Chương I. Các loại hợp chất vô cơ

HN

: Dẫn từ từ 5,6 lít khí CO2 (đktc) qua 200 gam dung dịch NaOH 8%. Tính khối lượng muối tạo thành sau phản ứng.

DẠNG : Bài toán liên quan đến chất dư.

Bài 1:Cho 200 gam dung dịch NaOH 25% tác dụng với 100 gam dung dịch HCl 36.5%. Tính khối lượng muối tạo thành sau phản ứng.

Bài 2:Trộn 100ml dung FeCl2 2M với một 100g dung dịch NaOH 20%. Lọc hỗn hợp các chất sau phản ứng được kết tủa và nước lọc. Nung kết tủa (trong bình kín) đến khối lượng không đổi.

a) Viết các phương trình hóa học xảy ra?

b) Tính khối lượng chất rắn sau khi nung?

c) Tính khối lượng các chất tan trong dung dịch lọc?

Bài 3: Hòa tan 5,4 gam nhôm bằng 150 ml dung dịch HCl 2M. Sau phản ứng lọc tách thu được chất rắn A và dung dịch B.

a.Tính khối lượng của A.

b. Tính nồng độ CM của dung dịch B.

Bài 4: Trộn 150 gam dung dịch Ba(OH)2 28,5% với 200 gam dung dịch Na2CO3 9,4%.

a.Sau phản ứng chất nào còn dư, dư bao nhiêu gam

b.Tính khối lượng kết tủa thu được sau phản ứng.

DẠNG : Bài toán tăng giảm khối lượng

Bài 1: ngâm một thanh Nhôm vào dd Sắt (II) sunfat. Sau một thời gian, lấy thanh Nhôm ra rửa nhẹ, làm khô và cân thì thấy khối lượng thanh tăng 1,14g. hỏi khối lượng Nhôm sunfat tạo thành và khối lượng Sắt (II) sun fat tham gia pư?

Bài 2: ngâm một lá Nhôm trong 250ml dd AgNO3 0,24M. sau một thời gian pư người ta nhận thấy khối lượng lá Nhôm tăng thêm 2,97g.

a.tính khối lượng nhôm tham gia pư và khối lượng Bạc sinh ra?

b.Tính nồng đô CM các chất có trong dd sau pư. Biết thể tích dd thay đổi không đáng kể?

Bài 3: nhúng 1 lá sắt có khối lượng 29g vào dd đồng (II) sunfat. Sau khi kết thúc pư, lấy lá sắt ra rửa nhẹ, làm khô và can nặng 31g. tính k.l lá sắt tham gia pư và k.l đồng tạo thành?

DẠNG : Bài toán hỗn hợp.

Bài 1: Hòa tan 20 g hỗn hợp 2 ôxit CuO và Fe2O3 cần vừa đủ 200ml dung dịch HCl 3.5M

a, Viết phương trình phản ứng xảy ra, tính thành phần % theo khối lượng của mỗi ôxit trong hỗn hợp.

b, Tính khối lượng muối sinh ra sau phản ứng.

(Biết Cu = 64; Fe =56; O = 16; Cl = 35,5)

Bài 2: Cho 10.5 gam hỗn hợp 2 kim loại Cu, Zn vào dung dịch H2SO4 loàng dư người ta thu được 2.24 lit khí (đktc).

a) Viết phương trình hóa học.

b) Tính khối lượng chất rắn còn lại sau phản ứng.

Bài 3: Hòa tan hoàn toàn 11,9g hh hai kim loại Al, Zn vào dd axit H2SO4 loãng thu được 8,96 lít khí H2 (đktc).Xác định tp% về k.l của Nhôm và Kẽm trong hh?

Bài 4: Cho 22,8gam một hh gồm Al2O3 và Mg t/d vừa đủ với dd axit H2SO4 49,8%.Thu được 2,24 lít khí đktc. Tính khối lượng mỗi chất trong hỗn hợp đầu.

LL
29 tháng 4 2020 lúc 20:33

Dẫn từ từ 5,6 lít khí CO2 (đktc) qua 200 gam dung dịch NaOH 8%. Tính khối lượng muối tạo thành sau phản ứng.

Trả lời :

\(n_{CO_2}=\frac{5,6}{22,4}=0,25\left(mol\right)\)

\(n_{NaOH}=\frac{200.8}{100.40}=0,4\left(mol\right)\)

Đặt tỉ lệ : \(T=\frac{n_{NaOH}}{n_{CO_2}}=\frac{0,4}{0,25}=1,6\)

=> Dung dịch sau có 2 muối : \(NaHCO_3;Na_2CO_3\)

Đặt \(\left\{{}\begin{matrix}n_{Na_2CO_3}=a\\n_{NaHCO_3}=b\end{matrix}\right.\)

Theo bài ra ta có : \(\left\{{}\begin{matrix}a+b=0,25\\2a+b=0,4\end{matrix}\right.\Rightarrow\left\{{}\begin{matrix}a=0,15\left(mol\right)\\b=0,1\left(mol\right)\end{matrix}\right.\)

\(\Rightarrow m_{Muoi}=m_{NaHCO_3}+m_{Na_2CO_3}=0,15.84+0,1.106=23,2\left(g\right)\)

Bình luận (0)
BT
28 tháng 4 2020 lúc 9:27

Bạn chia nhỏ câu hỏi ra !

Bình luận (0)
LL
29 tháng 4 2020 lúc 21:21

Bài 1:Cho 200 gam dung dịch NaOH 25% tác dụng với 100 gam dung dịch HCl 36.5%. Tính khối lượng muối tạo thành sau phản ứng.

Trả lời:

\(n_{NaOH}=\frac{200.25}{100.40}=1,25\left(mol\right)\)

\(n_{HCl}=\frac{100.36,5}{100.36,5}=1\left(mol\right)\)

\(NaOH+HCl-->NaCl+H_2O\)

1__________1__________1

=>NaOH dư

=>\(m_{NaCl}=1.58,5=58,5\left(g\right)\)

Bài 2:Trộn 100ml dung FeCl2 2M với một 100g dung dịch NaOH 20%. Lọc hỗn hợp các chất sau phản ứng được kết tủa và nước lọc. Nung kết tủa (trong bình kín) đến khối lượng không đổi.

a) Viết các phương trình hóa học xảy ra?

\(FeCl_2+2NaOH-->2NaCl+Fe\left(OH\right)_2\downarrow\)

0,2______0,4______________0,4_______0,2

\(Fe\left(OH\right)_2-to->FeO+H_2O\)

0,2______________0,2

b) Tính khối lượng chất rắn sau khi nung?

\(n_{FeCl_2}=0,1.2=0,2\left(mol\right)\)

\(n_{NaOH}=\frac{100.20}{100.40}=0,5\left(mol\right)\)

=>NaOH dư

=> \(m_{FeO}=0,2.72=14,4\left(g\right)\)

c) Tính khối lượng các chất tan trong dung dịch lọc?

\(n_{NaOH}\)pứ =\(2n_{FeCl_2}=0,2.2=0,4\left(mol\right)\Rightarrow n_{NaOH}\)\(=0,5-0,4=0,1\left(mol\right)\)

\(\Rightarrow m_{NaOH}du=0,1.40=4\left(g\right)\)

\(\Rightarrow m_{NaCl}=0,4.58,5=23,4\left(g\right)\)

Bài 3: Hòa tan 5,4 gam nhôm bằng 150 ml dung dịch HCl 2M. Sau phản ứng lọc tách thu được chất rắn A và dung dịch B.

a.Tính khối lượng của A.

\(2Al+6HCl-->2AlCl_3+3H_2\uparrow\)

0,1______0,3_________0,1_____0,15

\(n_{Al}=\frac{5,4}{27}=0,2\left(mol\right)\)

\(n_{HCl}=0,15.2=0,3\left(mol\right)\)

=>Chất rắn A là Al dư

=>\(m_A=0,1.27=2,7\left(g\right)\)

b. Tính nồng độ CM của dung dịch B.

\(C_{M_{AlCl_3}}=\frac{0,15}{0,15}=1\left(M\right)\)

Bài 4: Trộn 150 gam dung dịch Ba(OH)2 28,5% với 200 gam dung dịch Na2CO3 9,4%.

a.Sau phản ứng chất nào còn dư, dư bao nhiêu gam

\(Ba^{2+}+CO_3^{2-}-->BaCO_3\)

0,2______0,2__________0,2

\(n_{Ba^{2+}}=n_{Ba\left(OH\right)_2}=\frac{150.28,5}{100.171}=0,25\left(mol\right)\)

\(n_{CO_3^{2-}}=n_{Na_2CO_3}=\frac{200.9,4}{100.106}=0,2\left(mol\right)\)

=> \(Ba\left(OH\right)_2\)

=> \(n_{Ba\left(OH\right)_2du}=0,25-0,2=0,05\left(mol\right)\)

=>\(m_{Ba\left(OH\right)_2du}=0,05.171=8,55\left(g\right)\)

b.Tính khối lượng kết tủa thu được sau phản ứng.

\(m_{BaCO_3}=0,2.197=39,4\left(g\right)\)

DẠNG : Bài toán tăng giảm khối lượng

Bài 1: ngâm một thanh Nhôm vào dd Sắt (II) sunfat. Sau một thời gian, lấy thanh Nhôm ra rửa nhẹ, làm khô và cân thì thấy khối lượng thanh tăng 1,14g. hỏi khối lượng Nhôm sunfat tạo thành và khối lượng Sắt (II) sun fat tham gia pư?

\(2Al+3FeSO_4-->Al_2\left(SO_4\right)_3+3Fe\)

0,01___________________0,005______0,015

Cứ 1 mol Al phản ứng khối lượng thanh tăng 3.56-2.27=114(g)

x__________________________________1,14(g)

=> x=0,01(mol)

=> \(m_{Al_2\left(SO_4\right)_3}=0,005.342=1,71\left(g\right)\)

=> \(m_{Fe}=0,015.56=0,84\left(g\right)\)

Bài 2: ngâm một lá Nhôm trong 250ml dd AgNO3 0,24M. sau một thời gian pư người ta nhận thấy khối lượng lá Nhôm tăng thêm 2,97g.

a.tính khối lượng nhôm tham gia pư và khối lượng Bạc sinh ra?

\(Al+3AgNO_3-->Al\left(NO_3\right)_3+3Ag\)

0,01___0,03___________0,01_______0,03

Cứ 1 mol Al pứ khối lượng tăng 3.108-27=297(g)

x______________________2,97(g)

=> x=0,01

=>\(m_{Al}=0,01.27=0,27\left(g\right)\)

=> \(m_{Ag}=0,03.108=3,24\left(g\right)\)

b.Tính nồng đô CM các chất có trong dd sau pư. Biết thể tích dd thay đổi không đáng kể?

\(n_{AgNO_3}\)ban đầu = 0,25.0,24=0,06(mol)

=> \(n_{AgNO_3du}=0,06-0,03=0,03\left(mol\right)\)

=> \(C_{M_{AgNO_3du}}=\frac{0,03}{0,25}=0,12\left(M\right)\)

=> \(C_{M_{Al\left(NO_3\right)_3}}=\frac{0,01}{0,25}=0,04\left(M\right)\)

Bài 3: nhúng 1 lá sắt có khối lượng 29g vào dd đồng (II) sunfat. Sau khi kết thúc pư, lấy lá sắt ra rửa nhẹ, làm khô và can nặng 31g. tính k.l lá sắt tham gia pư và k.l đồng tạo thành?

\(Fe+CuSO_4-->FeSO_4+Cu\)

0,25_______________________0,25

Cứ 1 mol Fe pứ khối lượng tăng 64-56=8(g)

x|______________________31-29=2(g)

=>x=0,25(mol)

=>\(m_{Fe}pu=0,25.56=14\left(g\right)\)

=> \(m_{Cu}=0,25.64=16\left(g\right)\)

DẠNG : Bài toán hỗn hợp.

Bài 1: Hòa tan 20 g hỗn hợp 2 ôxit CuO và Fe2O3 cần vừa đủ 200ml dung dịch HCl 3.5M

a, Viết phương trình phản ứng xảy ra, tính thành phần % theo khối lượng của mỗi ôxit trong hỗn hợp.

\(CuO+2HCl-->CuCl_2+H_2O\)

\(Fe_2O_3+6HCl-->2FeCl_3+3H_2O\)

Đặt \(\left\{{}\begin{matrix}n_{CuO}=a\\n_{Fe_2O_3}=b\end{matrix}\right.\)

\(n_{HCl}=0,2.3,5=0,7\left(mol\right)\)

Theo bài ra : \(\left\{{}\begin{matrix}80a+160b=20\\2a+6b=0,7\end{matrix}\right.\Rightarrow\left\{{}\begin{matrix}a=0,05\left(mol\right)\\b=0,1\left(mol\right)\end{matrix}\right.\)

=> \(\%m_{CuO}=\frac{0,05.80}{20}.100=20\%\Rightarrow\%m_{Fe_2O_3}=100-20=80\%\)

b, Tính khối lượng muối sinh ra sau phản ứng.

\(m_{muoi}=m_{CuCl_2}+m_{FeCl_3}=0,05.135+0,1.162,5=23\left(g\right)\)

Bài 2: Cho 10.5 gam hỗn hợp 2 kim loại Cu, Zn vào dung dịch H2SO4 loàng dư người ta thu được 2.24 lit khí (đktc).

a) Viết phương trình hóa học.

\(Zn+H_2SO_4-->ZnSO_4+H_2\)

0,1________________________0,1

b) Tính khối lượng chất rắn còn lại sau phản ứng.

\(n_{H_2}=\frac{2,24}{22,4}=0,1\left(mol\right)\)

\(\Rightarrow m_{Zn}=0,1.65=6,5\left(g\right)\Rightarrow m_r=m_{Cu}=10,5-6,5=4\left(g\right)\)

Bài 3: Hòa tan hoàn toàn 11,9g hh hai kim loại Al, Zn vào dd axit H2SO4 loãng thu được 8,96 lít khí H2 (đktc).Xác định tp% về k.l của Nhôm và Kẽm trong hh?

\(2Al+3H_2SO_4-->Al_2\left(SO_4\right)_3+3H_2\)

\(Zn+H_2SO_4-->ZnSO_4+H_2\)

\(n_{H_2}=\frac{8,96}{22,4}=0,4\left(mol\right)\)

Đặt \(\left\{{}\begin{matrix}n_{Al}=a\\n_{Zn}=b\end{matrix}\right.\)

Theo bài ra :

\(\left\{{}\begin{matrix}27a+65b=11,9\\\frac{3}{2}a+b=0,4\end{matrix}\right.\Rightarrow\left\{{}\begin{matrix}a=0,2\left(mol\right)\\b=0,1\left(mol\right)\end{matrix}\right.\)

Bài 4: Cho 22,8gam một hh gồm Al2O3 và Mg t/d vừa đủ với dd axit H2SO4 49,8%.Thu được 2,24 lít khí đktc. Tính khối lượng mỗi chất trong hỗn hợp đầu.

\(Al_2O_3+3H_2SO_4-->Al_2\left(SO_4\right)_3+3H_2O\)

\(Mg+H_2SO_4-->MgSO_4+H_2\)

Đặt \(\left\{{}\begin{matrix}n_{Al_2O_3}=a\\n_{Mg}=b\end{matrix}\right.\)

Theo bài ra : \(\left\{{}\begin{matrix}102a+24b=22,8\\b=0,1\left(mol\right)\end{matrix}\right.\)

=> \(\%m_{Mg}=\frac{0,1.24}{22,8}.100=10,53\%\Rightarrow\%m_{Al_2O_3}=100-10,53=89,47\%\)

Bình luận (0)

Các câu hỏi tương tự
NN
Xem chi tiết
NM
Xem chi tiết
MT
Xem chi tiết
DT
Xem chi tiết
LP
Xem chi tiết
KK
Xem chi tiết
HH
Xem chi tiết
HN
Xem chi tiết
GM
Xem chi tiết