Bài 1: Hàm số lượng giác

BT

chứng minh rằng mọi giao điểm của đường thẳng xác định bởi phương trình y = \(\frac{x}{3}\) với đồ thị của hàm số y = \(\sin x\) đều cách gốc tọa độ một khoảng nhỏ hơn \(\sqrt{10}\) .

H24
5 tháng 9 2016 lúc 20:57

Bạn tự vẽ hình nhé !

* Cách 1 : Đường thẳng \(y=\frac{x}{3}\) đi qua các điểm E( - 3 ; - 1 ) và F ( 3 ; 1 )

Chỉ có đoạn thẳng EF của đường thẳng đó nằm trong dải { ( x ; y ) | - 1 \(\leq\)  y \(\leq\) 1 } ( dải này chứa đô thị của hàm số y = sinx ).

Vậy các giao điểm của đường thẳng \(y=\frac{x}{3}\) với đô thị của hàm số y = sinx phải thuộc đoạn thẳng EF ; mọi điểm của đoạn thẳng này cách O một khoảng không dài hơn \(\sqrt{9+1}=\sqrt{10}\)

( và rõ ràng E , F không thuộc đô thị của hàm số y = sinx ).

* Cách 2 : Gọi A( x0 ; yo ) là giao điểm của đồ thị hàm số y = sinx vậy y = \(\frac{x}{3}\)

Ta có : \(y_0=sinx_0=>\left|y_0\right|\le1\)  

           \(sinx_0=\frac{x_0}{3}=>x_0=3sinx_0=>\left|x_0\right|\le3\)

Khoảng cách từ A( x0 ; y0 ) đến gốc tọa độ O là

        \(OA=\sqrt{x^2_0}+y^2_0\le\sqrt{\left(3sinx_0\right)^2+y^2_0}\)

                                       \(\le\sqrt{\left(3\right)^2+1^2}=\sqrt{10}\)

Bình luận (0)

Các câu hỏi tương tự
BT
Xem chi tiết
BT
Xem chi tiết
BT
Xem chi tiết
BT
Xem chi tiết
BT
Xem chi tiết
BT
Xem chi tiết
BT
Xem chi tiết
BT
Xem chi tiết
BT
Xem chi tiết