Chỉ chứng minh được với điều kiện \(n\in N\)* (với \(n\) nguyên âm thì hiển nhiên quy luật trên tử số có vấn đề về mặt sắp xếp, \(n+1< n+2\) nhưng \(n+1>2n\) , còn với n không nguyên thì nó chẳng có quy luật nào cho tử số cả, \(n=0\) thì hmmm, tử số ko có quy luật nhưng chắc chắn =0)
Ta sử dụng quy nạp:
- Với \(n=1\Rightarrow x=\frac{2}{2^1}=1\) nguyên (đúng)
- Với \(n=2\Rightarrow x=\frac{3.4}{2^2}=3\) nguyên (đúng)
- Giả sử \(x\) là số nguyên với \(n=k\) tức là:
\(\frac{\left(k+1\right)\left(k+2\right)...\left(2k-1\right)2k}{2^k}\) nguyên
- Ta cần chứng minh \(x\) cũng nguyên với \(n=k+1\)
Thật vậy, khi đó:
\(x=\frac{\left(k+2\right)\left(k+3\right)...\left(2k+1\right)\left(2k+2\right)}{2^{k+1}}=\frac{\left(k+1\right)\left(k+2\right)...2k}{2^k}.\frac{\left(2k+1\right)\left(2k+2\right)}{2.\left(k+1\right)}\)
\(=\frac{\left(k+1\right)\left(k+2\right)...2k}{2^k}.\left(2k+1\right)\)
Do \(\frac{\left(k+1\right)\left(k+2\right)...2k}{2^k}\) nguyên và \(2k+1\) nguyên
\(\Rightarrow x=\frac{\left(k+1\right)\left(k+2\right)...2k}{2^k}\left(2k+1\right)\) nguyên (đpcm)
Nguyễn Việt Lâm, DƯƠNG PHAN KHÁNH DƯƠNG,..