Bài viết số 3 - Văn lớp 9

AT

Đề 1: Hãy tưởng tượng mình gặp gỡ và trò chuyện với người lính lái xe trong tác phẩm “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” của Phạm Tiến Duật. Kể lại cuộc gặp gỡ và trò chuyện đó

Đề 2: Nhân ngày 20-11, kể lại cho các bạn nghe về một kỉ niệm đáng nhớ giữa mình với thầy, cô giáo cũ

Thời gian làm bài: từ 23/11 đến 5/12

Yêu cầu: Không cóp trên mạng xuống, chỉ dựa từ 5 => 10 ý hay thôi. Mình đã đọc hết các bài viết trên mạng rồi nên mọi người không gian lận được đâu nha

Cách thức nộp bài: Nộp bài dưới dạng tin nhắn.Vì hộp tin nhắn có giới hạn chữ cái nên gửi từng đoạn cho mình (tức là gửi đoạn này hết chỗ xuống dòng thì gửi tiếp cái khác). Chứ đừng trả lời trên câu hỏi nhé, như vậy sẽ lộ quyền riêng tư và coi như bạn đã đăng lên mạng rồi

Phần thưởng: Mình sẽ tặng bạn nào gửi bài làm hay nhất 1 thẻ cào điện thoại Viettel 10K (nếu bài các bạn hay hơn so với yêu cầu thì mình sẽ hậu tạ card điện thoại Viettel 20K). Mình sẽ gửi trực tiếp qua hộp thư

TS
4 tháng 12 2017 lúc 18:53

"Không có kính không phải vì xe không có kính
Bom giật bom rung kính vỡ đi rồi..."
Tôi lim dim cố nhẩm bài thơ cho thuộc... Bỗng một bàn gân guốc đặt lên vai tôi và giọng ngâm thơ trầm ấm:
"Ung dung buồng lái ta ngồi
Nhìn đất, nhìn trời, nhìn thẳng..."
Tôi quay phắt lại, hóa ra là ông Năm ở làng bên.
- Cháu chào ông ạ! Ông kiếm ông nội cháu phải không ạ?
- Ừ! Cháu đang học bài thơ này à?
- Dạ! Cháu đang học thuộc lòng ạ!
- Ha ha... Cháu có hiểu gì về người lính lái xe Trường Sơn không?
Tôi gãi đầu, gãi tai, không biết nên trả lời sao. Ông Năm ân cần vỗ vai tôi bảo:
- Cháu ạ! Muốn nhập tâm một cái gì đó, trước hết ta phải hiểu nó, hiểu rồi thì rất dễ thuộc. Học thơ cũng thế!
Tôi thầm nghĩ, không biết hôm nay ông Năm bị ai nhập hay sao ấy mà triết lí ghê. Bình thường, tôi thấy ông ít nói, gặp ông nội tôi, hai người chỉ uống trà, đánh cờ, lâu lâu lại phá lên cười thôi mà.
- Cháu nghĩ gì thế? Cháu biết, ta là ai không? Ta là một trong các anh lính lái xe Trường Sơn trong thơ “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” của nhà thơ Phạm Tiến Duật, bài thơ mà cháu đang đọc đó!
Tôi hơi hồ nghi nhưng cũng rất mừng:
- Thật sao ông? Ông kể cho cháu nghe về chuyện của ông đi!
Trong lúc nhấp li trà chờ nội tôi, ông Năm với ánh mắt xa xăm kể cho tôi nghe về tiểu đội xe không kính.
...
- Câu chuyện của người lính lái xe Trường Sơn:
+ Đó là những năm 69, 70 của thế kỉ 20, khi cuộc kháng chiến chống Mĩ đến hồi khốc liệt nhất. Những chiếc xe vận tải chở hàng ra tiền tuyền bị bom đạn kẻ thù phá nát, không phải một xe, hai xe mà rất nhiều xe. Người chỉ huy đã đưa ra ý tưởng, thành lập tiểu đội xe không kính. Ai là người lái những chiếc xe đó? Đã có rất nhiều cánh tay giơ lên quyết tử cho tổ quốc quyết sinh. và tiểu đội của ông gồm 12 người, 12 chiếc xe không kính, không đèn, không mui xe... (tưởng tượng viết tiếp).
+ Ông Phạm tiến Duật lúc đó là một nhà thơ chiến sĩ, ông đã sáng tác bài thơ này, rồi chuyền tay nhau đọc và hào khí chiến đấu, chiến thắng nung nấu trong lòng người lính trẻ. Sau này, không phải một tiểu đội mà rất nhiều tiểu đội xe không kính. Đúng là:
Xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước
Mà lòng phơi phới dậy tương lai
+ Ngồi trên xe không kính chạy với tốc độ nhanh sẽ cảm nhận được (...).
+ Người lính vẫn ung dung, đường hoàng với phong thái lạc quan, yêu đời, hồn nhiên của những người lính trẻ. Không có kính ừ thì có bụi. Bụi làm cho tóc xanh hóa thành tóc trắng. Không cần rửa vẫn phì phèo châm điếu thuốc, mặt lấm lem nhưng vẫn sảng khoái nụ cười.
+ Hành quân trong mưa rừng xối xả, xe không kính ừ thì ướt áo. Không cần thay, mưa ngừng, gió lùa khô mau thôi.
+ Xe không kính, đồng đội gặp nhau thạt tiện lợi, bắt tay qua cửa kính vỡ khỏi cần nhảy xuống xe. Chỉ cái bắt tay thôi nhưng ấm áp tình đồng chí, đồng đội.
+ Phút dừng chân ngắn ngủi là lúc anh em quây quần bên nhau, cùng nhóm bếp Hoàng Cầm. Cháu biết bếp Hoàng Cầm là như thế nào không? (...)
+ Bom đạn Mĩ đã làm cho những chiếc xe biến hình, dị dạng đến thảm hại, nhưng quyết tâm chiến đấu và chí khí anh hùng của người lính không có bom đạn quân thù nào có thể làm lay chuyển được (...)
- Suy nghĩ của nhân vật tôi:
+ Nghe ông kể say sưa với lòng nồng nàn yêu nước, tôi như được sống trong không khí hào hùng của một thời máu lửa. Đúng vậy! “Có một trái tim”, chiếc xe thành một cơ thể sống, thành một khối thống nhất với người chiến sĩ. Ta hiểu vì sao cả đoàn xe có thể vượt qua dãy Trường Sơn khói lửa. Bởi cội nguồn sức mạnh của nó kết tụ lại cả trong trái tim gan góc, kiên cường, giàu bản lĩnh và chan chứa yêu thương.

Bình luận (1)