Ôn thi vào 10

ND

Cho Δ EMF vuông tại M có đường cao MI. Vẽ IB ⊥ ME, IQ ⊥ MF

a) Cho biết ME=4cm.Sin góc MFE = \(\dfrac{3}{4}\).Tính EI,EF,MI

b)Chứng minh MP.PE+MQ.QF=MI2

NT
2 tháng 7 2021 lúc 17:14

Sửa đề: IP\(\perp\)ME

a) Xét ΔMEF vuông tại M có 

\(\sin\widehat{MFE}=\dfrac{ME}{EF}\)

\(\Leftrightarrow\dfrac{4}{EF}=\dfrac{3}{4}\)

hay \(EF=\dfrac{16}{3}\left(cm\right)\)

Áp dụng hệ thức lượng trong tam giác vuông vào ΔMEF vuông tại M có MI là đường cao ứng với cạnh huyền EF, ta được:

\(ME^2=EI\cdot EF\)

\(\Leftrightarrow EI=16:\dfrac{16}{3}=16\cdot\dfrac{3}{16}=3\left(cm\right)\)

Áp dụng định lí Pytago vào ΔMIE vuông tại I, ta được:

\(ME^2=MI^2+IE^2\)

\(\Leftrightarrow MI^2=4^2-3^2=16-9=7\)

hay \(MI=\sqrt{7}\left(cm\right)\)

b) Áp dụng hệ thức lượng trong tam giác vuông vào ΔMIE vuông tại I có IP là đường cao ứng với cạnh huyền ME, ta được:

\(IP^2=MP\cdot PE\)

Áp dụng hệ thức lượng trong tam giác vuông vào ΔMIF vuông tại I có IQ là đường cao ứng với cạnh huyền MF, ta được:

\(IQ^2=MQ\cdot QF\)

Xét tứ giác MQIP có 

\(\widehat{MQI}=90^0\)

\(\widehat{MPI}=90^0\)

\(\widehat{QMP}=90^0\)

Do đó: MQIP là hình chữ nhật(Dấu hiệu nhận biết hình chữ nhật)

Suy ra: \(\widehat{QIP}=90^0\) và QP=MI

Áp dụng định lí Pytago vào ΔQIP vuông tại I, ta được:

\(QP^2=IP^2+IQ^2\)

\(\Leftrightarrow PE\cdot PM+QM\cdot QF=MI^2\)

Bình luận (0)

Các câu hỏi tương tự
KT
Xem chi tiết
H24
Xem chi tiết
ND
Xem chi tiết
H24
Xem chi tiết
H24
Xem chi tiết
H24
Xem chi tiết
H24
Xem chi tiết
HM
Xem chi tiết
HW
Xem chi tiết