu vườn đẹp như khu vườn nhà ông tôi.



Bình luận (0)
HS
6 tháng 6 2018 lúc 11:50

LẬP DÀN Ý TẢ MỘT NHÂN VẬT TRONG TRUYỆN CỔ TÍCH
1. MỞ BÀI
Giới thiệu về nhân vật cổ tích: nhân vật Tấm trong chuyện cổ tích Tấm Cám

2. THÂN BÀI

Tả về ngoại hình của nhân vật Tấm Làn da trắng như trứng gà bóc Mái tóc dài đen nhánh được quấn gọn gàng trên cái mấn đội đầu Đôi mắt đen láy, dịu dàng, hiền từ Giọng nói nhẹ nhàng, thanh thoát Bộ quần áo màu nâu giản dị Tả những phẩm chất tốt đẹp của cô Tấm Từ nhỏ đã phải chịu cảnh mồ côi mẹ, bị dì ghẻ đối xử bất công, phải làm việc vất vả cả ngày Tấm là một người con hiếu thảo, một người con gái chăm chỉ, chịu thương chịu khó Tấm có sức sống tiềm tàng mãnh liệt, bị mẹ con dì ghẻ hãm hại nhiều lần nhưng đều tái sinh thần kì


3. KẾT BÀI
Cô Tấm hiền lành tiêu biểu cho những người nông dân thật thà, chất phác.

Bình luận (0)
HS
6 tháng 6 2018 lúc 11:50

BÀI LÀM TẢ MỘT NHÂN VẬT TRONG TRUYỆN CỔ TÍCH
“Tôi yêu truyện cổ nước tôi
Vừa nhân hậu lại tuyệt vời sâu xa”
Mỗi con người Việt Nam có ai lớn lên mà không gắn bó với những câu chuyện cổ tích. Khi còn bé, những câu chuyện cổ tích theo ta vào giấc ngủ, lúc trưởng thành, truyện cổ tích lại thành bài học theo ta suốt cuộc đời. Ta quên làm sao những nhân vật tuy chỉ là sản phẩm của trí tưởng tượng nhưng lại sống động lạ kì. Và trong tâm trí tôi, hình ảnh cô Tấm dịu hiền luôn để lại nhiều ấn tượng nhất.

Từ hồi còn nhỏ, câu chuyện cổ tích Tấm Cám đã luôn có sức hút đặc biệt đối với tôi. Tôi thương cô Tấm dịu hiền bao nhiêu thì căm ghét mẹ con Cám độc ác bấy nhiêu. Cô Tấm trong tâm trí tôi là một người con gái đoan trang, hiền lành, nết na. Cô có dáng người mảnh khảnh như cây mai, khuôn mặt tròn, đầy đặn, phúc hậu như trăng rằm. Làn da của cô thì trắng như trứng gà bóc. Đôi mắt cô đen láy, cái nhìn ánh lên sự dịu dàng, hiền từ, giọng nói nhẹ nhàng, thanh thoát như tiếng chim hót buổi sớm mai. Trên người cô chỉ là bộ quần áo nâu giản dị nhưng không hề làm mất đi vẻ xinh đẹp vốn có.

Tấm không chỉ đẹp người mà còn đẹp nết. Từ nhỏ cô đã phải chịu nhiều thiệt thòi vì mẹ mất sớm, dì ghẻ thì chỉ yêu thương Cám và đối xử bất công với cô. Tấm phải làm việc vất vả từ sáng đến tối do dì ghẻ đầy đọa cùng đứa em ích kỉ đùn đẩy, tuy vậy, cô chẳng bao giờ thở than lấy một lời, cố nén tất cả nhẫn nhịn, uất ức vào trong lòng. Tấm vừa là người con hiếu thảo, vừa là cô gái chăm chỉ, chịu thương chịu khó. Khi đã trở thành hoàng hậu, có một cuộc sống hạnh phúc, đủ đầy, hằng năm, Tấm vẫn nhớ tới ngày giỗ bố, biết bố thích ăn trầu, Tấm trèo lên cây hái một buồng cau để thắp hương bố. Bị mẹ con dì ghẻ hãm hại hết lần này đến lần khác nhưng Tấm vẫn tái sinh một cách kì diệu, có lúc Tấm hóa thân thành con chim vàng anh, có lúc lại biến thành cây xoan đào, khung cửi, quả thị. Cuối, cùng, sau bao khó khăn, thử thách, Tấm cũng có được hạnh phúc viên mãn, mẹ con dì ghẻ bị trừng trị thích đáng. Câu chuyện về cuộc đời cô Tấm làm em thấm thía hơn triết lí ở hiền gặp lành của ông cha ta. Những người hiền lành như cô Tấm dẫu có phải trải qua nhiều bất công, thử thách nhưng đến cuối vẫn sẽ có được một cuộc sống xứng đáng với những gì cô đã phải trải qua.

Cô Tấm hiền lành, chăm chỉ tiêu biểu cho những người nông dân thật thà, chất phác. Hình ảnh cô Tấm đã gắn liền với tuổi thơ của biết bao thế hệ, chiếm một vị trí quan trọng trong thời thơ ấu của mỗi người.

Bình luận (0)
HS
6 tháng 6 2018 lúc 11:50

“Quê hương là chùm khế ngọt”, phải chăng cách định nghĩa như vậy của nhà thơ Đỗ Trung Quân là bởi quê hương luôn là những gì rất gần gũi đơn sơ mà thân thuộc trong tâm tưởng của chúng ta. Đi về trong những gì mộc mạc êm đềm ấy của dáng quê, cảnh quê, hồn quê có lẽ có cả những phiên chợ quê thân thương, đẹp đẽ nữa.

Quê hương là nơi ta chôn rau cắt rốn, nơi ửng hồng gò má ta, là nơi ta cất tiếng khóc oa oa đầu tiên. Nơi đây, luôn gắn với những gì thân thuộc, hồn nhiên của ấu thơ. Trong số những kỉ niệm về miền quê thân thương hẳn không thể thiếu hình ảnh chúng ta lon ton chạy theo mẹ những ngày thơ bé khi đi chợ quê. Phiên chợ quê là dịp mọi người từ khắp nơi đổ về giao lưu, buôn bán gặp gỡ nhau. Những mặt hàng đa dạng, phong phú được bày bán trên từng gian hàng rất gọn gàng, theo một hệ thống sắp đặt chứ không hề lộn xộn. Nào rau, nào hoa, nào quả rồi các loại thực phẩm như thịt, cá, tôm, cua, tép hay những lồng ngan, gà, vịt cũng được hội tụ đầy đủ nơi đây. Mọi người nói chuyện, cười đùa rôm rả, tiếng mời bán, gọi mua, tiếng giao hàng, tiếng mặc cả tạo nên nhịp sôi động, huyên náo. Một thứ âm thanh rộn ràng của sự sống chứ không hề là vẻ êm đềm, yên ả như mọi khi. Những sạp hàng bán bánh rán, bánh cuốn, hay các gói xôi, cốc chè, bánh kẹo có lẽ luôn được mọi người kéo đến nhiều. Nhìn mọi người ngồi ăn trông mới vui vẻ, hạnh phúc. Tiếng cười nói, rò chuyện vui vẻ, dường như có sự quen thân trên những gương mặt tưởng như chưa từng gặp gỡ. Mọi người đều chung nhau ở tấm lòng quê chân thật, gần gũi, mộc mạc chứ không chút toan tính, xô bồ.

Những người bán hàng ra sức quảng cáo, mời gọi người mua. Người tiêu dùng, có lẽ đông đảo nhất là các bà, các mẹ, các chị, bởi họ là những người lo cho bữa ăn cả gia đình thì xúng xính vui vẻ cầm trên tay những chiếc làn nhỏ để đựng đồ. Các mặt hàng rất sặc sỡ, phong phú và bắt mắt, hấp dẫn người mua, trên mỗi gương mặt đều ánh lên nét tươi vui, thân mật. Tôi lại nhớ lại hình ảnh mình đâu đó, có một thời đã từng léo nhéo, nhí nhố chạy quanh chân mẹ đòi mua bánh rán, đòi mua những thức quà ngon lạ. Nó nhắc tôi một thuở từng hồn nhiên, ngây thơ, trong sáng thật tuyệt vời. Quê hương gắn với phiên chợ quê luôn là một nét văn hóa truyền thống rất đẹp, một lối đẹp xưa cũ, êm đềm, một nét đẹp rất riêng của những gì chân quê, mộc mạc mà đằm thắm.

Phiên chợ quê thân thương, đông vui, tấp nập chính là một nét đẹp trong những sinh hoạt văn hóa truyền thống của làng quê. Nơi có những con người bình dị, mộc mạc, có sự tươi vui của cuộc sống mới đầy náo nức, rộn ràng

BÀI VĂN MẪU MIÊU TẢ PHIÊN CHỢ QUÊ LỚP 6 HAY NHẤT
Hồi còn ấu thơ, ai mà chẳng một lần nhõng nhẽo được theo mẹ cùng đi chợ quê. Chợ là một phần quê hương, một phần kỉ niệm trong tâm tưởng của chúng ta. Chợ quê còn gắn liền với những thức quà giản dị mang hương vị của hương đồng gió nội.

Những người dân quê tôi đi chợ từ khi ông mặt trời vừa mới ló rạng sau lũy tre làng, tỏa những ánh mắt ấm áp đầu tiên xuống mặt đất. Cảnh đi chợ lúc nào cũng đông vui, làm nhộn nhịp con đường buổi sáng. Chợ cũng là nơi giao lưu, trao đổi, buôn bán chính của người dân trong làng. Chợ quê tôi tuy không lớn lắm nhưng lúc nào cũng thật đa dạng và phong phú với nhiều mặt hàng được bày bán. Ở đầu chợ là những gian hàng bán thực phẩm. Nào là những gian với rau củ quả xanh tốt, được người nông dân trồng tại chính vườn nhà mình: những bó rau ngót, rau muống, mùng tơi tươi tốt, những quả bầu, quả bí, cái bắp, súp lơ.. cùng với nhiều trái ăn quả khác được bày bán la liệt. Ở một gian khác là nơi bán thịt và cá. Những con cá béo mập nằm trong chậu quẫy đuôi làm nước bắn lên tung tóe. Những con gà, con vịt ở trong lồng giương mắt nhìn người mua. Bên cạnh gian bán thực phẩm là gian đồ dùng sinh hoạt gia đình. Ở đây có thể tìm thấy mọi đồ dùng, dụng cụ thường dùng trong cuộc sống hàng ngày. Tôi thích nhất là được mẹ dẫn qua gian bán quần áo, mua cho một bộ quần áo mới. Người ta có đủ những loại quần áo dành cho mọi đối tượng, mọi lứa tuổi. Ở cuối chợ là một gian chuyên bán đồ ăn. Có những bát phở, bát bún nóng hổi, những cốc chè ngon mát dành cho ngày hè nóng lực, những chiếc bánh rán, bánh mì vừa mới ra lò thơm ngon và béo ngậy.

Chợ lúc nào cũng đông vui, nhộn nhịp bởi tiếng nói cười của mọi người. Người bán thì ra sức mời chào, đâu đó vang lên tiếng mặc cả. Đó là thứ âm thanh gợi sự yên bình của một cuộc sống ấm no, trù phú. Ở chợ, tôi cũng bắt gặp những gương mặt thân thương, bình dị, hiền lành, chất phác của quê hương mình. Người đi chợ nhiều nhất vẫn là các bà, các chị. Họ là những người chăm lo chủ yếu cho sinh hoạt của gia đình. Ai cũng mong muốn mua được những thực phẩm thật tươi ngon để bữa ăn gia đình được phong phú mà vẫn đầy đủ chất dinh dưỡng. Những em bé nắm tay mẹ đi chợ thì thích nhất là được mua cho một thứ đồ chơi hay quà bánh. Nhìn cảnh tượng ấy, tôi lại thấy trong đó có bóng dáng của mình năm nào.

Chợ quê là một nét đẹp trong truyền thống văn hóa của người Việt Nam, là nơi lưu giữ những yên bình, mộc mạc của làng quê. Nhớ chợ quê, tôi nhớ một quê hương bình dị mà xiết bao thương mến.

Bình luận (0)

Các câu hỏi tương tự
H24
Xem chi tiết
HD
Xem chi tiết
NX
Xem chi tiết
NQ
Xem chi tiết
TX
Xem chi tiết
H24
Xem chi tiết
TG
Xem chi tiết
BG
Xem chi tiết
NH
Xem chi tiết